PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình (Trang 67 - 73)

1.Nhận xét:

Về tình hình sử dụng lao động:

Công ty có lực lượng cán bộ - công nhân viên với trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, công tác đào tạo - bồi dưỡng công nhân viên cũng được công ty chú trọng để phù hợp với đòi hỏi của thị trường.

Tình hình số lượng lao động trong công ty không đều nhau giữa các tháng trong năm. Mặc dù số lao động định biên làm việc tại các phòng ban, phân xưởng chiếm đa phần nhưng do công ty sử dụng lực lượng lao động thời vụ linh hoạt theo hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã dẫn đến sự dao động về số lượng lao động trong công ty.

• Ưu điểm của việc sử dụng lao động thời vụ là tiết kiệm được chi phí trong giá thành sản phẩm trong những trường hợp công ty dư thừa lao động vì có ít đơn đặt hàng, từ đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty.

• Bên cạnh đó cũng có mặt hạn chế là: khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, cần tăng cường số lao động thời vụ thì việc tìm kiếm số lao động thời vụ có đủ tiêu chuẩn, trình độ tay nghề phù hợp với công việc sản xuất của công ty đôi lúc sẽ gặp khó khăn. Do thị trường lao động không đủ đáp ứng hoặc tâm lý người lao động không thích làm việc theo thời vụ mà ngược lại họ muốn có một công việc thật ổn định để có thể đảm bảo cuộc sống của mình.

Về thu nhập bình quân của người lao động trong công ty:

Qua Bảng báo cáo thu nhập bình quân của người lao động trong 2 năm: 2002 và 2003 ta thấy, thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2003 giảm so với năm 2002. Điều này là do: tốc độ tăng của số lao động trong công ty lớn hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập. Do vậy, mặc dù quỹ tiền lương của năm 2003 tăng nhưng số lao động trong công ty lại tăng cao hơn đã làm cho thu nhập bình quân của người lao động giảm.

Tuy nhiên, nhìn chung thu nhập bình quân của người lao động trong công ty vẫn đảm bảo được đời sống của công nhân viên trong công ty. Cụ thể là, trong năm 2003 công ty đã áp dụng chế độ trả lương mới theo đúng quy định của Nhà nước, cùng với việc hỗ trợ các khoản phụ cấp, phúc lợi, khen thưởng đã làm cho thu nhập bình quân của người lao động qua các tháng tương đối ổn định.

Về tổng quỹ tiền lương của công ty:

Quỹ tiền lương của công ty để chi trả cho công nhân viên trong năm 2003 tăng so với năm 2002. Nguyên nhân là do: số lao động trong công ty

tăng nên công ty phải tăng tỷ lệ phân bổ tiền lương trả cho người lao động. Đồng thời, trong năm 2003 Nhà nước quy định mức lương cơ bản mới và công ty đã áp dụng chính sách trả lương mới này để chi trả cho người lao động trong công ty nhằm phù hợp với chế độ lương theo quy định của Nhà nước.

Về công tác kế toán tiền lương tại công ty:

Tiền lương thanh toán cho CB - CNV tại Công ty An Thái gồm 2 khoản: lương theo Nghị định 26/CP và lương theo sản phẩm. Thực tế công tác chi lương tại công ty tiến hành chi thành 2 kỳ: kỳ 1 chi lương theo NĐ 26/CP vào ngày 25 hàng tháng và kỳ 2 chi lương theo sản phẩm vào ngày 5 của tháng sau. Trong đó:

• Căn cứ để tính lương theo NĐ 26/CP là: thời gian làm việc thực tế, thang lương và hệ số lương theo quy định của Nhà Nước.

• Căn cứ để tính lương theo sản phẩm là: thời gian làm việc thực tế, hệ số công việc theo quy định của Nhà nước, điểm số thi đua theo quy định của công ty và đơn giá được xây dựng theo kế hoạch từ đầu năm của công ty dựa vào quỹ tiền lương của năm trước, được áp dụng cho mọi đối tượng trong công ty.

Ta thấy rằng, trong cách tính lương theo NĐ 26/CP và lương theo sản phẩm đều có liên quan đến ngày công, giờ công thực tế của CBCNV. Hiện nay, công tác chấm công của công ty được thực hiện ở các phòng ban, tổ sản xuất sau đó gởi bảng chấm công cho Kế Toán lao động tiền lương để làm căn cứ tính lương cho công nhân viên. Điều này cho thấy: việc chấm công lao động như vậy chưa được chính xác, chưa phản ánh đúng tinh thần trách nhiệm cũng như thái độ của người lao động đối với công việc. Bởi lẽ có trường hợp CNV đi trễ về sớm không đảm bảo giờ công nhưng vẫn được tính một ngày làm việc. Điều này làm cho công tác tính lương không được chính xác, làm hạn chế tính công bằng.

