Bảng 2.5: Diện tích đất trồng lúa qua các năm

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Namx (Trang 57 - 61)

Đơn vị: nghìn ha

Năm 1985 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007

Diện tích 5718 6766 7666 7493 7504 7452 7444 7325 7181

Nguồn: Tổng quan ngành lúa gạo năm 2005 và số liệu tự tổng hợp.

Các cùng sản xuất lúa gạo ở nước ta chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và một phần duyên hải miền Trung.

Về năng suất: Do có truyền thống canh tác canh tác lâu đời cộng với điều kiện

thiên nhiên thuận lợi nên năng suất lúa của Việt Nam thuộc vào loại cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bảng 2.6: Năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất lúa 1995-2004 của một số nước châu á.

Nước Năng suất (tấn/ha) Tốc độ tăng trưởng trung bình (%/năm) 1995 2004 Thái Lan 2,42 2,57 1,67 Philippin 2,8 3,55 8,33 Myanmar 2,98 3,83 9.44 Việt Nam 3,69 4,82 12.6 Băngladesh 2,65 3,45 8,89 Ấn Độ 2,7 2,93 2,56

Nguồn: tổng hợp dựa trên “số liệu kinh tế_xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới” (NXB thống kê)

Sự tăng trưởng vượt bậc như vậy là nhờ sự cởi trói trong lĩnh vực xuất khẩu của chính phủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách nhằm trở thành hội viên của tổ chức thương mại thế giới WTO như bãi bỏ giấy phép xuất khẩu chuyển năm 1996, bỏ quy định đầu mối xuất khẩu gạo vào tháng 4/2001.

Về sản lượng: Nhờ tăng diện tích và năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng

lên rõ rệt, năm 1985 tổng sản lượng lúa là 15,8 triệu tấn đến năm 2004 sản lượng này đã tăng hơn 200% lên 35,8 triệu tấn.

Bảng 2.7: Sản lượng lúa Việt nam qua các năm

Đơn vị: triệu tấn

Năm 1985 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

SL 15,86 32,53 32,11 34,45 34,57 35,87 - 35,8 35,92

Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam và số liệu tự tổng hợp. Về chi phí sản xuất: Giá thành là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để

đánh giá hiệu quả. Giá thành sản xuất lúa của Việt Nam nhìn chung là khá thấp, theo đánh giá của Viện nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), Việt Nam là một trong những nước có chi phí sản xuất lúa thấp nhất trên thế giới. Hệ số “chi phí nguồn lực nội địa” (DRC) cho thấy Việt Nam có lợi thế khá mạnh trong sản xuất gạo, trong giai đoạn 1995-2000, chỉ số DRC bình quân ở đồng bằng sông Cửu Long là 0,42 nghĩa là chỉ với 42 đồng chi phí nguồn lực trong nước có thể tạo ra 100 đồng lợi nhuận khi buôn bán với nước ngoài. Con số này ở đồng bằng Sông Hồng là 0,75 cũng tương đối thấp trong nhưng vấn cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long.

Về chất lượng: Mặc dù trong những năm vừa qua năng suất và sản lượng lúa

của Việt Nam không ngừng gia tăng nhưng chất lượng thì vẫn còn cần phải được cải thiện nhiều. Gạo chất lượng cao cũng đã bắt đầu chiếm một tỷ lệ khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam với hơn 25%. Chất lượng gạo không cao chính là do hệ thống chế biến lúa gạo của chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng. Tỷ lệ gạo sau chế biến chỉ đạt 60 đến 65% so với mức trên 70% của máy hiện đại mà các nước đang sử dụngtrong đó tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ chiếm 42-48%, vừa gây lãng phí trong chế biến, vừa phải xuất với giá thấp. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhà đước đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng gạo thông qua công nghệ mới, và chế biến tập trung.

Tình hình tiêu thụ:Tiêu thụ trong nước bao gồm tiêu thụ cho nhân dân cho

chăn nuôi và tiêu thụ khác. Còn lại là để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu

Nguồn: Triển vọng một số mặt hàng nông sản Việt Nam 2006,và số liệu tính đến 12/2007

Kim ngạch xuất khẩu gạo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam, là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch trên tỷ

USD, năm 2007 với khối lượng xuất khẩu trên 4,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,489 tỷ USD xếp thứ hai trên thế giới. Và theo dự đoán trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn sẽ duy trì ở mức trên 1 tỷ và ngày càng tăng.

Nhận xét: Căn cứ vào tình hình sản xuất và tiêu thụ đã nêu chúng ta thấy rằng

mặt hàng gạo có thể đưa vào giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa. Với khối lượng gạo xuất khẩu lớn ta có thể hình thành một thị trường giao dịch với con số giao dịch khá lớn với các giao dịch hàng thật và cả các giao dịch tương lai và kỳ hạn về mặt hàng gạo với nhiều phẩm cấp khác nhau. Căn cứ vào khối lượng giao dịch cũng như thị phần mà mặt hàng gạo của ta chiếm trên thị trường thế giới thì việc mặt hàng gạo có thể tham gia vào sở giao dịch hàng hóa là điều hoàn toàn có khả năng.

