Theo quy mô vốn huy động:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai (Trang 48 - 57)

Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai tuy mới đi vào hoạt động được gần 5 năm nhưng đã có quan hệ với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nguồn vốn lớn được duy trì cơ cấu nguồn vốn đáp ứng đủ vốn cho kinh doanh. Tổng số vốn huy động được qua các năm liên tục tăng.

Từ năm 2006 đến 2008 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là tương đối tốt, Chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của mỗi thời điểm. Ta có biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn như sau:

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn

Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Chi nhánh Hoàng Mai năm 2006 – 2008)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Năm 2006 nguồn vốn đạt 916,89 tỷ đồng.

- Năm 2007 nguồn vốn đạt 1.258 tỷ đồng, tăng 368 tỷ đồng so với năm 2006 - Năm 2008 nguồn vốn đạt 1.528 tỷ đồng tăng 243 tỷ so với năm 2007, tỷ lệ

tăng là 18,91%.

Như vậy, nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng liên tục tăng qua các năm, giai đoạn sau tăng nhiều hơn giai đoạn trước. Cụ thể là giai đoạn 2007 – 2008 tăng nhiều hơn so với giai đoạn 2006 – 2007. Đây là một dấu hiệu hoạt động tốt của Ngân hàng. Để có được kết quả này là do Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện

pháp phù hợp và đồng bộ và không thể không kể đến sự đóng góp hết mình của đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh.

2.2.2.Cơ cấu vốn huy động

* Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng S T T Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

1 TGKKH 105,683 11,53 162 12 190 12,43 56,317 53,29 28 17,28 2 TGCKH dưới 12 tháng 85,501 9,33 576 45 233 15,25 490,499 573,67 -343 -59,55 3 TGCKH trên 12 tháng 725,704 79,14 547 43 1105 72,32 - 178,704 -24,62 531 97,07 4 Tổng nguồn vốn huy động 916,891 100 1285 100 1528 100 368,109 40,15 243 18,91

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008)

Theo bảng số liệu ta thấy:

Thứ nhất, nguồn vốn không kỳ hạn từ năm 2006 – 2008 đều tăng nhẹ qua

các năm nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và có tính ổn định không cao. Nguyên nhân là do quy mô của nguồn vốn ngắn hạn phụ thuộc vào tâm lý khách hàng cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thường xuyên có sự biến động tùy thuộc vào từng thời kỳ. Nếu khách hàng đến rút một khoản lớn thì dễ gây ra rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần chủ động trong việc tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn này, để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Xét về mặt giá trị thì nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng tăng từ 105,683 tỷ đồng năm 2006 lên 190 tỷ đồng năm 2008. Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nên ngân hàng cần phải có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản doanh nghiệp, tài khoản cá nhân tại ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, trả lương qua tài khoản.

Thứ hai, lượng vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm

2007 đạt 576 tỷ đồng, tăng 491 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 574% so với năm 2006 và chiếm 45% tổng nguồn vốn nhưng sang năm 2008 nguồn vốn này lại giảm xuống còn 233 tỷ đồng chiếm 15,25% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do năm 2008 khủng hoảng tài chính- tiền tệ xảy ra ở Mỹ kéo theo sự sụt giảm của nhiều nền kinh tế trên thế giới trong đó Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi lãi suất cơ bản liên tục của NHNN từ cuối năm 2007 ở mức 8,5%/năm lên 14%/năm và sau đó xuống 8,5%/năm ở thời điểm cuối năm 2008 đã tao ra sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất huy động vốn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định về lãi suất, nguồn vốn của Chi nhánh. Chưa năm nào kịch bản lãi suất lại có diễn biến trái ngược như năm 2008 đó là lãi suất tiền gửi của khoản ngắn hạn lại cao hơn các khoản trung và dài hạn. Ngân hàng lo ngại với diễn biến đảo chiều liên tục của lãi suất như năm 2008 đối với các khoản trung và dài hạn thì khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.

Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm của trong dân cư. Đặc điểm của nguồn này là chi phí thấp đưa lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng lại là nguồn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá cao và nó khá nhạy cảm với lãi suất. Do đó, ngân hàng nên quản lý chặt chẽ và duy trì tỷ lệ hợp lý đối với nguồn vốn này.

Thứ ba, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng các năm 2006 và 2008 đều chiếm

tỷ trọng trên 70% tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn cơ bản để ngân hàng tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng. Tuy trong năm 2007 nguồn

vốn này có sụt giảm nhưng sang năm 2008 đã tăng trưởng mạnh trở lại với tỷ lệ tăng 102% so với năm 2007 chiếm tới 72,32% tổng nguồn vốn. Lượng vốn trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này rất thuận lợi vì nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong tín dụng trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 STT Loại tiền Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

Giá trị Giá trị Giá trị +/- +/-

1 VNĐ 858,38 93,62 938 76,49 1405 91,95 79,62 91,95 467 49,79 2 USD 58,511 6,38 347 23,51 123 8.05 288,49 493,05 -224 -64,55

Tổng 916,89 100 1.285 100 1528 100 368,109 40,15 243 18,91

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008)

Dựa vào bảng số liệu 2.2 ta thấy:

