PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU: 1 Năm 2001:

Một phần của tài liệu Quy hoạch và sử dụng đất xã Thanh Giang- Thanh Miện -Hải Dương (Trang 32 - 40)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU: 1 Năm 2001:

3.1.1 Năm 2001:

Trong năm 2001, toàn huyện thu được 34.468 triệu đồng, đạt 109% chỉ

tiêu tỷnh giao, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân. Riêng đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tình hình thu như sau:

Bảng 3: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng. thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2001 ĐVT: triệu đồng Khoản mục Chỉ tiêu Thực hiện Chênh lệch thực hiện so chỉ tiêu % thực hiện so chỉ tiêu Thuế giá trị gia tăng 6.315 6.875 560 108,87 Thuế thu nhập doanh

nghiệp

8.920 5.437 -3.483 60,95

Tổng cộng 15.235 12.312 -2.923 80,81

Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu

Xét thuế giá trị gia tăng, thực hiện đạt 108,87%, vượt 9% so dự toán đề

ra với số tuyệt đối là 560 triệu đồng. Con số 560 triệu đồng không phải là đáng kể nhưng trong hoàn cảnh huyện Tân Châu bị thiên tai lũ lụt ảnh hưởng nặng nềđến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân thì đã là đạt chỉ tiêu. Trái lại, thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm chỉ thu được 5.437 triệu đồng, thấp hơn 29% so kế hoạch với số tuyệt đối là 3.483 triệu đồng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, ảnh hưởng của thiên tai cũng không gây thất thu lớn đến vậy. Từ các số

thu trên dẫn đến tổng thu từ hai loại thuế trên chỉđạt gần 81% so dự toán, trong khi thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm đến 35,53% tổng thu trên địa bàn. Tình hình thu diễn ra như thế thì có nhiều nguyên nhân, do bản thân nền kinh tế giảm sút, do công tác quản lý còn nhiều thiếu sót, do ý thức doanh nghiệp kém, gian lận của cán bộ thuế, của doanh nghiệp…

Về nguyên nhân kinh tế, đây là một năm rất khó khăn cho sự phát triển kinh tế huyện trước sự tấn công quá nhanh của lũ lụt đến mức không ứng phó kịp thời, đây là điểm khác so mọi năm. Hậu quả của nó là sự tác động dây chuyền, mùa màng thất thu khiến nông dân mất thu nhập dẫn đến khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm 11% so năm trước trong khi ngành này chiếm tỷ

trọng đến 33,88%. Do nông dân chiếm đa phần nên sự tụt giảm này khiến cho ngành thương mại dịch vụ kém sôi động hẳn so sức mua trên thị trường giảm

đáng kể, ngành này chiếm đến 43,63% cơ cấu và mức tăng trưởng chỉ đạt 5,97%. Những tác động này tạo sức ì lớn cho kinh tếhuyện, tuy nhiên khu vực công nghiệp- xây dựng lại có mức tăng đột biến đến 98,17% do có nhiều khu dân cư mới được thành lập. Sự tăng trưởng mang nhiều tính thời vụ đó là cú huých cho nền kinh tế huyện lúc đó, giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,4%, điều này vượt xa mong đợi trong tình hình khó khăn như vậy. Với bức tranh toàn cảnh kinh tế huyện Tân Châu như thế thì có thể giải thích một phần về số thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do hầu hết các lĩnh vực đều xuống dốc nên thu nhập doanh nghiệp giảm là điều dễ hiểu, dẫn

đến số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm theo. Ngược lại, thuế giá trị gia tăng lại tăng vì dù cho hầu hết các lĩnh vực suy yếu nhưng GDP vẫn tăng hơn 10%, mức tăng tương đối cao, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng trong xã hội là cơ sở

cho việc thu thuế giá trị gia tăng.

