Tương quan so sánh trong tâm trí khách hàng về mặt chất lượng giữa 6 thương hiệu bánh kẹo cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu bánh Kem Xốp của công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu (Trang 28 - 29)

6 thương hiệu bánh kẹo cạnh tranh

Trong câu hỏi nghiên cứu tương quan so sánh trong tâm trí khách hàng về mặt chất lượng giữa 6 thương hiệu “Hải Hà”, “Kinh Đô”, “Bibica”, “Tràng An”, “Hữu Nghị”, “Hải Châu”, người tiêu dùng được yêu cầu cho điểm từ 1 đến 6 với mỗi nhãn hiệu, điểm 1 là “Chất lượng tốt nhất”, và điểm 6 là “Chất lượng kém nhất”. Kết quả cho thấy vị trí thứ nhất thuộc về thương hiệu “Kinh

Đô” (với 44,7% số người được hỏi cho điểm 1 và 23,7% số người được hỏi cho điểm 2), vị trí thứ hai thuộc về thương hiệu “Hải Hà” (với 26,3% số người được hỏi cho điểm 1 và 42,1% số người được hỏi cho điểm 2), thương hiệu “Hải Châu” chỉ xếp ở vị trí thứ 3 (với 21,1% số người được hỏi cho điểm 1 và 5,3% số người được hỏi cho điểm 2).

Bảng 2.5 Phần trăm số người cho điểm 1 và 2 về mặt chất lượng đối với 6 thương hiệu bánh kẹo

Thương hiệu Số người cho điểm 1 Số người cho điểm 2

Hải Hà 26,3% 42,1% Kinh Đô 44,7% 23,7% Bibica 2,6% 13,2% Tràng An 0% 5,3% Hữu Nghị 0% 5,3% Hải Châu 21,1% 5,3%

Đây có thể coi là một điểm chưa thành công của công ty Hải Châu khi luôn xác định mình là công ty có sản phẩm chất lượng tốt nhất qua slogan “Chỉ có chất lượng vàng”. Nguyên nhân có thể do người tiêu dùng sau khi đã sử dụng thực sự cảm thấy chất lượng sản phẩm của Hải Châu không cao, hoặc cũng có thể do mẫu mã bao bì sản phẩm của Hải Châu chưa tạo được ấn tượng “chất lượng cao” cho sản phẩm của mình. Điều này cho thấy công ty cần nỗ lực hơn trong việc định vị sản phẩm của mình, thực hiện các công cụ marketing-mix một cách nhất quán để tạo hình ảnh “chất lượng cao” cho sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu bánh Kem Xốp của công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu (Trang 28 - 29)