Một số kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Ma

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai (Trang 44)

2.1.3.1 Công tác huy động vốn: Bảng 1.1 : Tình hình huy động vốn từ năm 2006 – 2008 Đơn vị: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng nguồn vốn huy động 916,89 100 1.285 100 1.528 100 I. Phân theo đối tượng

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi các TCKT, TCXH Tiền gửi, vay các TCTD

163,84 750,65 2,394 17,87 81,87 0,26 245 990 50 19 77 4 128 954 200 24,48 62,43 13,09

II. Phân theo loại tiền tệ 100 100 100

Nội tệ Ngoại tệ 858,38 58,51 93,62 6,38 983 302 76,5 23,5 1.405 123 91,95 8,05

III. Phân theo kỳ hạn 100 100 100

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn < 12T Tiền gửi có kỳ hạn >= 12T 105,68 85,5 725,7 11,53 9,33 79,14 162 576 547 12 45 43 190 233 1.105 12,43 15,25 72,32

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN Hoàng Mai các năm 2006, 2007, 2008)

Năm 2008 tình hình kinh tế diễn ra vô cùng phức tạp và khó lường gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi lãi suất cơ bản liên tục của NHNN từ cuối năm 2007 ở mức 8,5%/năm

lên 14%/năm và sau đó xuống 8,5%/năm ở thời điểm cuối năm 2008 đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất huy động vốn của các ngân hàng gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên, số vốn huy động được của Chi nhánh vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Tổng số vốn huy động được tính đến 31/12/2008 là 1.528 tỷ đồng tăng 243 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng là 18,91% nhưng lại thấp hơn tỷ lệ tăng vốn huy động của năm 2007 so với năm 2006 (tỷ lệ tăng là 40,13%).

2.1.3.2.Công tác tín dụng:

Bảng 1.2 : Tình hình dư nợ cho vay từ 2006 - 2008

Đơn vị: Tỷ đồng, ngàn USD

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hoàng Mai năm 2006, 2007, 2008)

Năm 2008 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh đã dẫn đến dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai tăng mạnh. Tính đến ngày 31/12/2008 tổng dư nợ của toàn Chi nhánh là 1.124 tỷ đồng, tăng 397 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 50,87% so với năm 2007. Nhìn chung dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu, đây là một trong những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm dần dư nợ

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 2007/2006 2008/2007

Tổng dư nợ 489 745 1.124 256 379

1- Dư nợ cho vay nội tệ 391 604 1.008 213 404

Dư nợ ngắn hạn 303 371 626 68 255

Dư nợ trung, dài hạn 88 233 382 145 149

2- Dư nợ cho vay USD 4,018 6,796 5,420 2,778 - 1,376

Dư nợ ngắn hạn 3,018 5,622 3,479 2,604 - 2,143

cho vay bằng nội tệ nhằm hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của TW và cải thiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra.

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế:

Bảng 1.3 : Hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2006- 2008

Đơn vị: 1000USD Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 1- Tổng doanh số TT 23,440 20,428 26,845 Thanh toán NK 3,467 10,356 11,425 Thanh toán XK 19,973 10,072 15,420 2- Tổng doanh số bán ngoại tệ 46,366 42,099 38,767 Doanh số mua 23,395 21,238 19,381 Doanh số bán 22,970 20,861 19,386

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai năm 2006, 2007, 2008)

Chi nhánh Hoàng Mai luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động năm 2007 tuy có giảm nhưng sang năm 2008 đã tăng trở lại. Thu phí dịch vụ đạt 1.838 triệu đồng tăng 132% so với năm 2007.

2.1.3.4. Hoạt động kế toán ngân quỹ:

Bảng 1.4 : Tình hình kế toán ngân quỹ từ năm 2006- 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Tổng thu 88,831 131 186,426 42 47,34% 55 42% 2.Tổng chi 75,733 119 169,952 43 56,50% 51 43% 3.Chênh lệch thu- chi(chưa lương) 15,275 17 22,44 1,7 11,16% 5,44 32%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai năm 2006, 2007, 2008)

Tính đến thời điểm 31/12/2008 có:

- Tổng thu: 186,426 tỷ đồng, tăng so với 31/12/2007 là 55 tỷ đồng với tỷ trọng 42% và đạt 98% KH giao trong đó tổng thu dịch vụ là 5,191 tỷ đồng đạt tỷ lệ 2,79% tổng thu.

- Tổng chi: 169,952 tỷ đồng, tăng so với 31/12/2007 là 51 tỷ đồng với tỷ trọng 43% và đạt 98% KH giao.

- Chênh lệch thu nhập – chi phí (đã chi lương) là: 16,474 tỷ đồng, bằng 98,4% KH và tăng 32% so với năm 2007.