Với bấy nhiêu lý giải thì không đủ để giải thích tình hình thu trong năm qua, còn phải kể đến công tác quản lý, công tác này góp phần rất lớn đến kết quả thu nhưng lại có nhiều thiếu sót như: công tác quản lý hộ chưa tích cực, bỏ

sót rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ, lẻ do cán bộ thuế và hội đồng tư vấn thuế còn ngán ngại vì cho rằng mức thu không đáng kể hoặc đưa vào lập bộ sẽ khó thu, khó xử lý; quản lý hộ thời vụ còn lỏng lẽo, nhất là hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng; các cơ sở kinh doanh gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc ghi giảm doanh thu hay tăng chi phí hợp lý, hoặc cả hai bằng rất nhiều mánh khoé mà cán bộ thuế phát hiện rất ít…

Huyện Tân Châu là nơi kinh doanh mua bán nông sản nhộn nhịp, nguồn hàng hoá hình thành từ sản lượng lương thực của huyện trung bình hàng năm

lên đến 115.000 ngàn tấn, ngoài ra còn có lương thực từ các huyện lân cận và từ Campuchia. Các doanh nghiệp thuộc Chi cục quản lý năm nay có doanh số

chỉđạt 13% về quản lý doanh số bán hàng so năm trước, chỉ đạt 19% về quản lý doanh số bán hàng so nguồn lương thực. Như vậy, nguồn thất thu thuế là rất lớn.

3.1.2 Năm 2002:

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ thuế năm 2002 trên địa bàn huyện đạt 35.769 triệu đồng, vượt 17,93% so dự toán tỷnh, cao hơn 5,20% so chỉ tiêu phấn đấu cục giao. Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Bảng 4: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng. thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2002

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu

Chênh lệch thực thu so Tỷ lệđạt (%) Khoản mục Chỉ tiêu pháp lệnh Chỉ tiêu phấn đấu Thực thu So CTPL So CTPĐ So CTPL So CTPĐ

Thuê giá trị gia

tăng 8.620 9.000 12.252 3.632 3.252 142,13 136,12 Thuế thu nhập

doanh nghiệp 4.245 5.090 5.375 1.130 285 126,62 105,60 Tổng cộng 12.865 14.090 17.627 4.762 3.537 137,02 125,10

Qua bảng ta thấy, tổng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 137,02% so chỉ tiêu pháp lệnh, đạt 125,10% so chỉ tiêu phấn đấu.

Đây là mức đạt chỉ tiêu rất cao so các năm trước. Riêng thuế giá trị gia tăng thực thu đạt 12.252 triệu đồng, hơn so chỉ tiêu phấn đấu đến 3.252 triệu đồng, tương đương 36,13%. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, tình hình thu cũng rất khả quan với số thực thu là 5.375 triệu đồng, cao hơn 5,6% so chỉ tiêu phấn

đấu. Nhìn chung, tình hình thu thuế tiến triển rất tốt so với năm 2001. Trong năm này, điều kiện triển khai thu thuế cũng gặp rất nhiều khó khăn: tình hình

kinh tế không ổn định do giá cả nông sản biến động mạnh, mức tăng trưởng năm 2001 thấp, bị thiên tai 3 năm liên tiếp…Do vậy, đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân như: mức tăng trưởng GDP đạt hơn 10%; công tác quản lý có nhiều đổi mới khắc phục thiếu sót của những năm vừa qua; các cơ sở kinh doanh làm ăn có hiệu quả hơn…

Về kinh tế, tình hình có nhiều khởi sắc với mức tăng trưởng đạt 10,8%, tuy vẫn còn đó những khó khăn. Cụ thể từng khu vực như sau: ngành nông nghiệp chiếm 35,05% trong cơ cấu kinh tế có mức tăng 5,81%. Đây là một bước tiến bộ đặc biệt, GDP trong ngành này năm 2001 tăng trưởng âm mà bây giờ lại đạt hơn 5%, tăng đến 16%. Nhờ đó khu vực thương mại dịch vụ cũng

được vực dậy và sôi động trong cả năm, tăng 11,12% so năm trước với cơ cấu chiếm gần 45%. Ngành công nghiệp- xây dựng có giảm nhưng vẫn đạt mức 18,53%. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế thì thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu tăng là điều tất yếu. Song, để có được mức tăng cao như thế thì phải kể đến đóng góp của công tác quản lý. Những nguyên nhân thúc đẩy tăng nguồn thu như là: công tác quản lý đối tượng nộp thuế được tăng cường hơn, Chi cục quan tâm khai thác triệt để nguồn thu trên cơ sở

thực hiện đúng luật; công tác quản lý doanh số thuế đối với các doanh nghiệp, hộ cá thể được nâng chất lượng; thực hiện chế độ số sách kế toán hoá đơn, chứng từ ngày càng chuyên nghiệp, bài bản hơn; mở rộng diện hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ…Bên cạnh đó, từ đầu năm Chi cục thuế tiếp nhận trên 46 doanh nghiệp từ Cục chuyển về để tiếp tục quản lý sát hơn và tăng thu.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại chủ yếu như: tính chuyên nghiệp của các cơ

