Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namx (Trang 54 - 57)

Theo khuyến cáo của Ngân hàng Châu Á đối với NHNN&PTNT Việt Nam và thực tế tại Sở giao dịch nổi lên một số nguyên nhân sau:

Chính sách đối với DNN&V

Sở giao dịch chưa có các biện pháp cụ thể hữu hiệu để hỗ trợ DNN&V

như chưa xây dựng chiến lược khách hàng đối với DNN&V, chưa vận dụng linh hoạt cơ chế về lãi xuất, thủ tục cho vay, đặc biệt là chưa chủ động tìm kiếm khách hàng là DNN&V, …

Danh mục và hệ thống báo cáo quản lý chưa được chia tách để xác định các DNN&V . Hệ thống phân loại khách hàng chủ yếu dựa vào thước đo tài chính gây tâm lý thiếu tin cậy khi cho vay DNN&V, đặc biệt là các DNN&V ngoài quốc doanh. Mặt khác, NHNN&PTNTViệt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng có truyền thống ưu tiên các doanh nghiệp nhà nước và các công ty lớn. Điều này làm cho tỷ trọng dư nợ cho vay DNN&V chỉ bằng khoảng 60% dư nợ doanh nghiệp lớn.

Thủ tục cho vay chưa phù hợp, các sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của DNN&V. Các DNN&V chủ yếu có nhu cầu vốn ngắn hạn trong thời gian gấp, trong khi đó quy trình cho vay của NHNN&PTNTViệt Nam không phân biệt riêng với các đối tượng khách hàng mà áp dụng cho cả doanh nghiệp lớn và DNN&V, dẫn đến một khoản cho vay không lớn cũng có thể phải trải qua các bước phức tạp tương tự như một khoản vay lớn khác. Điều

Công tác thẩm định dự án còn nhiều bất cập. Hệ thống chấm điểm tín dụng tuy đã được thống nhất trong toàn bộ hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam nhưng chưa được cập nhật, chưa được tin học hoá, nhiều tiêu chí còn khá chung chung và dựa nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng.

Thêm vào đó, cho đến nay mặc dù về cơ chế chính sách không có sự phân biệt đáng kể giữa DNN&V và các doanh nghiệp lớn nhưng cán bộ tín dụng thường không mặn mà khi cho vay các DNN&V. Trong quan niệm của cán bộ ngân hàng cho vay DNN&V, nhất là các DNN&V ngoài quốc doanh chứa nhiều rủi ro và lợi nhuận mang lại không cao

Trong khi các doanh nghiệp lớn mỗi lần vay thường có doanh số lớn làm dư nợ tăng lên nhanh chóng và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng thì các DNN&V do nhu cầu vốn thấp, khả năng tài chính hạn hẹp, giá trị tài sản không lớn… nên mỗi lần chỉ vay từng khoản nhỏ.

Mặt khác, do theo đuổi cách quản lý quan hệ truyền thống đối với việc vay nên chi phí giao dịch đối với cho vay các DNN&V, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ cao hơn nhiều so với việc cho vay món lớn (thường là đối với các doanh nghiệp nhà nước), khiến ngân hàng ngần ngại khi mở rộng cho vay đối tượng khách hàng này.

Về điều kiện vay vốn

Theo như những quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp phải thoả mãn 05 điều kiện (như đã nêu ở tiểu 2.2.1.1) Trong đó khó khăn nhất cho DNN&V là điều kiện thứ 4 và thứ 5: có dự án kinh doanh khả thi và điều kiện bảo đảm tiền vay. Như đã phân tích ở trên (trong phần đặc điểm của DNN&V), do phần lớn có trình độ thấp nên việc xây dựng dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh là vấn đề vướng mắc lớn của DNN&V. Mặt khác, do quy mô sản xuất nhỏ nên DNN&V không có nhiều tài sản để đảm bảo cho món vay. Thêm nữa, theo nguyên tắc thận trọng, các NHTM chỉ cho

vay số tiền tương ứng mới một phần giá trị tài sản đảm bảo càng làm cho số vốn được vay của doanh nghiệp bị hạn chế.

Phương thức cho vay

Theo quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam được ban hành kèm theo quyết định số 71/QĐ- HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của Hội Đồng quản trị, có 6 phương thức cho vay là: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn (đồng tài trợ), cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Trong thực tế, đối với DNN&V chủ yếu là cho vay từng lần, các phương thức cho vay khác thuận lợi hơn cho khách hàng như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay đồng tài trợ…ít được Sở giao dịch áp dụng. điều đó là cho việc sử dụng vốn của doanh nghiệp thiếu linh hoạt, tăng chi phí và mất thời gian, nhiều khi lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Lãi suất cho vay.

Theo quy định, mức lãi suất cho vay do ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận. Song thực tế, khi DNN&V vay vốn tại Sở giao dịch thường phải “thoả thuận” và chấp nhận mức lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp lớn, điều này càng gây khó khăn hơn cho các DNN&V. Qua tham khảo ở một số NHTM khác, mức lãi suất được vận dụng linh hoạt chung cho các đối tượng khách hàng.

Nguyên nhân từ nguồn nhân lực

Các kỹ năng cần thiết khi cho vay đối với DNN&V và khả năng thẩm dịnh dự án của bộ ngân hàng còn hạn chế. Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, yêu cầu xác định hiệu quả kinh tế của dự án là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi các bộ tín dụng phải có hiểu biết nhất định về lĩnh vực kinh

phong phú và đa dạng, các bộ tín dụng khó có thể nắm hết được tình hình chung trong lĩnh vực đó, gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định.

Bên cạnh đó, khác với các dự án của doanh nghiệp lớn, các dự án của DNN&V thường nhỏ hơn và có thời hạn ngắn. Chính vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải sử lý công việc nhanh hơn. Đây là một khó khăn lớn vì hầu hết các DNN&V đều thiếu tài liệu chính thống (báo cáo kiểm toán, quyết toán thuế, …) , trong khi cán bộ tín dụng không có đủ kỹ năng và không quen với việc thu thập và xử lý thông tin từ nguồn bổ sung.

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ thực tế rất riêng của Sở giao dịch đã được kiến nghị lên các cấp lãnh đạo NHNN&PTNT Việt Nam đó là tình hình biên chế lao động. Trong khi khối lượng công việc của Sở giao dịch tăng lên nhiều nhưng biên chế lao động chưa được bổ sung tương xứng. Nhiều phòng chuyên môn hiện nay thiếu các bộ làm việc, mặt bằng chặt hẹp, đã hạn chế chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng nói chung và ảnh hưởng rất nhiều tới việc thực hiện mở rộng tín dụng với các DNN&V nói riêng.

Tóm lại : Việc áp dụng những quy định cho vay chung đối với tất cả

các đối tượng khách hàng như hiện nay là một khó khăn khi thực hiện cấp tín dụng cho DNN&V, đặc biệt là với những doanh nghiệp mới ddc thành lập hoặc mới có nhu cầu vay vốn. Để mở rộng cho vay đối với DNN&V, theo khuyến cáo của Ngân hàng Châu Á, NHNN&PTNT Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng linh hoạt quy chế cho vay đối với đối tượng khách hàng này.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namx (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w