2.1.3.5. Các lĩnh vực công tác khác:

Công tác kiểm tra kiểm soát:

Trong năm 2008 chi nhánh NHNo Hoàng Mai đã tiến hành 25 cuộc kiểm tra, phúc tra các mặt hoạt động nghiệp vụ như: Kiểm tra công tác quản trị, điều hành; kiểm tra công tác kế toán ngân quỹ... Kết quả kiểm tra, phúc tra đã phát hiện sai sót kiến nghị Giám đốc chi nhánh chỉ đạo các bộ phận liên quan chỉnh sửa kịp thời.

Về đào tạo:

Chi nhánh thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ở tất cả các mặt nghiệp vụ như tín dụng, kế toán ngân quỹ, tin học, Marketing... Trong năm 2008 đã mở 22 lớp đào tạo cán bộ, gửi TW đào tạo 15 lớp, chi nhánh tổ chức 7 lớp gồm các lĩnh vực như: NH bán lẻ, chứng khoán, nghiệp vụ TTQT...

Về dịch vụ:

Tính đến cuối năm 2008 chi nhánh Hoàng Mai đã trang bị được 06 máy ATM, tăng 2 máy so với năm 2007. Năm 2008 đã triển khai lắp và đưa vào sử dụng 07 máy chấp nhận thẻ (POS), các máy ATM, POS được lắp đặt ở những vị trí thuận tiện tại các phòng dịch vụ và hội sở của chi nhánh nên đã phát huy được hiệu quả tích cực, phục vụ khách hàng thuận lợi. Đến 31/12/2008 chi nhánh Hoàng Mai đã phát hành được 10.678 thẻ ATM, tăng 3.114 thẻ so với năm 2007, với tổng số dư tài khoản thẻ đến 31/12/2008 là: 15.392 triệu đồng, tăng 3.027 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 24,48%.

2.2. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai

Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã coi trọng việc huy động vốn tại chỗ nhất là nguồn vốn có tính ổn định cao là nhiệm vụ có tính quyết định phát triển kinh doanh. Thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm gia tăng tốc độ nguồn vốn nội tệ, do vậy nguồn vốn không ngừng tăng trưởng ổn định vững chắc.

2.2.1 Theo quy mô vốn huy động:

Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai tuy mới đi vào hoạt động được gần 5 năm nhưng đã có quan hệ với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nguồn vốn lớn được duy trì cơ cấu nguồn vốn đáp ứng đủ vốn cho kinh doanh. Tổng số vốn huy động được qua các năm liên tục tăng.

Từ năm 2006 đến 2008 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là tương đối tốt, Chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của mỗi thời điểm. Ta có biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn như sau:

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn

Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Chi nhánh Hoàng Mai năm 2006 – 2008)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Năm 2006 nguồn vốn đạt 916,89 tỷ đồng.

- Năm 2007 nguồn vốn đạt 1.258 tỷ đồng, tăng 368 tỷ đồng so với năm 2006 - Năm 2008 nguồn vốn đạt 1.528 tỷ đồng tăng 243 tỷ so với năm 2007, tỷ lệ

tăng là 18,91%.

Như vậy, nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng liên tục tăng qua các năm, giai đoạn sau tăng nhiều hơn giai đoạn trước. Cụ thể là giai đoạn 2007 – 2008 tăng nhiều hơn so với giai đoạn 2006 – 2007. Đây là một dấu hiệu hoạt động tốt của Ngân hàng. Để có được kết quả này là do Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện

pháp phù hợp và đồng bộ và không thể không kể đến sự đóng góp hết mình của đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh.

2.2.2.Cơ cấu vốn huy động

* Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷ đồng S T T Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

1 TGKKH 105,683 11,53 162 12 190 12,43 56,317 53,29 28 17,28 2 TGCKH dưới 12 tháng 85,501 9,33 576 45 233 15,25 490,499 573,67 -343 -59,55 3 TGCKH trên 12 tháng 725,704 79,14 547 43 1105 72,32 - 178,704 -24,62 531 97,07 4 Tổng nguồn vốn huy động 916,891 100 1285 100 1528 100 368,109 40,15 243 18,91

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008)

Theo bảng số liệu ta thấy:

Thứ nhất, nguồn vốn không kỳ hạn từ năm 2006 – 2008 đều tăng nhẹ qua

các năm nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và có tính ổn định không cao. Nguyên nhân là do quy mô của nguồn vốn ngắn hạn phụ thuộc vào tâm lý khách hàng cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thường xuyên có sự biến động tùy thuộc vào từng thời kỳ. Nếu khách hàng đến rút một khoản lớn thì dễ gây ra rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần chủ động trong việc tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn này, để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Xét về mặt giá trị thì nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng tăng từ 105,683 tỷ đồng năm 2006 lên 190 tỷ đồng năm 2008. Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nên ngân hàng cần phải có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản doanh nghiệp, tài khoản cá nhân tại ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, trả lương qua tài khoản.