sở kinh doanh chưa cao; chủ yếu là buôn bán nhỏ, lẻ; không thực hiện đúng chếđộ số sách kế toán do nhiều nguyên nhân như trình độ thấp nên ít hiểu biết về luật để tuân thủ cho đúng, cố tình làm sai để gian lận hay đơn giản hoá các thủ tục để việc mua bán được tiến hành nhanh chóng vì thực hiện trình tự theo luật định đôi khi đòi hỏi nhiều thời gian…Những gian lận thường thấy là lợi dụng quy trình tự tính thuế, tự kê khai thuế một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong kê khai nhằm mục đích trốn thuế như lập bảng kê khấu trừđầu vào

khống, ghi giá mua cao hơn giá thực tế hoặc xuất hoá đơn thấp hơn giá thanh toán trong khi Chi cục thuế chỉ thu theo kê khai của doanh nghiệp, chỉ khi nhận thấy có biểu hiện trốn thuế mới tập trung kiểm tra, xử lý…. Về phía cán bộ thuế đã có nhiều cố gắng nhưng ở khâu kiểm soát hộ và doanh số thuế, thanh tra, kiểm tra vẫn còn những tồn đọng, đáng chú ý là ở một số cán bộ thuế tinh thần trách nhiệm chưa cao.

3.1.3 Năm 2003:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 47.374 triệu vượt 14,29% so dự toán pháp lệnh, vượt 8,16% so dự toán phấn đấu và tăng 42,44% so cùng kỳ 2002.

Đây là năm thứ 3 của kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2001- 2005), ngành thuế

liên tục hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, số thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2003 có số thu tăng hơn 2002 là 11.605 triệu

đồng.

Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2003 như sau:

Bảng 5 : Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003:

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu

Chênh lệch thực thu so Tỷ lệđạt (%) Khoản mục Chỉ tiêu pháp lệnh (CTPL) Chỉ tiêu phấn đấu (CTPĐ) Thực thu So CTPL So CTPĐ So CTPL So CTPĐ

Thuế giá trị gia tăng 16.025 16.560 16.828 803 268 105,01 101,62 Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.575 4.575 5.208 633 633 113,84 113,84 Tổng cộng 20.600 21.135 22.036 1.436 901 106,97 104,26

Qua bảng ta thấy, thuế giá trị gia tăng có tăng nhưng không cao chỉ vượt 5,01% so chỉ tiêu pháp lệnh và hầu như bằng chỉ tiêu phấn đấu. Còn thuế thu

nhập doanh nghiệp có mức tăng cao hơn, vượt 13,84% so chỉ tiêu đề ra. Tính chung cả hai loại thuế thì tăng 6,97% so chỉ tiêu pháp lệnh, tăng 4,26% so chỉ

tiêu phấn đấu với số tuyệt đối tương ứng là 1.436 triệu đồng và 901 triệu đồng. Qua đó cho thấy, mức đạt kế hoạch đề ra thấp hơn rất nhiều so năm trước.

Điều này có thể được hiểu là tình hình thu thuế năm 2001 rất xấu nên khi nền kinh tế được vực dậy cộng thêm nhiều thay đổi tích cực trong cung cách quản lý giúp nguồn thu năm 2002 tăng đột biến so kế hoạch. Sang năm 2003, tình hình đi vào ổn định về mọi mặt nên kế hoạch đặt ra rất sát thực tế do vậy không vượt xa kế hoạch là điều dễ hiểu.

Cũng có thể lý giải thực trạng thu bằng hoàn cảnh lúc bấy giờ. Về kinh tế

năm 2003, nền kinh tếđi vào ổn định và tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2002 với mức tăng GDP đạt 10,6%, tương đương năm trước tuy có hơi chững lại. Ngành thương mại dịch vụ mỗi năm một chứng tỏ vai trò chủ đạo với cơ cấu mỗi năm mỗi tăng và hiện thời là 46,16%, đạt mức tăng trưởng là 14,03%. Có thể nói ngành thương mại dịch vụ là đầu tàu kéo cả con tàu kinh tế Tân Châu tiến trên con đường phát triển. Ngành này có bước tiến ngày càng vững chắc cũng một phần do ngành nông nghiệp từ 2002 đến nay tương đối ổn định, chính quyền có nhiều biện pháp giúp bình ổn ngành này cũng từ đó giúp đời sống nhân dân tiến bộ một bước cả về vật chất lẫn tinh thần. Khu vực công nghiệp- xây dựng đến nay vẫn giũ mức tăng trưởng đều đặn, tỷ trọng tiếp tục tăng đến 20,77% với tốc độ phát triển là 13,18%. Nhìn chung, những bước tiến

