Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Trang 40 - 51)

- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp :

2.2.1Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu

Trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì đầu tư gián tiếp (ĐTGT) lại tạo điều kiện cho Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có thể tiếp cận được với nguồn vốn mới, nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất

lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Với mục tiêu đó Lilama đang phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Hiện nay, Lilama đã cổ phần hoá xong các công ty thành viên. Cổ phần hoá được hình thành giúp các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có nhiều chủ sở hữu, tăng tiềm lực tài chính, vốn và tài sản của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả hơn và thu hút thêm vốn của xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm động lực và cơ chế quản lý mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Cổ phần hoá DNNN chính là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu doanh nghiệp cho các cổ đông. Hay có thể hiểu là thông qua quá trình cổ phần hoá DNNN mà doanh nghiệp trước đây thuộc sở hữu 100% của Nhà nước được chuyển sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước là một cổ đông. Có thể nói, quan niệm về cổ phần hoá DNNN đã được thể hiện chính thức, đầu tiên trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng “Đổi mới tổ chức quản lý DNNN, phát huy cao độ quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao”. Thực hiện tốt chủ chương cổ phần hoá một bộ phận DNNN để huy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng tăng lên.

Khi chuyển sang công ty cổ phần thì Ban giám đốc chịu sự giám sát, quản lý và tư vấn của Hội đồng Quản trị và trên đó là Đại hội đồng cổ đông. Rất nhiều cái cần phải thay đổi, tạo áp lực cho Ban điều hành, buộc Ban điều hành phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

Quá trình cổ phần hoá của Lilama bắt đầu từ năm 2004, trong năm này Công ty cổ phần lắp máy và xây dựng 69-2 và Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội đã thực hiện cổ phần hoá.

Tiếp theo, năm 2005 Công ty lắp máy và xây dựng số 3, 5, 45-3, 45-4, 69-1 và Cơ khí lắp máy tiếp tục thực hiện cổ phần hoá.

Năm 2006 chuyển đổi 4 công ty là Công ty lắp máy và xây dựng 45-1, Lắp máy và xây dựng số 18, Lắp máy và xây dựng số 69-3, Lắp máy và xây dựng số 10.

Năm 2007, Tổng công ty tiếp tục cổ phần hoá Công ty lắp máy và xây dựng số 7 và đây cũng là năm Lilama hoàn thành việc sắp xếp và cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên.

Tuy nhiên, quá trình cổ phần hoá của Lilama trong những năm qua vẫn là quá trình khép kín. Nhà nước vẫn nắm phần lớn cổ phần, số lượng còn lại bán cho người lao động. Được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2 : Tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phiếu của một số công ty thành viên thuộc Lilama

(Đơn vị :%)

Công ty Tỷ lệ nhà nước nắm giữ

Lilama 69-2 50.17

Lilama10 51

Lilama 45-3 51

Lilama 69-1 51

(Nguồn : Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Quá trình cổ phần hoá khép kín này đã không thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu bảng 2.2 tỷ lệ cổ phiếu Nhà nước nắm giữ chiếm hơn 50%, số cổ phiếu còn lại bán cho các người lao động trong các công ty. Với phương thức phát hành cổ phiếu này đã nâng cao vị thế và quyền lợi của đại đa số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp tích cực làm việc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng phương thức này đã không thu hút những nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, công nghệ, năng lực quản lý tham gia, từ đó giảm động lực phát triển mới cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Bước sang năm 2007, một số công ty thành viên của Lilama không còn phát hành cổ phiếu khép kín mà bắt đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với phương thức phát hành chủ yếu là

chào bán thông qua trung gian. Phương thức này có ưu điểm là công ty trung gian là công ty chứng khoán, công ty tài chính... đứng giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp có tham gia vào 1 khâu nào đó trong quá trình xác định giá trị của doanh nghiệp. Vì thế thông tin được chào bán chứng khoán của doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ được phổ biến rộng rãi. Với phương thức phát hành rộng rãi ra công chúng nhiều công ty thành viên của Lilama đã có những bước đột phá, những nỗ lực vươn lên để được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán khi thoã mãn được các điều kiện niêm yết.

Điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán:

Điều kiện và các thủ tục để tiến hành niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch, Trung tâm Giao dịch chứng khoán được quy định chi tiết tại Nghị định số

14/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 19/1/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Cụ thể như sau:

Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán

a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;

c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;

đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.

e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;

c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định;

e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b

Với các điều kiện đó, tính đến năm 2008, Lilama có 4 công ty con đã đăng ký lưu ký chứng khoán, trong đó 2 công ty niêm yết trên các sàn giao dịch.