Thứ hai, lượng vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm

2007 đạt 576 tỷ đồng, tăng 491 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 574% so với năm 2006 và chiếm 45% tổng nguồn vốn nhưng sang năm 2008 nguồn vốn này lại giảm xuống còn 233 tỷ đồng chiếm 15,25% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do năm 2008 khủng hoảng tài chính- tiền tệ xảy ra ở Mỹ kéo theo sự sụt giảm của nhiều nền kinh tế trên thế giới trong đó Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi lãi suất cơ bản liên tục của NHNN từ cuối năm 2007 ở mức 8,5%/năm lên 14%/năm và sau đó xuống 8,5%/năm ở thời điểm cuối năm 2008 đã tao ra sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất huy động vốn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định về lãi suất, nguồn vốn của Chi nhánh. Chưa năm nào kịch bản lãi suất lại có diễn biến trái ngược như năm 2008 đó là lãi suất tiền gửi của khoản ngắn hạn lại cao hơn các khoản trung và dài hạn. Ngân hàng lo ngại với diễn biến đảo chiều liên tục của lãi suất như năm 2008 đối với các khoản trung và dài hạn thì khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.

Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm của trong dân cư. Đặc điểm của nguồn này là chi phí thấp đưa lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng lại là nguồn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá cao và nó khá nhạy cảm với lãi suất. Do đó, ngân hàng nên quản lý chặt chẽ và duy trì tỷ lệ hợp lý đối với nguồn vốn này.

Thứ ba, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng các năm 2006 và 2008 đều chiếm

tỷ trọng trên 70% tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn cơ bản để ngân hàng tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng. Tuy trong năm 2007 nguồn

vốn này có sụt giảm nhưng sang năm 2008 đã tăng trưởng mạnh trở lại với tỷ lệ tăng 102% so với năm 2007 chiếm tới 72,32% tổng nguồn vốn. Lượng vốn trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này rất thuận lợi vì nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong tín dụng trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008)

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 STT Loại tiền Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

Giá trị Giá trị Giá trị +/- +/-

1 VNĐ 858,38 93,62 938 76,49 1405 91,95 79,62 91,95 467 49,79 2 USD 58,511 6,38 347 23,51 123 8.05 288,49 493,05 -224 -64,55

Tổng 916,89 100 1.285 100 1528 100 368,109 40,15 243 18,91

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008)

Dựa vào bảng số liệu 2.2 ta thấy:

Trong tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được thì đồng nội tệ vẫn chiếm ưu thế hơn cả, quy mô vốn huy động bằng nội tệ không ngừng tăng qua các năm từ 858,380 tỷ đồng năm 2006 lên 1.405 tỷ đồng năm 2008. Tỷ trọng của đồng VNĐ so với tổng nguồn vốn trong hai năm 2006 và 2008 chiếm tỷ trọng rất cao trên 90%, riêng năm 2007 có thấp hơn một chút chiếm 76,49%.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo từng loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2006 – 2008)

Nguồn vốn nội tệ mà Chi nhánh Hoàng Mai thu hút được chủ yếu là các khoản tiền gửi của cá nhân và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp đóng trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

địa bàn. Bên cạnh việc huy động bằng nội tệ Chi nhánh cũng rất quan tâm tới việc huy động bằng ngoại tệ. Tuy nhiên tỷ trọng của đồng ngoại tệ so với tổng nguồn vốn còn quá nhỏ. Duy chỉ có lượng ngoại tệ huy động năm 2007 chiếm tỷ trọng 23,51% còn lại trong hai năm 2006 và 2008 chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 10%. Điều này là do tỷ giá hối đoái trên thị trường liên ngân hàng có nhiều lúc biến động phức tạp nên nguồn ngoại tệ giảm do đó gây khó khăn về ngoại tệ cho Chi nhánh trong một số thời điểm kinh doanh. Thêm một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến lượng vốn ngoại tệ huy động được trong năm 2008 giảm 61,42% so với năm 2007 là do trong năm 2007 Chi nhánh Hoàng Mai nhận vốn ủy thác của Bộ Tài chính 13 triệu 284 ngàn USD, tuy nhiên Bộ Tài chính đã rút vốn về phục vụ chính sách tiền tệ của Nhà nước từ tháng 6/2008.Với lượng ngoại tệ huy động được như trên rất khó để Chi nhánh có thể đáp ứng được các nhu cầu về đầu tư, thanh toán quốc tế. Thời gian vừa qua Chi nhánh mới chỉ dừng lại huy động vốn ngoại tệ bằng đồng USD tuy nhiên bước sang năm 2009 Chi nhánh Hoàng Mai đã mở rộng huy động đối với đồng EUR tạo sự đa dạng trong huy động về loại tiền đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong những năm tới Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong việc huy động vốn ngoại tệ đồng thời đa dạng các đồng ngoại tệ mạnh trên thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái cho ngân hàng trong trường hợp có sự biến động về một loại đồng ngoại tệ nào đó dẫn tới tổn thất cho ngân hàng.

* Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai (Trang 44)