Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban: Chi cục thuế:

Một phần của tài liệu Quy hoạch và sử dụng đất xã Thanh Giang- Thanh Miện -Hải Dương (Trang 28 - 32)

Tân Châu, nhận thấy: trình độ văn hóa: tốt nghiệp cấp 2 chiếm tỷ lệ 4,34%, tốt nghiệp cấp 3 chiếm tỷ lệ là 95,66%; trình độ chuyên môn: sơ cấp chiếm tỷ lệ

2,44%, trung cấp chiếm tỷ lệ 50%, đại học chiếm tỷ lệ 31,70%; số còn lại là nhân viên hợp đồng. Cán bộ- công nhân viên công tác lâu năm nhiều kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 25,60%. Số người trẻ chiếm khoảng 50%.

Qua thực tế đó ta thấy, Chi cục thuế chú trọng công tác nhân sự, không chỉ chú trọng kiến thức chuyên môn mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên học tập, rèn luyện. Thời gian qua, Chi cục thuế thường xuyên gởi cán bộ tham dự các khoá tập huấn ngắn và dài hạn để nâng cao chuyên môn và cập nhật những thông tin, chính sách, nhiệm vụ mới trong điều kiện mới.

2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban: Chi cục thuế: Chi cục thuế:

Thực hiên nhiệm vụ chung: dự toán thu thuế và thu khác trên địa bàn, đề

ra biện pháp, phương án thu thống nhất cho toàn Chi cục thuế thực hiện đúng theo Luật định; kiểm tra thực hiện kế hoạch thu; chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban lãnh đạo Cục thuế về mặt chỉ tiêu của Chi cục thuế, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, Cục thuế trong việc đề nghị miễn giảm thuế …Tăng cường mối quan hệ giữa các ngành, các cấp trong địa bàn huyện. Thực hiện các chức năng quản lý và điều động cán bộ, công nhân viên thuộc phạm vi mình quản lý cho phù hợp với từng địa bàn, xét khen thưởng, đề

bạt cán bộđồng thời xử lý kỉ luật cán bộ vi phạm những qui định ngành thuế.

Ban lãnh đạo chi cục:

Chi cục trưởng và 2 phó chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác quản lý thu thuế tại địa bàn huyện theo các chính sách, Luật, Nghị định, Thông tư về thuế của Nhà nước và dưới sự chỉ đạo của các cơ quan,ban ngành có thẩm quyền.

Tổ Nhân sự- Hành chính quản trị- Tài vụ:

Thực hiện công tác quản lý cán bộ như: đề nghị nâng lương, tuyển dụng, chuyển ngạch, kỉ luật đối với cán bộ của Chi cục thuế; đề nghị tổ chức,

phân công công việc giữa các tổ, đội và từng cán bộ; xây dựng qui hoạch cán bộ lãnh đạo tổ, đội; thực hiện các báo cáo thống kê về công tác cán bộ; phối hợp với các tổ, đội có liên quan để tổ chức hướng dẫn học tập nghiệp vụ cho cán bộ của Chi cục…Thực hiện công tác văn thư, hành chính của Chi cục Thuế: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy, in ấn các tài liệu, tiếp nhận phân phối và lưu hành công văn, giấy tờ theo qui chế làm việc của cơ quan; đề xuất việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan; phối hợp với các tổ chức khác trong việc tiếp khách, tiếp dân đến cơ quan làm việc…Quản lý kinh phí chi tiêu của Chi cục Thuế, gồm: lập dự toán chi ngân sách của đơn vị; quản lý việc thanh toán chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp.. hàng tháng cho cán bộ cơ quan; đảm bảo công tác hậu cần phục vụ nhu cầu công tác và sinh hoạt của cơ quan; thực hiện chế độ thanh, quyết toán và báo cáo định kỳ theo chế độ qui định.Thực hiện công tác khác có liên quan đến cán bộ công chức, hành chính và tài vụ cơ

quan.

Tổ xử lý dữ liệu:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc lập dự toán thu, thực hiện tính thuế, lập bộ ra thông báo thuế và kế toán thu. Cụ thể là:

Chủ trì trong việc lập dự toán thu; theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu thuế từng tháng, quý, năm; lập sổ lưu giữ các chỉ tiêu kinh tế, các số liệu có liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Lập bộ thuế; xử lý tờ khai thuế (của các đối tượng kê khai); tính thuế, tính nợ, tính phạt hoặc ấn định thuế, phát hành thông báo thuế; kế toán và theo dõi thu nộp thực hiện thống kê thuế; xem xét quyết toán thuế của các đối tượng kê khai, xác

định số thuế phải nộp và thực nộp trong năm, số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu để đưa vào thông báo tiếp theo. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các tổ Nghiệp vụ, tổ Thanh tra và các đội thuế phục vụ cho công tác quản lý thu.

