Sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Namx (Trang 82 - 84)

HÀNG HÓA VIỆT NAM

3.1.2.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ

Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ: các thị trường hàng

hóa ở Ấn Độ cũng có một lịch sử phát triển khá lâu dài. Thị trường tương lai hàng hóa có tổ chức đầu tiên giao dịch các loại cotton được hình thành ở Ấn Độ vào năm 1921. Cho đến những năm 1940s thì việc giao dịch các hợp đồng tương lai, kỳ hạn cũng như quyền chọn đều bị cấm do những biện pháp kiểm soát giá cả. Những biện pháp hạn chế này vẫn tiếp tục cho đến năm 1952 khi chính phủ nước này thông qua luật quy định các hợp đồng kỳ hạn, điều chỉnh các hợp đồng kỳ hạn và tương lai, tuy nhiên cho đến những năm 1960s thì các giao dịch tương lại đối với một số mặt hàng vẫn còn bị hạn chế. Sự thay đổi trong mức độ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế đã làm cho số lượng cũng như quy mô các hoạt động kinh tế trên sở giao dịch cũng

đa dạng hơn. Bởi lẽ trong điều kiện bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ buộc các sở giao dịch phải tìm cho mình những lợi thế riêng trong thị trường hoàng hóa và do đó đã thúc đẩy việc ứng dụng một cách sáng tạo vào các bộ máy thị trường.

Vào cuối những năm 1970s thì giao dịch những hợp đồng tương lai hàng hóa đã được hoàn toàn hợp pháp hóa, tuy nhiên việc giao dịch các hợp đồng tương lai vẫn bị cấm, không một sở giao dịch hay một cá nhân nào được phép tổ chức hay tham gia hoặc kinh doanh các hợp đồng quyền chọn hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động này cũng sẽ sớm được đưa vào hoạt động do thị trường ngày càng phát triển, và các nhu cầu về hoạt động giao dịch các hợp đồng ngày càng tăng lên. Với sự thành lập ba sở giao dịch nhiều loại mặt hàng của quốc gia vào năm 2002 và 2003, bao gồm sở giao dịch hàng hóa và các công cụ phái sinh quốc gia, Mumbai (NCDEX), Sở giao dịch đa hàng hóa Ahmedabad (NMCE) và sở giao dịch đa hàng hóa Mumbai (MCX) đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử phát triển sở giao dịch hàng hóa cũng như phát triển kinh tế của nước này.

Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ

Nhân tố thúc đẩy sự hình thành sở giao dịch hàng hóa: giống như Trung Quốc

động lực đầu tiên thúc đẩy việc thành lập sở giao dịch hàng hóa chính là từ phía chính phủ. Đặc biệt ở Ấn Độ, cơ quan quản lý của nước này GOI đã thành lập một kế hoạch chi tiết cho việc phát triển ba sở giao dịch đa hàng hóa của quốc gia và đặt ra tiêu chí mà mỗi sở giao dịch mới đề phải thực hiện đó là: cổ phần hóa, phạm vi hoạt động trên cả nước, cơ cấu đa hàng hóa, và chỉ áp dụng các giao dịch điện tử mà thôi. Kết quả là mỗi sở giao dịch hàng hóa trong ba sở giao dịch hàng hóa quốc gia của Ấn Độ đều đạt sự phát triển hết sức ngoạn mục đó là khối lượng giao dịch các sở giao dịch hàng hóa này đều nằm trong danh sách những sở giao dịch có khối lượng giao dịch nhiều nhất trên thế giới.

Số lượng sở giao dịch hàng hóa: ở Ấn Độ có tới 25 sở giao dịch hàng hóa

trong đó có 3 sở giao dịch hàng hóa quốc gia là MCX, NCDEX, NMCEIL trong đó MCX là sở giao dịch lớn nhất, mỗi sở giao dịch này đều tập trung vào các giao dịch tương lai hàng hóa của giao dịch các công cụ khác hoặc tài sản khác đều không được pháp luật cho phép. Chính vì vậy nên sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ tuy có khối

lượng giao dịch khá lớn nhưng vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng của nước này so với những nước khác. Hiện tại, sở giao dịch MCX vượt qua NCDEX trở thành sở giao dịch có khối lượng giao dịch lớn nhất với gần 69 triệu hợp đồng giao dịch trong năm 2007 tăng 51,08% so với năm 2006 và đứng thứ 28 trên thế giới 9, tiếp đến là sở giao dịch NCDEX đứng thứ hai với khối lượng giao dịch đạt gần 35 triệu hợp đồng, giảm tới 35% so với năm 2006.

Cơ cấu hàng hóa: Đây là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của sở giao

dịch hàng hóa của Ấn Độ so với những quốc gia đang phát triển khác. Mỗi sở giao dịch hàng hóa quốc gia của Ấn Độ đều giao dịch nhiều loại hợp đồng từ nông nghiệp, tới kim loại và cả những mặt hàng năng lượng. Điều này khiến cho mỗi sở giao dịch hàng hóa phải quản lý số lượng hợp đồng xét về chủng loại lớn hơn bất kỳ sở giao dịch hàng hóa nào khác trên thế giới. Thêm nữa cơ cấu hàng hóa ở mỗi sở giao dịch này lại được bố trí nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các sở giao dịch. Thậm chí ngay cả sở giao dịch hàng hóa có khối lượng giao dịch hợp đồng lớn nhất đi chăng nữa thì vẫn bị cạnh tranh hết sức mạnh mẽ bởi các sở giao dịch còn lại. Điều này cũng là một phần lý do giải thích tại sao có sự thay đổi vị trí những sở giao dịch có khối lượng giao dịch lớn nhất qua các năm như ở trên.

Cơ cấu sở hữu: ở Ấn Độ việc cổ phần hóa chính là một điều kiện để thành lập

sở giao dịch hàng hóa, chính vì vậy tất cả các sở giao dịch hàng hóa của nước này đều là những công ty cổ phần có sự tham gia góp vốn của nhiều tổ chức. Ví dụ như MCX là một sở giao dịch độc lập và cổ phần hóa được công nhận bởi chính phủ Ấn Độ, bao gồm những cổ đông như chính như Công ty công nghệ tài chính (Financial Technologies.Ltd), Ngân hàng trung ương Ấn Độ, và các ngân hàng khác. Còn NCDEX là một công ty hợp danh với các thành viên là thuộc các tổ chức chính phủ các cấp như Công ty bảo hiểm nhân thọ của Ấn Độ, Ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn (NABARD), sở giao dịch chứng khoán quốc gia (NSE), …

Hệ thống giao dịch: hệ thống giao dịch ở Ấn Độ là hệ thông giao dịch điện tử

vì đây cũng là một trong những điều kiện khi được cấp phép thành lập một sở giao dịch mới ở nước này.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Namx (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w