Ngoài việc thanh toán tiền lương cho CNV thì tại công ty An Thái việc tính và thanh toán các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được thực hiện theo tỷ lệ quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, công ty còn trích 1% Đảng phí khấu trừ vào lương của CNV đối với những đối tượng là Đảng viên. Đối với kinh phí công đoàn: công ty chịu 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời trích 1% đoàn phí công đoàn trừ vào lương của CNV.

Như vậy, tiền lương thực lĩnh của từng nhân viên trong công ty = lương theo NĐ 26/CP + lương theo sản phẩm - các khoản trích theo lương.

Hàng tháng, công ty tiến hành phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ theo từng đối tượng chịu chi phí của công ty như sau:

Đối với chi phí quản lý (TK 642): gồm lương và các khoản trích theo lương của Ban giám đốc, phòng tổ chức hành chánh và phòng kế toán.

Đối với chi phí bán hàng (TK 641): gồm lương và các khoản trích theo lương của phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh, cửa hàng trưng bày và chi nhánh TPHCM.

Đối với chi phí công nhân trực tiếp sản xuất (TK 622): gồm lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của tổ nồi hơi, tổ thành phẩm ca A, tổ thành phẩm ca B, tổ gia vị và phòng kỹ thuật cơ điện.

Đối với chi phí sản xuất chung (TK 627): gồm lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của quản lý các phân xưởng sản xuất.

Qua tình hình thực tế của công ty cho thấy: tỷ lệ lương và các khoản trích theo lương được phân bổ nhiều nhất cho bộ phận trực tiếp sản xuất vì nó tập hợp lương của tất cả công nhân trực tiếp sản xuất của công ty. Kế đến là bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất chung.

Về chi phí lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

Qua việc phân tích chỉ tiêu về xác định chênh lệch chi phí tiền lương, chỉ tiêu về tỷ suất chi phí tiền lương để hiểu rõ hơn tình hình chi phí tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Cụ thể, trong năm 2003: tổng chi phí tiền lương của công ty tăng. Điều này cho ta thấy rằng: công ty An Thái đã có áp dụng sự thay đổi trong chính sách lương mới của Nhà nước, một mặt để đảm bảo đời sống cho CNV đồng thời hoàn thành mục tiêu của công ty là nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2003, tỷ suất chi phí tiền lương trên doanh thu tăng so với trong năm 2002, trong khi đó tiền lương bình quân của người lao động lại giảm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động trong công ty thấp đã ảnh hưởng đến năng suất lao động và đời sống của CNV.

Bên cạnh đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vào chi phí tiền lương tại công ty. Thông qua kết quả phân tích, doanh nghiệp phát hiện sự tác động khác nhau của từng nhân tố; từ đó mà công ty có các chính sách phù hợp để áp dụng và mang lại hiệu quả.

2. Kiến nghị:

Như đã nhận xét ở trên, ngày công lao động là một yếu tố quan trọng để tính lương cơ bản cho CB - CNV. Ngoài việc phản ánh mức độ hao phí mà người lao động bỏ ra, nó còn phản ánh tinh thần trách nhiệm và thái độ của công nhân viên đối với công việc. Do đó, việc chấm công lao động chính xác không những từ đó tính lương hợp lý, công bằng đối với nhân viên theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít mà còn giúp cho công ty nhận thấy mức độ quan tâm, cố gắng của từng người lao động đối với công việc.

Tại công ty, kế toán lao động tiền lương có nhiệm vụ tổng hợp ngày công làm việc thực tế của CB - CNV. Còn số liệu chấm công hàng ngày do những người được giao nhiệm vụ chấm công ở các phòng ban trực tiếp chấm. Cán bộ lao động tiền lương không phải là người trực tiếp theo dõi công việc chấm công. Bởi lẽ, việc đi trễ về sớm thường không đảm bảo giờ công làm việc và không được thể hiện trong bảng chấm công. Do vậy, để khắc phục tình trạng này cán bộ lao động tiền lương nên thường xuyên theo dõi việc chấm công ở các phòng ban để việc chấm công được chính xác hơn. Hơn nữa, cán bộ lao động tiền lương cũng nên theo dõi giờ công làm việc của CB - CNV.

