Các chương trình hợp tác quốc tế khác

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Trang 58 - 62)

- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp :

2.3Các chương trình hợp tác quốc tế khác

Ngoài những chương trình hợp tác quốc tế trên, Năm 2007 Tổng công ty đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài.

Từ ngày 3 đến 9/6/2007, đoàn đại biểu cấp cao của Lilama do Chủ tịch hội đồng quản trị Nguyễn Thế Thành và Tổng giám đốc Phạm Hùng dẫn đầu đã sang làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Với chuyến đi này Tổng công ty đã thu hút được các tập đoàn lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản đầu tư vào các dự án lớn của Lilama. Với tập đoàn Hyundai - một tập đoàn lớn có thế mạnh về thiết kế các nhà máy điện và phát triển công nghiệp nặng của Hàn Quốc. Lilama và Hyundai thống nhất các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác tư vấn, thiết kế và quản lý thực hiện các dự án phát triển nguồn điện do Hyundai thiết kế và đề cập đến khả năng hợp tác trong việc xây dựng các nhà máy chế tạo thiết bị nhà máy điện (tua-bin, máy phát, trạm phân phối điện...) với Hyundai công nghiệp nặng. Tổng công ty Lắp máy và tập đoàn Huyndai cũng đã nghĩ tới việc hợp tác với Hyundai ôtô.

Ngoài ra, Lilama hợp tác với Mitsubishi - một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản với các công ty thành viên: Mitsubishi thương mại, Mitsubishi công nghiệp nặng và Mitsubishi Metal One. Tổng giám đốc Phạm Hùng và đại diện của Metal One - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Moriji Kanada đã ký thoả thuận thành lập một công ty sơ chế thép chất lượng cao và thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm này tại Việt Nam.

Với Mitsubishi công nghiệp nặng, hai bên đã thoả thuận thành lập một nhóm chuyên gia công tác mỗi bên ba người để hoạch định, phân chia công việc mà mỗi bên có khả năng làm trong các dự án điện. Trên cơ sở đó, tiến tới việc ký thoả thuận hợp tác dài hạn nhằm tổ chức thực hiện các dự án phát triển nguồn điện tại Việt Nam theo hình thức tổng thầu EPC. Ba chuyên gia của Mitsubishi sẽ sang làm việc tại Lilama để thực hiện những thoả thuận trên.

Ngoài ra, Lilama và Mitsubishi công nghiệp nặng cũng đề cập đến việc thành lập một công ty liên doanh đóng tàu vận tải biển sức chở tới 100.000 tấn tại một địa điểm ở miền Nam Việt Nam. Và theo thoả thuận này, Lilama được cử một số kỹ sư sang thực tập tại các nhà mày của Mitsubishi.

Tại Mitsubishi thương mại, Lilama và One Energy -công ty thành viên của Mitsubishi thương mại, đã có cuộc làm việc nhằm thúc đẩy việc thực hiện thoã thuận hợp tác đã ký trước đó tại Việt Nam về việc hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 công suất 1.200MW. Cũng theo thoả thuận này, Mitsubishi thương mại sẽ tham gia quá trình thực hiện dự án xây dựng nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1

do Lilama làm chủ đầu tư. Theo thoã thuận công ty One Energy sở hữu 50% công ty này, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với 1,25 tỷ USD trong đó Mitssubishi đóng góp 50% tương ứng là 0,625 tỷ USD dự kiến số vốn góp được giải ngân từ 2008- 2011.

Một thoả thuận hợp tác để chế tạo các bồn, bể chứa dung tích lớn cho các nhà máy lọc dầu, hoá chất cũng đã được ký giữa Lilama và Tập đoàn TKK (Toyo Kanetsu KK). Thoả thuận này nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục của Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Lilama đảm nhiệm.

Lilama cũng đã làm việc với Tập đoàn ngân hàng Tokyo Mitsubishi - UFJ - ltd - ngân hàng lớn nhất Nhật Bản hiện nay. Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi - UFJ - ltd sẽ thu xếp vốn dài hạn cho các dự án đầu tư của Lilama, đồng thời chi nhánh của ngân hàng này tại Hà Nội sẽ thu xếp vốn ngắn hạn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lilama.

