Về công tác đào tạo và phát triển nhân viên đại lý

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý ở công ty bảo hiểm nhân thọ Thanh Hóa (Trang 69 - 71)

II. Những giải pháp về quản lý nguồn nhân lực

2. Về công tác đào tạo và phát triển nhân viên đại lý

Doanh thu của một công ty bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác của đại lý, vì vậy việc đào tạo và phát triển các đại lý là công tác cơ bản của một công ty. Tr−ớc kia thì công tác đào tạo đại lý hoàn toàn thuộc vê tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Nh−ng kể từ khi công tác này đ−ợc chuyển một phần cho các công ty bảo hiểm thành viên, điều này đã giúp cho các công ty chủ động hơn. Tuy nhiên thực tế hiện nay đội ngũ làm công tác đào tạo ở công ty bảo hiểm nhân thọ Thanh Hoá ch−a đều tay, khả năng s− phạm ch−a cao và d−ờng nh− cũng mới chỉ đào tạo đ−ợc những gì mình có, ch−a thực sự đáp ứng đ−ợc mong đợi của ng−ời đại lý. Thiết nghĩ công ty cần đổi mới và cải tiến nhiều hơn nữa:

- Về phía trung tâm đào tạo:

+ Tập trung nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm để đào tạo ” thầy” là chính, tức là đào tạo và bồi d−ỡng th−ờng xuyên cho những ng−ời làm công tác đào tạo của công ty

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo từ xa qua các bản tin hoạc đ−a ra chủ đề tham luận, nghiên cứu...

- Về phía những ng−ời làm công tác đào tạo tại công ty bảo hiểm nhân thọ Thanh Hoá:

+ Yêu cầu ng−ời làm công tác đào tạo cần đáp ứng đ−ợc một số yêu cầu: Phải hiểu sâu sắc và đầy đủ về bảo hiểm nhân thọ, về các sản phẩm bảo hiểm của Bảo Việt về các công ty khác;

+ Phải có kiến thức thực tế, đặc biệt là kĩ năng bán hàng. Hàng quý nên dành thời gian để trực tiếp làm nghiệp vụ bán hàng của ng−ời đại lý;

+ Ham học hỏi và th−ờng xuyên gần gũi với đại lý.

Nh− vậy, ng−ời làm công tác đào tạo ngoài những cán bộ công ty, nếu có thêm những đại lý giỏi cùng tham gia thì chất l−ợng đào tạo sẽ cao.

• Cách thức đào tạo: Việc đào tạo đ−ợc tiến hành theo hai cách thức

Đào tạo bắt buộc: Đó là ch−ơng trình đào tạo có tính chất bắt buộc mà bất kì đại lý nào cũng phải trải qua và nắm vững những kiến thức cơ bản làm cơ sở tiếp nhận và phát triển các kiến thức khác nh− ch−ơng trình đào tạo đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, 3... tuy nhiên, ngay cả trong ch−ơng trình đại lý cấp 1 cũng cần chia thành một số giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Đào tạo cho đại lý t−ơng lai những kiến thức cơ bản về bảo hiểm

và bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào các sản phẩm bảo hiểm chủ lực hiện nay của công ty. Phần kĩ năng chỉ mang tính chất giới thiệu những b−ớc công việc.

+ Giai đoanh 2: Sau khi đại lý đã thực hành bán hàng trong thời hạn nhất định(

khoảng 15 ngày đến 1 tháng), nếu chúng ta trang bị lại và sâu hơn các kiến thức về bảo hiểm nhân thọ để có thể giúp họ vận dụng trả lời khách hàng trong các tình huống cụ thể thực tế. Đồng thời, giới thiệu thêm các sản phẩm bảo hiểm còn lại và giúp đại lý ý thức đ−ợc một chu trình đầy đủ về khai thác bảo hiểm nhân thọ.

+ Giai đoạn 3: Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức của ch−ơng trình bảo hiểm cấp 1,

giúp đại lý có thể ghi nhớ một cách hệ thống những kiến thức đ−ợc cung cấp. Giai đoạn này ng−ời đại lý th−ờng ở trạng thái ” khủng hoảng” do các mối quen biết sẵn có bắt đầu khô cạn, do vậy cần hỗ trợ họ bằng quy trình khai thác hoàn thiện hơn.

Đào tạo theo yêu cầu: Là hình thức nhằm đào tạo đúng những kiến thức cần thiết mà đại lý đang mong đợi. Nó giúp tiết kiệm thời gian và làm tăng nhanh quá trình hoàn thiện và nâng cao trình độ nghiệp vụ của ng−ời đại lý. Đây là công việc rất quan trọng, quyết định ng−ời đại lý có trở thành” chiến sĩ giỏi ” hay không. Ng−ời làm công tác đào tạo dựa trên yêu cầu của các phòng ban nghiệp vụ và của chính đại lý để xây dựng và thiết kế ch−ơng trình đào tạo phù hợp.

+ Đào tạo theo yêu cầu của các phòng ban nghiệp vụ: Trong quá trình thực hiện

chức năng quản lý của mình, các phòng ban chức năng sẽ nhân biết đ−ợc ng−ời đại lý còn khiếm khuyết nào trong tác nghiệp và yếu ở khâu nào trong kĩ năng để

đặt ra yêu cầu cần đào tạo bổ sung thêm phần thiếu và yếu đó, giúp đại lý hoàn thiện đ−ợc kỹ năng và đáp ứng đ−ợc yêu cầu đặt ra.

+ Đào tạo theo yêu cầu của đại lý: Trong công việc thực tế, chỉ có đại lý mới

nhận thấy họ cần phải có thêm kiến thức gì. Yêu cầu này lại không giống nhau giữa các đại lý. Do vậy, nếu ng−ời làm công tác đào tạo thực hiện đ−ợc yêu cầu này thì đại lý sẽ hào hứng hơn trong việc học tập, đón nhận kiến thức nhanh hơn và cũng tránh đ−ợc t− t−ởng đi học do công ty bắt buộc.

Việc đào tạo theo yêu cầu không cần tổ chức thành các lớp đào tạo, mà ng−ời làm công tác đào tạo có thể tiến hành trực tiếp với 1, 2, 3... đại lý có nhu cầu, hoạc tổ chức thông qua các buổi sinh hoạt tổ; nếu có điều kiện thì tổ chức các buổi giao l−u . Điều này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tạo ra sự hứng thú của ng−ời học, vừa học vừa chơi.

Nếu đ−ợc nh− vậy chắc chắn chúng ta sẽ có đ−ợc một đội ngũ những ng−ời đại lý ” thiện xạ” và lúc đó đ−ợc đào tạo mới là nhu cầu không thể thiếu đối với họ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý ở công ty bảo hiểm nhân thọ Thanh Hóa (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)