Tại sao phải lấy mẫu?

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 67 - 68)

Chương 6 Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu Mục tiêu giảng dạy

1.1 Tại sao phải lấy mẫu?

Khi thực hiện nghiên cứu, chúng ta rất hiếm khi điều tra tổng thể, vì lý do cơ bản là hết sức tốn kém và tốn rất nhiều thời gian, công sức. Trong khi đó, nếu chúng ta chỉ điều tra mẫu, thì có nhiều lợi thế như: (1) chi phí thấp, (2) vẫn đạt được tốt hơn độ chính xác cần có của kết quả, (3) đạt tốc độ thu thập dữ liệu nhanh; và (4) có được sự sẵn có của các thành phần dân số.

Chi phí thấp

Rõ ràng là điều tra nghiên cứu trên một mẫu nào đó của dân số sẽ có lợi thế về chi phí nhiều hơn là điều tra tổng thể.

Đạt được tốt hơn độ chính xác cần có của kết quả

Chất lượng của một nghiên cứu thực hiện điều tra chọn mẫu hoặc nghiên cứu trên mẫu thường đạt kết quả tốt hơn so với thực hiện điều tra tổng thể hoặc nghiên cứu tồng thể

vì:

- Phỏng vấn tốt hơn.

- Điều tra nhiều hơn, sâu hơn về các thông tin nghi ngờ, sai, hoặc sót. - Xử lý thông tin tốt hơn.

Chỉ khi nào dân số nghiên cứu quá nhỏ, dễ tiếp cận, và biến động nhiều thì điều tra tổng thể mới có thểđạt độ chính xác cao hơn điều tra mẫu.

Tốc độ thu thập dữ liệu cao hơn

Tốc độ thực hiện nhanh giúp làm giảm thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị các thông tin cần thiết và giai đoạn thu thập thông tin.

Tính sẵn có của các thành phần dân số

Thông thường, một số thành phần dân số luôn có sẵn, và chúng ta có thể chọn lựa để

thực hiện lấy mẫu để điều tra, nghiên cứu.

Mẫu và Tổng thể

Lợi thế của điều tra mẫu so với điều tra tổng thể sẽ mất đi nếu dân số nhỏ và có tính biến động cao. Có hai điều kiện làm cho việc nghiên cứu tổng thể phù hợp hơn: (1) có tính khả thi khi dân số nhỏ và (2) cần thiết khi mà mỗi cá thểđều rất khác biệt nhau.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)