Trong tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được thì đồng nội tệ vẫn chiếm ưu thế hơn cả, quy mô vốn huy động bằng nội tệ không ngừng tăng qua các năm từ 858,380 tỷ đồng năm 2006 lên 1.405 tỷ đồng năm 2008. Tỷ trọng của đồng VNĐ so với tổng nguồn vốn trong hai năm 2006 và 2008 chiếm tỷ trọng rất cao trên 90%, riêng năm 2007 có thấp hơn một chút chiếm 76,49%.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo từng loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008)

Nguồn vốn nội tệ mà Chi nhánh Hoàng Mai thu hút được chủ yếu là các khoản tiền gửi của cá nhân và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp đóng trên

địa bàn. Bên cạnh việc huy động bằng nội tệ Chi nhánh cũng rất quan tâm tới việc huy động bằng ngoại tệ. Tuy nhiên tỷ trọng của đồng ngoại tệ so với tổng nguồn vốn còn quá nhỏ. Duy chỉ có lượng ngoại tệ huy động năm 2007 chiếm tỷ trọng 23,51% còn lại trong hai năm 2006 và 2008 chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 10%. Điều này là do tỷ giá hối đoái trên thị trường liên ngân hàng có nhiều lúc biến động phức tạp nên nguồn ngoại tệ giảm do đó gây khó khăn về ngoại tệ cho Chi nhánh trong một số thời điểm kinh doanh. Thêm một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến lượng vốn ngoại tệ huy động được trong năm 2008 giảm 61,42% so với năm 2007 là do trong năm 2007 Chi nhánh Hoàng Mai nhận vốn ủy thác của Bộ Tài chính 13 triệu 284 ngàn USD, tuy nhiên Bộ Tài chính đã rút vốn về phục vụ chính sách tiền tệ của Nhà nước từ tháng 6/2008.Với lượng ngoại tệ huy động được như trên rất khó để Chi nhánh có thể đáp ứng được các nhu cầu về đầu tư, thanh toán quốc tế. Thời gian vừa qua Chi nhánh mới chỉ dừng lại huy động vốn ngoại tệ bằng đồng USD tuy nhiên bước sang năm 2009 Chi nhánh Hoàng Mai đã mở rộng huy động đối với đồng EUR tạo sự đa dạng trong huy động về loại tiền đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong những năm tới Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong việc huy động vốn ngoại tệ đồng thời đa dạng các đồng ngoại tệ mạnh trên thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái cho ngân hàng trong trường hợp có sự biến động về một loại đồng ngoại tệ nào đó dẫn tới tổn thất cho ngân hàng.

* Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- Tỷ trọng (%) +/- Tỷ trọng (%) 1 TG từ dân cư 163,8 17,87 245 19 374 24,48 81,154 49,53 129 52,65 2 TG từ các TCKT, TCXH 750,7 81,87 990 77 954 62,43 239,349 31,89 -36 -3,64 3 TG, TV từ các TCTD 2,394 0,26 50 4 200 13,09 47,606 1988,55 150 300 4 Tổng vốn huy động 916,9 100 1285 100 1528 100 368,109 40,15 243 18,91

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008)

Qua bảng số liệu cho thấy:

Thứ nhất, số lượng tiền gửi của dân cư đầu tăng trưởng đều qua các năm từ

163,486 tỷ đồng năm 2006 lên 374 tỷ đồng vào năm 2008. Điều này cho thấy các chính sách huy động tiết kiệm kèm theo việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt, kịp thời, mang tính cạnh tranh trong ngành cùng với uy tín của ngân hàng đã tạo niềm tin cho người dân gửi tiền. Tuy nhiên với số dân hơn 3 triệu người sống trong địa bàn thủ đô thì nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng còn khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn. Khả năng huy động vốn của nguồn tiền gửi từ dân cư

sẽ là rất đáng kể vì tiềm năng vốn trong dân là rất lớn. Khi huy động được nguồn vốn này, ngân hàng có thể xác định chính xác kỳ hạn cho vay đối với các khoản cho vay của mình từ đó có kế hoạch cụ thể trong công tác sử dụng vốn. Do vậy, Chi nhánh cần phải có biện pháp nhằm khai thác mạnh hơn nguồn vốn này trong thời gian tới.

Thứ hai, tiền gửi từ các TCKT, TCXH luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các

năm trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Đây là các khoản mục tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán cho việc chi trả tiền nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa – dịch vụ, lương cán bộ nhân viên... Tuy nhiên tỷ trọng của các khoản tiền gửi của các TCKT, TCXH so với tổng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này sẽ gây bất lợi cho hoạt động của Chi nhánh vì ưu thế của nguồn này là có chi phí huy động bình quân thấp hơn so với nguồn vốn huy động từ tiết kiệm dân cư.

Xác định nguồn vốn huy động từ các TCKT, TCXH là rất quan trọng, đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp nhất, có độ ổn định cao và quy mô tiền gửi lớn, nhưng ngược lại ngân hàng lại bị phụ thuộc vào các luồng vốn gửi vào hay rút ra của khách hàng nhất là các khách hàng lớn. Do vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần tiến hành phân loại khách hàng, xác định khách hàng trọng tâm để có chính sách khách hàng linh hoạt, vận dụng lãi suất mềm dẻo, sử dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau nhằm duy trì và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Thứ ba, các khoản tiền gửi tiền vay của các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ nhất

trong tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh. Điều này thể hiện rằng Chi nhánh Hoàng Mai chưa thực sự chú trọng đến nhóm khách hàng này, do đó cần phải có các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng là TCTD.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷ đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai (Trang 48 - 57)