Tính thực tế (Practicality)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 52 - 53)

c. Hợp lệ về khái niệm (Construct validity)

4.3 Tính thực tế (Practicality)

Các yêu cầu khoa học của một dự án nghiên cứu bao giờ cũng đòi hỏi quá trình đo lường phải có tính hợp lệ và tinh cậy, trong khi các yêu cầu hoạt động bao giờ cũng

đòi hỏi quá trình đo lường phải có tính thực tế. Tính thực tếđược xác định qua các tính chất kinh tế (economy), thuận tiện (convienience) và có khả năng diễn dịch được (interpretability).

Kinh tế

- Sựđánh đổi giữa sự lý tưởng của một nghiên cứu và ngân sách nghiên cứu. - Nhiều hạng mục đo lường sẽ làm tăng độ tin cậy, nhưng cũng làm tăng chi phí. - Việc lựa chọn phương thức thu thập dữ liệu có thể bị điều kiện kinh tế khống

chế (ví dụ, phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn qua điện thoại).

Sự thuận tiện

- Các phương tiện đo lường nên được quản lý một cách dễ dàng.

- Các phiếu điều tra, bảng hỏi hoặc các thang đo với các hướng dẫn cụ thể sẽ được trả lời đúng một cách dễ dàng hơn.

- Hiển nhiên là, nếu các khái niệm trong nghiên cứu càng phức tạp thì càng cần có các hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

Khả năng diễn dịch được

Các người thiết kế các công cụ thu thập dữ liệu phải cung cấp các thông tin mang tính hướng dẫn để làm cho việc diễn dịch câu hỏi trở nên dễ dàng hơn:

- Phát biểu về các chức năng của các trắc nghiệm được thiết kế để đo lường và các thủ tục liên quan.

- Các hướng dẫn về cách cho điểm. - Các quy tắc. - Các quan hệ nội bộ của các điểm phụ (sub-scores). - Các quan hệ giữa kiểm định và các cách đo lường khác. - Hướng dẫn sử dụng kiểm định. 5. BẢN CHẤT CỦA THÁI ĐỘ

Trong nghiên cứu kinh tế, nhiều khi đối tượng nghiên cứu chính là các cá nhân con người, hoặc là người đại diện cho một hộ, một gia đình, hoặc một nhóm người nào đó. Vì vậy, việc hiểu biết về thái độ và cách thức đo lường thái độ áp dụng các thang đo phù hợp là hết sức quan trọng. Chúng ta cũng cần phải hiểu các khía cạnh quan trọng khác nhau của thái độ, như là tính lâu bền tương đối của chúng, và sự liên hệ giữa thái

độ với các sự kiện và các đối tượng xã hội. Thái độ có thểđược chia làm các dạng như sau:

Thái độ dựa trên nhận thức (Cognitively based attitude) thể hiện ký ức, dự đánh giá, và niềm tin về các tính chất của đối tượng nghiên cứu.

Thái độ dựa trên xúc cảm (Affectively based attitude) thể hiện các cảm giác, trực giác, giá trị và sự xúc cảm vềđối tượng nào đó.

Thái độ dự trên hành vi (Behaviorally based attitude) phản ảnh các mong đợi và dự định mang tính hành vi đối với đối tượng nào đó.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)