CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
2.1.1.1. Cơ chế thị trường
Chính các yếu tố thị trường chứ không phải sự kiểm soát độc quyền hay là một sự kiểm soát quá mức cần thiết của nhà nước tố tạo nên giá cả hàng hóa trên sở giao dịch. Quá kiểm soát thường bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về chức năng và mục đích của các sở giao dịch hàng hoá. Những can thiệp trên cơ sở quy định của chính phủ không phải là điều xấu nếu như nó không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của thị trường. Tuy nhiên sự can thiệp này sẽ trở thành một yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường khi nó làm cho hoạt động thị trường gián đoạn khiến những người tham gia thị trường khó có thể hoạt động một cách hiệu quả. Và chẳng có một nhà đầu tư nào, kể cả những đầu tư nhiệt tình nhất lại mong muốn giao dịch trên một thị trường kém hiệu quả vì bị can thiệp như vậy.
Cũng có những người hiểu sai cho rằng chính những sở giao dịch hàng hóa đã tạo nên các mức giá, tuy nhiên, những sở giao dịch này chính là một hình ảnh của một thị trường hàng hoá tự nhiên. Trên thị trường, chính cung và cầu về loại hàng hóa
phải là những yếu tố xác định giá cả chứ không phải là các yếu tố khác. Nếu có nhiều người mua hơn là người bán thì giá sẽ bị đẩy lên, ngược lại nếu có nhiều người bán hơn người mua thì giá lại bị đẩy xuống. Lý do để một sở giao dịch tương lai hay một sở giao dịch quyền chọn có thể tồn tại là bởi vì đó là cách tốt nhất để phát hiện giá trị giao dịch. Vì vậy nếu như thị trường tin rằng có một cách khác để hình thành nên giá trị trao đổi đó thì sở giao dịch không thể tồn tại được. Do vậy, cơ chế thị trường là điều kiện khách quan và là điều kiện then chốt mà một thị trường hàng hóa cần phải đáp ứng được để có thể hình thành nên sở giao dịch hàng hóa.