Ngày 10/12/2007 Trung tâm lưu ký chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã cấp giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán cho công ty cổ phần Lilama 10. Với nội dung cụ thể như sau:

Mã chứng khoán: L10 Mệnh giá: 10.000 đồng

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

Số lượng chứng khoán đăng ký: 9.000.000 cổ phiếu Tổng giá trị chứng khoán đăng ký: 90.000.000.000đồng Hình thức đăng ký lưu ký chứng khoán: Ghi sổ

Ngày 14/03/2008, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã có quyết định số: 125/TB-TTDGHN chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty cổ phần Lilama 45.3 được niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với những nội dung sau:

Loại chứng khoán: cổ phiếu phổ thông Mệnh giá : 10.000 đồng/ cổ phiếu

Số lượng chứng khoán niêm yết : 3.500.000 CP Tổng giá trị niêm yết : 35.000.000.000

Tiếp theo, ngày 21/03/2008 Công ty cổ phần Lilama 69-2 tiếp tục được đăng ký lưu ký chứng khoán với

Tên chứng khoán: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Lilama 69-2 Mã chứng khoán: L62

Mệnh giá: 10.000 đồng

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

Số lượng chứng khoán đăng ký: 3.000.000 cổ phiếu Tổng giá trị chứng khoán đăng ký: 30.000.000.000 đồng Hình thức đăng ký lưu ký chứng khoán: Ghi sổ

Cũng trong ngày 21/03/2008, Trung tâm GDCK Hà Nội cũng đã nhận được bộ hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty cổ phần Lilama 69-1. Công ty cổ phần Lilama 69-1 có vốn điều lệ là 70,15 tỷ đồng xin đăng ký niêm yết 7,015 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng.

Trong số, 4 công ty lưu ký chứng khoán đã có hai công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ngày 25/12/2007 Lilama10 đã lên sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh báo hiệu cho pháo hiệu của họ chứng khoán Lilama.

Ngày 21/4/2008 Công ty cổ phần Lilama 69 - 2 niêm yết 3.000.000 cổ phiếu với mã giao dịch L62 tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC). Đúng 8h30 phút ngày 21/4/2008 ông Phạm Hùng Tổng giám đốc Tổng công ty Lilama đánh cồng bắt đầu cho phiên giao dịch đầu tiên của mã chứng khoán L62.

Khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán, các Công ty có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thụân tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của các công ty được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, các Công ty sẽ không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán.

Niêm yết chứng khoán là một quá trình khó khăn, công ty phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức... do Uỷ ban chứng khoán đề ra như đã trình bày ở trên.

Do đó những công ty được niêm yết trên thị trường sẽ là những công ty tốt. Việc trở thành Công ty niêm yết sẽ giúp cho nhiều người biết đến Công ty như một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, luôn được các cơ quan thông tin đại chúng quan tâm thông tin tình hình công ty tới công chúng. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, qua đó khuyếch trương hình ảnh cho công ty.

Đặc biệt khi mở rộng tỷ lệ nắm giữ cố phiếu các doanh nghiệp trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% mở ra những tương lai tốt đẹp cho các cổ phiếu niêm yết trên sàn có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với các cổ phiếu của Lilama còn ở mức thấp.

Đối với cổ phiếu của Lilama 10 khối lượng NĐTNN được mua là 4,410,000(49%) cổ phiếu. Nhưng số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ rất thấp.

Tính đến 28/3/2008 tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu của Lilama 10 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu L10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà đầu tư Tỷ lệ nắm giữ

Nhà nước 51%

Nhà đầu tư nước ngoài 0.04%

Các tổ chức khác 48.96%

(Nguồn: HASTC tính đến 28/3/2008) Tỷ lệ 0.04% là tỷ lệ thấp nhất mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tỷ lệ 0.04% tương ứng với 3600 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu thì số tiền nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào L10 trị giá 36.000.000VNĐ. Một số vốn đầu tư quá nhỏ so với tiềm lực vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các quỹ đầu tư quốc tế.

Và đến ngày 14/5/2008, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài sỡ hữu cổ phiếu Lilama 10 tăng gấp đôi so với thời điểm 28/3 với tỷ lệ 0.08% tương ứng với 7200 cổ phiếu. Tuy tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu của Lilama 10 tăng lên nhưng đây vẫn là một tỷ lệ thấp. Tỷ lệ thấp nhất trong số các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 2.1 khối lượng nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu của Lilama10

(Nguồn: www.hsx.vn)

Qua biểu đồ trên, ta thấy số lượng cổ phiếu của Lilama 10 do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ có xu hướng tăng lên nhưng đây vẫn là một khối lượng thấp so với tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tình hình đó cũng tương tự đối với cổ phiếu của Lilama 69-2. Trong khi với vị thế là 1 đơn vị hoạt động có danh tiếng và uy tín trong ngành, với hàng loạt các giải thưởng trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Lilama 69-2 là doanh nghiệp đầu tiên trong lịch sử ngành cơ khí chế tạo máy của Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm thiết bị lọc bụi tĩnh điện do chính mình sản xuất sang Nhật Bản. Hiện nay, Lilama 69-2 là một trong số rất ít các doanh nghiệp sản xuất được thiết bị lọc bụi tĩnh điện, trong khi thị trường này ngày càng nóng lên do nhu cầu và yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao. Sản phẩm của Lilama 69-2 luôn được khách hàng trong và ngoài nước ngoài khen ngợi, đánh giá cao. Các thiết bị do Lilama 69-2 đều là những sản phẩm cao cấp. Thiết bị lọc bụi tĩnh điện của Công ty là sản phẩm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe và chính xác cao với 18.800 chi tiết các loại.

Bảng 2.4 Một số chỉ số tài chính của Lilama 69-2

Đơn vị : 1.000.000 đồng

2007

Tổng giá trị tài sản 43.509 48.339 11,10 121.152

Doanh thu thuần 53.96 62.062 15,02 65.343

Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh 2.652 5.06 90,84 5151

Lợi nhuận khác - - - -

Lợi nhuận trước thuế 2.514 5.05 100,89 5.151

Lợi nhuận sau thuế 2.514 5.05 100,89 4.43

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Trang 40 - 51)