Hoàn thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Trang 78 - 81)

- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp :

3.3.1Hoàn thiện môi trường đầu tư

Các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài vấn đề họ quan tâm khi quyết định đầu tư đó là môi trường đầu tư của nước tiếp nhận. Do đó, để tạo điều kiện cho Lilama cũng như các doanh nghiệp khác thu hút được vốn đầu tư nước ngoài Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng. Hiện nay, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam. UNDP còn coi Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống kinh tế.

Theo Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, ông Jordan Ryan, từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI (12/1986), đã có nhiều thay đổi quan trọng trong sản xuất, tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, chính sách tiền tệ và ngoại thương. Chính sách đổi mới mở ra nhiều phương thức tổ chức và quản lý kinh tế mới mẻ, góp phần cải thiện đời sống; tạo ra nguồn động lực sáng tạo cho hàng triệu người Việt Nam có dịp sử dụng một cách hiệu quả tiềm năng của mình.

Các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó,

phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian qua không ổn định lắm. Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình từ 7 - 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây.

Theo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Ông Christian Ludwig, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam nhận định: "Hầu như không có nước thứ 2 nào ở châu Á tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Đức như ở Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ ngành sản xuất công nghiệp, đây là lĩnh vực còn vô số khả năng hợp tác với Đức".Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Xúc tiến Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA): có tới 76% doanh nghiệp của Hàn Quốc khẳng định họ sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải thực hiện các cam kết, nguyên tắc của WTO về đầu tư như đã trình bày ở chương 1 do đó càng tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, với chiến lược phát triển đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Các nhà đầu tư hy vọng chiến lược đó giúp họ hưởng lợi lớn khi bỏ tiền vào Việt Nam để cùng Việt Nam bước vào công cuộc cải cách mới. Với nhữnh thành công đã đạt được, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư quốc tế

Về đầu tư gián tiếp, mặc dù Luật chứng khoán đã có hiệu lực nhưng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, chất lượng quản trị công ty đại chúng vẫn còn nhiều bất cập. Do vẫn có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài còn e dè khi đọc các báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán trong nước thực hiện. Việc phát triển và mở rộng quy mô của thị trường trái

phiếu vẫn còn gặp nhiếu khó khăn. Dịch vụ định mức tín nhiệm và thống kê dữ liệu ngành hầu như không có.

Hai là sự thiếu và không đồng bộ về mặt luật pháp, Luật chứng khoán có hiệu lực từ năm 2007 nhưng chưa thể đi vào vận hành vì thiếu hệ thống nghị định, thông tư hướng dẫn. Luật không quy định được vấn đề chi tiết nên phải chờ các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ban ngành.

Do đó, Nhà nước cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư và Luật chứng khoán trên tinh thần tiến đến mực tiêu tư do hoá nguồn vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư nước ngoài để huy động vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu tư là pháp nhân…Thúc đẩy hoạt động của các quỹ đầu tư, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thông pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường, phát triển quy mô thị trường, xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế và quản trị điều hành doanh nghiệp, quản lý Nhà nước, tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán, thị trường OTC và tại các doanh nghiệp cổ phần tư nhân, ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nước ngoài…

Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hoá tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.

Về đầu tư trực tiếp, cần xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư 2005, nhất là từ góc nhìn bảo hộ lợi ích của bên Việt Nam trong các liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư 2005, dự thảo Nghị định đưa ra một số quy định riêng khi thành lập liên doanh nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoãn vãng vốn.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các doangngfvốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng- tài chính- chứng khoán. Trong bối cảnh cả thế giới đang tìm cách giảm thiểu quy chế hành chính và tìm cách viết luật dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thi hành cho giới doanh nhân, có thể ban soạn thảo nghị định cần suy tính tập trung vào những điều trọng yếu nhất mà Luật đầu tư cần hướng tới. Trong khi đăng ký dự án đối với đầu tư của tư nhân trong nước có thể chưa là mục đích chính, thì việc bảo vệ lợi ích của nước nhận đầu tư, hạn chế lạm quyền bởi nhà đầu tư nước ngoài nên là một chủ đích rất đáng quan tâm. Điều này càng đặc biệt trong các dự án liên doanh với nước ngoài, bởi đa số đối tác Việt Nam trong các dự án này đều là doanh nghiệp quốc doanh. Sự không rỏ ràng về sở hữu toàn dân đã và đang là cơ hội để các nhà tư bản lão luyện nước ngoài khai thác nhằm khống chế các liên doanh hoạt động theo ý đồ kinh doanh của họ. Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành không thể né tránh thực tiễn đó. Một trọng tâm không thể tránh được của Luật đầu tư 2005 là cân đối lợi ích của Việt Nam như một nước tiếp nhận đầu tư và lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài.

Bảo vệ quyền lợi của bên Việt Nam suy cho cùng cũng là bài toán bảo vệ cổ đông, bảo vệ đối xử bình đẳng giữa các cổ đông trong một công ty- một chủ đích mà cả hai đạo luật về doanh nghiệp và đầu tư cùng quan tâm. Tuy nhiên, có thể nhận thấy hai đạo luật này tiếp cận bài toán bằng các công cụ khác nhau. Trong khi Luật doanh nghiệp 2005 tìm cách hạn chế cấp phép, gia tăng hậu kiểm, buộc doanh nghiệp tuân thủ kỷ luật báo cáo và bị giám sát thường xuyên thì Luật đầu tư 2005 duy trì tư duy truyền thống, kiểm tra ngay từ khi tổ chức thực hiện dự án, duy trì kiểm soát khi đăng ký đầu tư, dự án nhỏ hơn 300 tỷ đồng phải đăng ký, lớn hơn 300 tỷ đồng phải thẩm tra để cấp phép đầu tư. Do đó, cần có sự thống nhất giữa Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư để đảm bảo lợi ích của bên Việt Nam trong liên doanh tránh hiện tượng công ty liên doanh dần trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Trang 78 - 81)