đó giúp việc thu thuế diễn ra dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Ngoài kinh tế, còn có những nguyên nhân như: công tác quản lý hộ được tăng cường, đặc biệt là hộ sổ sách kế toán; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế…để chống thất thu thuế; công tác phối hợp giữa Chi cục thuế và các cơ quan ban ngành phát huy hiệu quả rõ rệt; Chi cục thuế đặt ra chỉ tiêu từ đầu năm và quyết tâm thu vượt kế hoạch. Còn với các doanh nghiệp công tác quản lý hộ, doanh số có nhiều tiến bộ. Trái với những viễn cảnh tươi đẹp trên thì vẫn còn đó những tồn tại, đó là: các doanh nghiệp, hộ mở số sách kế toán chưa kê khai trung thực kết quả kinh doanh, vẫn còn tình trạng hộ lớn có mức thuế thấp hơn hộ nhỏ; công tác quyết toán và

kiểm tra quyết toán thuế đối với các tổ chức và hộ cá thể sản xuất kinh doanh cũng mới chỉ đạt kết quả bước đầu, mức độ phát hiện vi phạm chưa sâu, tỷ

suất lợi nhuận đạt được còn thấp…

3.1.4 Qua 3 năm:

Để có được cách nhìn tổng quan hơn về sự phát triển trong hiệu quả

công tác thu thuế, ngoài đánh giá kết quảđạt được so chỉ tiêu thì cần đặt chúng trong mối liên hệ theo thời gian, tức là qua các năm, cụ thể là qua 3 năm gần

đây, từ 2001 đến 2003.

Bảng 6: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm (2001- 2003) ĐVT: triệu đồng Thực thu Chênh lệch Tỷ lệđạt (%) Khoản mục 2001 2002 2003 2002 so 2001 2003 so 2002 2002 so 2001 2003 so 2002 Thuê giá trị gia tăng 6.875 12.252 16.828 9.953 4.576 178,18 137,35

Thuế thu nhập doanh

nghiệp 5.437 5.375 5.208 -229 -176 98,86 96,89

Tổng cộng 12.312 17.627 22.036 9.724 4.400 143,17 125,01

Biểu đồ1: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm 12.252 16.882 6.875 5.208 5.375 5.437 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Thuế giá trị gia tăng Thuế thu nhập doanh nghiệp

Qua bảng ta thấy, tổng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh, mức tăng năm 2002 so năm 2001 lên đến 43,17%, cao hơn 4 lần tốc độ tăng GDP 2002 của huyện. Mức tăng tổng thuế

giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 so 2002 có giảm nhiều nhưng vẫn còn rất cao, đến 25,01%. Xét chung là như thế nhưng thật ra chỉ có thuế giá trị gia tăng là tăng cực kỳ cao còn thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Trong khi thuế giá trị gia tăng tăng tăng đến 78,18% thì thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 1,14% kéo theo tổng cộng chỉ tăng 43,17%

đối với cả 2 loại khi so sánh giữa 2002 và 2001. Tương tự như thế, khi so giữa 2003 và 2002, thuế giá trị gia tăng tiếp tục tăng cao, đạt 37,35% và thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục giảm là 3,11%. Nguồn thu chẳng những tăng vượt chỉ tiêu hằng năm lại còn tăng đều và tăng cao qua 3 năm. Điều này là tín hiệu tốt cho công tác thu thuế năm sau đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi toàn Chi cục phải phấn đấu nhiều, nhiều hơn nữa để giữ đà tăng như hiện nay để cho mũi tên chỉ xu hướng phát triển chỉ có hướng lên chứ không dốc xuống.

Đểđạt được thành quả đáng tự hào như thế thì không thể không kể đến sự quan tâm chỉ đạo sâu sát kịp thời, có hiệu quả của Cục thuế tỷnh An Giang, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện cùng nhiều ban ngành có liên quan, tinh

Một phần của tài liệu Quy hoạch và sử dụng đất xã Thanh Giang- Thanh Miện -Hải Dương (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)