Cà phê

Do các yếu tố tự nhiên như đất đai và khí hậu vô cùng thuận lợi nên cây cà phê ở Việt Nam có ưu thế rất lớn so với các nước khác và đặc biệt là những quốc gia trong khu vực. Cây cà phê ở Việt Nam đã có mặt từ lâu nhưng trong khoảng thời gian từ 20 năm trở lại đây ta mới chú trọng đúng mức đến sản xuất phát triển một cách có quy mô. Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Về diện tích: cà phê ở nước ta tăng lên với một tốc độ rất nhanh, trong giai

đoạn 1985-2004, tuy nhiên sau đó lại giảm dần và duy trì ở mức ổn định khoảng 500 ngàn ha, và trong kế hoạch 2008-2010 con số này vẫn được giữ nguyên.

Bảng 2.8: Diện tích trồng cà phê của Việt nam qua các năm

Đơn vị: Nghìn ha

Năm 1985 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Diện tích 45 186 562 565 522 510 503 501 496 506

Nguồn: www.gso.gov.vn và thống kê từ IPSARD viện nghiên cứu chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn

Về phân bố diện tích cây cà phê ở nước ta chủ yếu tập trung vào các cùng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn ở Bắc Trung Bộ và trung du miền núi Bắc Bộ nhưng với mật độ ít hơn nhiều.

Về chất lượng: Tuy chúng ta sản xuất chủ yếu là cà phê vối có giá trị thương

phẩm thấp hơn cà phê, chè nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất ra cà phê vối chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng nếu chúng

ta có sự quan tâm đến khâu chế biến và nhất là khâu quản lý chất lượng của nhà nước nhiều hơn nữa. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm vì nó quan hệ chặt chẽ đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt nam. Vấn đề nổi lên hàng đầu đó là quản lý chất lượng hàng xuất khẩu Việt Nam. Trong khi ở các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới đều đã áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nghị quyết 420 của hiệp hội cà phê thế giới ICO thì nước ta vẫn sử dụng phân loại theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93. Vụ 2005/06 ở cảng Antwerp, tổng số bị thải loại là 796.583 bao cà phê, chiếm 53,61%, trong đó có 613.667 bao, chiếm 72% lô hàng xuất khẩu của Việt nam. ở tất cả 10 cảng: Amsterdam, Antwerp, Barcelona, Bremen, Genoa, Hamburg, Le Havre, London, Rotterdam, Trieste, tổng số cà phê bị loại là 1.485.750 bao, trong đó của Việt nam là 1.074.500 bao, chiếm 72,32%.

Vấn đề không phải là do chất lượng cà phê của ta không tốt, trái lại cà phê Robusta sản xuất ở Việt Nam có chất lượng khác cao đứng trong hàng cà phê vối tốt trên thế. Do vậy, để cải thiện tình hình ta phải tập trung vào khâu chế biến và phân loại hàng hóa, do vậy trong công văn số 2763/BNN-CB ngày 24/10/2006 do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng ký gửi Bộ Khoa học công nghệ đã quy định rằng mặt hàng cà phê được ghi vào danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thông quan. Cà phê nhân xuất khẩu phải có chứng nhận kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4193:2005. Thêm vào đó ta đang thực hiện phân loại từ trong nước để có thể tận dụng được cà phê xấu để rang xay tiêu dùng trong nước và cà phê xuất khẩu là cà phê đã được phân loại, tránh tình trạng bị thải loại ở thị trường châu Âu

Tình hình tiêu thụ sản phẩm:

Tiêu thụ trong nước: Dân Việt nam trước đây ít dùng cà phê đặc biệt là ở nông thôn, hơn nữa theo sở thích thường dùng cà phê vối. Gần đây do lượng khác nước ngoài đến Việt Nam tăng lên, đồng thời dân Việt Nam ở thành thị cũng bắt đầu có nhu cầu tăng lên về dùng cà phê nên lượng tiêu thụ trong nước có tăng lên. Mức tiêu thụ trong nước khoảng 10% sản lượng.

Về nhập khẩu: Do trong nước sản xuất được, hơn nữa với giá thành rẻ nên Việt Nam không nhập cà phê nhân để tiêu thụ trong nước chỉ nhập một ít của Lào,

Campuchia nhưng là để tái xuất. Còn cà phê tan ta cũng có nhập nhưng với khối lượng khá nhỏ, không đáng kể

Về xuất khẩu: Do sản lượng cà phê tăng nhanh qua các năm và tiêu dùng trong nước có hạn chế nên sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh. Năm 1995 sản lượng cà phê lần đầu tiên đã vượt mức 200000 tấn và chỉ sau hai năm đã gấp đôi số lượng. Kết quả này vào thời điểm đó đã đưa Việt Nam vượt qua Uganda và Indonesia để trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Hiện nay nếu tính tất cả các chủng loại cà phê thì Việt Nam đứng thứ 2 sau Brazil.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Namx (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w