Thạch lam và thế giới bên trong của ngƣời bình dân

Một phần của tài liệu Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam (Trang 42 - 43)

Truyện ngắn của Thạch Lam xuất hiện khi Tự Lực văn đoàn đã gặt hái được nhiều thành tựu trên địa hạt văn xuôi tâm lí. Rất nhiều trang viết trong sáng về những cung bậc cảm xúc phong phú, đa dạng của tình yêu, tình người của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo từng đem đến sự cảm động vô ngần cho người đọc. Xét trong tương quan đó, Thạch Lam không phải là người dẫn đường, mở đầu nhưng là người tiếp nhận và phát triển. Thạch Lam đã kế thừa và phát huy một cách xuất sắc những thành tựu của văn chương Tự Lực văn đoàn nhưng bằng những tìm tòi, sáng tạo ông đã tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo của riêng mình.

Không giống như Nguyễn Tuân tìm về cái đẹp siêu phàm của một thời vang bóng, khác với Khái Hưng hướng đến cái đẹp phi lí, hoang sơ, Thạch Lam đi kiếm tìm cái đẹp ngay trong cuộc sống bình dị thường nhật. Nói chính xác hơn, “cái đẹp mà Thạch Lam chăm chú phát hiện chính là cái đời sống bên trong” [60; 171] của con người. Nhà văn đã có những khám phá vừa mới mẻ, sâu sắc vừa tinh tế, hấp dẫn về cái đẹp nhiều khi tiềm tàng, khuất lấp, mơ hồ ở thế giới bên trong con người. Cách thức chiếm lĩnh hiện thực này được thể hiện một cách phong phú sinh động trên mỗi trang viết của Thạch Lam.

Với ba tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938),

Sợi tóc (1942) và một số truyện khác in từ 1934 đến 1945, Thạch Lam đã cho thấy đối tượng phản ánh nghệ thuật của ông là vẻ đẹp của những giá trị tinh thần, của tình người, của những nỗi lòng trắc ẩn. Đó là tình bạn của Sơn trong

Gió lạnh đầu mùa, là cảm giác của Tân khi được làm cha trong Đứa con đầu lòng, là sự nhẫn nại chịu thương của Tâm trong Cô hàng xén... Tất cả nói rằng cái đẹp mà Thạch Lam chú tâm khám phá nhất là cái đẹp ở thế giới bên trong

của con người. Vẻ đẹp ấy như một cứu cánh nghệ thuật để Thạch Lam hướng tới, nghĩ về.

Một phần của tài liệu Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)