Tổ quản lý ấn chỉ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong công tác quản lý ấn chỉ thuế. Cụ

Tổ chức kế toán nhập, xuất tất cả các loại ấn chỉ thuế, cấp phát và bán hóa đơn, tờ khai thuế cho đối tượng nộp thuế; mở sổ sách theo dõi quản lý, thanh toán biên lai thuế, phí, lệ phí với từng cán bộ thuế, đơn vị sử dụng biên lai thu phí, lệ phí. Lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, hóa đơn, chứng từ theo đúng chế độ qui định; theo dõi quản lý và kiểm tra đối tượng sử

dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn. Hướng dẫn các đối tượng sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, hóa đơn, chứng từ…thực hiện đúng việc ghi chép, quản lý sử dụng theo đúng chế độ qui định của Nhà nước. Thanh hủy ấn chỉ thuế hết hạn sử dụng theo đúng qui định…

Tổ nghiệp vụ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn, chỉđạo về nghiệp vụ thuế đối với các đối tượng nộp thuế và các tổ, đội của Chi cục Thuế; điều tra xác

định doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh để đề xuất kế hoạch điều chỉnh doanh thu đối với hộ thu ổn định…

Tổ Nghiệp vụ cần phối hợp với các đội thuế xã trong việc kiểm tra, xác minh các hồ sơ, tờ khai thuế, lệ phí, đảm bảo tính chính xác để chuyển cho Tổ

xử lý dữ liệu ra thông báo thu, đảm bảo sự kiểm tra giám sát lẫn nhau trong quá trình thu.

Tổ Thanh tra, kiểm tra:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế trong việc thực hiện chính sách thuế, các chế độ quản lý; xử lý khiếu nại và vi phạm về thuế của đối tượng nộp thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện cưỡng chế thuế. Cụ thể như: Thực hiện thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật thuế; thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế trong việc thực thi chính sách thuế, các biện pháp nghiệp vụ hành thu. Xử lý các trường hợp vi phạm về thuế, giải quyết các khiếu nại về thuế theo thẩm quyền. Phối hợp các

đơn vị có liên quan thực hiện cưỡng chế thuếđối với các đối tượng nộp thuế vi pham Pháp Luật về thuế; phối hợp với các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị

Đội thuế xã:

Đội thuế có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, xác định chính sách căn cứ tính thuế, cung cấp cho bộ phận tính thuế, lập bộ, phát hành thông báo nộp thuế và đôn đốc thu nộp các loại thuế phát sinh trên địa bàn đối với các cơ sở cá nhân , các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế xã hội thuộc các thành phần kinh tế. Tổ chức cho các đối tượng nộp tiền thuế vào kho bạc Nhà nước, nếu nơi nào xa xôi thì tổ chức thu tại cơ sở, thanh toán kịp thời biên lại,

ấn chỉ thuế. Phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, tổ đoàn thể trên địa bàn tuyên truyền giáo dục, giải thích, vận động các đối tượng sản xuất kinh doanh và nhân dân tự giác thực hiện nghiêm chỉnh các Luật và Pháp lệnh thuế. Phối hợp với bộ phận kiểm tra, xử lý việc chấp hành chính sách, chế độ, nghĩa vụ nộp thuế, kết hợp với các ngành xử phạt hành chính, cưỡng chế việc trốn lậu thuế…Thực hiện các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và thu khác trên địa bàn, kết quả thu hàng tháng, quý, năm, tình hình chấp hành các luật và các hướng dẫn của Nhà nước về

thuế và thu khác. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong việc đề nghị miễn, giảm thuế theo qui định của Pháp luật, đề xuất với ngành, địa phương các biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế. Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các đối tượng nộp thuế trên địa bàn được giao; tham gia với Tổ xử lý dữ liệu để xây dựng kế toán thu thuế…

Một phần của tài liệu Quy hoạch và sử dụng đất xã Thanh Giang- Thanh Miện -Hải Dương (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)