Biện pháp để nâng cao trách nhiệm cũng như thái độ làm việc cho người lao động:

o Nếu đi trễ hoặc về sớm 3 lần trong một tháng thì sẽ bị trừ ¼ ngày công.

o Nếu đi trễ hoặc về sớm 3 – 5 lần trong một tháng sẽ bị trừ ½ ngày công.

o Nếu đi trễ hoặc về sớm trên 5 lần trong một tháng sẽ bị trừ 1 ngày công. Để tiền thưởng thật sự là đòn bẩy kích thích tinh thần làm việc của người lao động, động viên CB - CNV làm việc thì công ty nên xây dựng quy chế thưởng cụ thể cho người lao động nhằm hạn chế tính bình quân trong việc chi trả thưởng. Do vậy, công ty nên sử dụng thêm hình thức thưởng hàng tháng theo hệ số đóng góp vào công việc để tính mức thưởng và chi trả thưởng cho CB - CNV.

Để đánh giá hệ số đóng góp của người lao động, công ty nên dựa theo một số chỉ tiêu thiết yếu sau:

o Đảm bảo ngày công lao động

o Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy công ty

o Đề xuất sáng kiến trong quản lý, tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty cần có chiến lược kinh doanh thích hợp hơn thông qua các kỳ hội chợ, các tổ chức kinh tế, thực hiện việc gia tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.

Công ty cần xem xét lại nhu cầu của đối tác và những hạn chế của mình để tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó, công ty nên gia tăng việc tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng ở cả thành thị lẫn nông thôn. Công ty cũng cần có những chiến lược bán hàng khuyến mãi hấp dẫn hơn để kích thích người tiêu dùng đến với sản phẩm.

Trên thị trường hiện nay, Công ty An Thái có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Do đó, công ty cần phải có một đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về các đối thủ này nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cần tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh từ đó mới khẳng định được vị trí sản phẩm của công ty ở thị trường trong nước. Công ty cũng cần thường xuyên nghiên cứu để tìm ra sản phẩm mới, chất lượng cao, nâng cao uy tín trên thị trường.

Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho CB – CNV nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

3. Kết luận:

Sau gần 3 tháng thực tập tại doanh nghiệp, em thấy:

Lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện ở khả năng tư duy sáng tạo. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, doanh nghiệp nào thu hút, sử dụng tốt lao động sáng tạo, chất xám thì doanh nghiệp đó sẽ đứng vững và phát triển. Muốn vậy, doanh nghiệp đó phải có chính sách tiền lương tiến bộ, đảm bảo sự công bằng và hợp lý. Bởi lẽ, việc trả lương công bằng và hợp lý sẽ góp phần quan trọng làm cho người lao động quan tâm đến công việc, để họ thấy rằng sức lao động của họ bỏ ra được đánh giá đúng mức, từ đó sẽ toàn tâm toàn ý phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp.

Thật vậy, công tác tổ chức tiền lương có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong doanh nghiệp. Dù bất cứ loại hình doanh nghiệp nào thì tiền lương luôn là vấn đề được quan tâm của người lao động và người sử dụng lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, công tác tổ chức tiền lương một

cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực.

Trong vài năm gần đây, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH LD CNTP An Thái khá khả quan. Bên cạnh đó, công tác tổ chức và phân phối tiền lương khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, còn một vài điểm chưa chính xác làm hạn chế tính công bằng trong trả lương.

Qua việc làm đề tài này, em thấy bản thân được tiếp thu thêm rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức rất bổ ích cho em chuẩn bị vào đời. Em đã biết nhiều hơn về cách tính và thanh toán tiền lương, cách doanh nghiệp quan tâm về người lao động…đó là những vấn đề có thể nói là rất quan trọng trong việc tồn tại và phát triển ở doanh nghiệp.

Qua đây, em xin đóng góp một phần nhỏ cho công ty nhằm hoàn thiện hơn công tác tính và thanh toán lương cho người lao động, cũng như đề xuất một số giải pháp để tăng cường khả năng kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho công nhân viên.

Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên em không tránh khỏi những sai sót trong việc đánh giá, nhận xét cũng như đưa ra những kiến nghị về công tác trả lương, trả thưởng tại công ty. Vì thế, em rất mong Ban Lãnh Đạo Công Ty, quý Thầy Cô và các bạn góp ý để bài luận văn có thể hoàn thành tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)