Tiếp theo, trong chuyến tháp tùng đoàn của Thủ tướng Chính phủ đi thăm và làm việc tại các nước Liên Bang Nga, Cộng Hoà CZech và Ba Lan từ ngày 5/9 đến 14/9 năm 2007, Tổng công ty Lilama đã tiếp xúc, làm việc và ký thoả thuận hợp tác với một số đối tác của Nga. Nhận thấy thị trường máy xây dựng tại Việt Nam đang tăng cao, có nhiều điều kiện thuận lợi để các bên hợp tác nghiên cứu, chế tạo và phát triển sản phẩm máy xây dựng. Ngày 11/9/2007 tại Matxcơva Tổng công ty Lilama đã ký thoả thuận hợp tác với Liên hiệp sản xuất công ích URALVAGONZAVOD (UVZ) và Tập đoàn CHTZ-URALTRAC (CHTZ) - Liên Bang Nga về việc hợp tác chế tạo máy xúc và máy ủi tại và phát triển thị trường máy xây dựng tại Việt Nam. UVZ và CHTZ là hai doanh nghiệp của Nga chuyên hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy xây dựng như máy xúc bánh xích, máy ủi ... Các bên sẽ thành lập Công ty cổ phần để sản xuất lắp ráp máy xúc và máy ủi tại Việt Nam. Phía Nga sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, cung cấp một số thiết bị như động cơ, hộp số, mô tơ, bơm thủy lực, các bộ phận điều khiển phía Việt Nam chế tạo các thiết bị còn lại theo thiết kế của phía đối tác. Tiếp theo đó phía đối tác sẽ chuyển giao công nghệ cho Lilama đủ khả năng chế tạo trọn gói sản phẩm mang thương hiệu Lilama.

Ngày 11/9/2007 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Viện Nghiên cứu cơ khí NARIME và Công ty Kondor-eco (OAO)-Liên Bang Nga ký thoả thuận thành lập Công ty cổ phần quốc tế thiết bị lọc bụi Lilama các cổ đông thống nhất góp vốn thành lập công ty cổ phần với tư cách là cổ đông sáng lập của Công ty. Công ty sẽ hoạt động trong lĩnh vực: tư vấn, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, chuyển giao công nghệ thiết bị xử lý khí thải công nghiệp bao gồm nhưng không hạn chế các thiết bị như lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi cho các nhà máy công nghiệp.

Ngày 27/12/2007, tại Hà Nội, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và Tập đoàn Đầu tư Điện lực Trung Quốc (CPI) ký thỏa thuận hợp tác phát triển các dự án công nghiệp tại Việt Nam và một số nước trong khu vực. Tổng giám đốc Lilama Phạm Hùng cho biết, theo thoả thuận hợp tác này, Lilama và CPI cùng phối hợp đầu tư các dự án nhiệt điện than theo hình thức BOT tại Việt Nam trên cơ sở quy hoạch phát triển điện lực của Chính phủ. Hiện nay, việc hợp tác với các đối tác nước ngoài theo hình thức BOT là một giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu vốn và công nghệ

Ngoài lĩnh vực điện lực, Lilama và CPI sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư phát triển về khoáng sản, luyện kim. Trên cơ sở biên bản hợp tác này, Lilama và CPI cũng ký thoả thuận tham gia đấu thầu để làm chủ đầu tư dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2 theo hình thức BOT. Cùng đó, Lilama, CPI và Công ty Veagle (đăng ký tại Hồng Công) cũng ký thoả thuận hợp tác thành lập Công ty cổ phần quản lý dự án chuyên nghiệp để cùng tham gia xây dựng, vận hành và kinh doanh các dự án sau này. Tại lễ ký kết, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CPI khẳng định Lilama là đối tác hợp tác chiến

lược lý tưởng của CPI bởi Lilama không chỉ có đẳng cấp cao về cơ khí lắp máy mà còn rất thành công trong lĩnh vực phát triển các dự án điện tại Việt Nam. Tập đoàn CPI là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, triển khai thành công nhiều dự án năng lượng trong khu vực Châu Á và đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ rất sớm. Hiện nay, CPI đang quản lý và vận hành nhiều công trình điện lớn tại Trung Quốc với tổng công suất ước tính khoảng 45.000 MW (sản lượng này gấp khoảng 3 lần tổng công suất điện của Việt Nam

Theo thỏa thuận vừa ký kết, thời gian tới, Lilama và CPI sẽ đồng phối hợp tham gia đầu tư các dự án nhiệt điện than, nhiệt điện hạt nhân theo hình thức BOT tại Việt Nam trên cơ sở qui hoạch phát triển điện lực đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Ngoài ra, hai bên sẽ cùng mở rộng đầu tư các dự án công nghiệp ra một số quốc gia khác.

Để triển khai quá trình hợp tác này, động thái đầu tiên của hai bên sẽ là thành lập Công ty cổ phần quản lý dự án điện chuyên nghiệp, đảm nhiệm tất cả các khâu xây dựng - vận hành - kinh doanh - quản lý các dự án nhà máy điện.

Tập đoàn CPI là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, triển khai thành công nhiều dự án năng lượng trong khu vực Châu Á và đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ rất sớm. Hiện nay, CPI đang quản lý và vận hành nhiều công trình điện lớn tại Trung Quốc với tổng công suất ước tính khoảng 45.000 MW (sản lượng này gấp khoảng 3 lần tổng công suất điện của Việt Nam). CPI có tổng vốn 220 tỷ nhân dân tệ với hệ thống dự án trải rộng khắp nơi, sản lượng bình quân hàng năm của một số sản phẩm chính cũng đạt cao như: than 28 triệu tấn, nhôm 360.000 tấn, 331 km đường sắt... Hợp tác giữa Lilama và CPI còn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Trang 58 - 62)