Chương 4 Thu thập dữ liệu Mục đích giảng dạy

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 31 - 34)

Mục đích giảng dạy

Mục đích của chương này là hướng dẫn sinh viên các phương pháp thu thập dữ liệu

định tính và định lượng. cụ thể là giúp sinh viên hiểu được có mấy loại dữ liệu, tìm ở đâu ra dữ liệu đúng, làm thế nào để thu thập được dữ liệu phù hợp cho các loại nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu khác nhau.

1. NGUỒN DỮ LIỆU

Có hai loại nguồn dữ liệu cơ bản là (1) dữ liệu thứ cấp và (2) dữ liệu sơ cấp.

1.1 Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử

lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

Có nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên đánh giá thấp nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn. vì vậy chúng ta bắt đầu xem xét sự hợp lý của nguồn dữ liệu thứ cấp đối với vấn đề nghiên cứu của chúng ta trước khi tiến hành thu thập dữ liệu của chính mình. Các cuộc tổng

điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế xã hội hộ gia đình (đa mục tiêu)….do chính phủ yêu cầu là những nguồn dữ

liệu rất quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội.

Ngoài ra, một số nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của chúng ta bao gồm:

- các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ

liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường….

- các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học;

- các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan;

- tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu; - cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn

Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền, thời gian. Nhược điểm trong sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là:

(1)số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta. khó phân loại dữ

liệu, các biến số và đơn vịđo lường có thể khác nhau …

(2) dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.

Vì vậy, trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người khác là dựa vào dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp. vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu gốc.

1.2 Dữ liệu sơ cấp

Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta cần phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề

nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Hay nói cách khác dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.

2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP

2.1 Phân biệt nghiên cứu định lượng và định tính Bảng 4.1 Phân biệt nghiên cứu định lượng và định tính Bảng 4.1 Phân biệt nghiên cứu định lượng và định tính

Stt Tính chất Định lượng Định tính

1 Mục đích Mô tả sự kiện bằng những con số

Xác định ý nghĩ, quan điểm, cảm xúc, xu hướng bằng lời 2 Trình bày Quan điểm, ngôn ngữ của nhà

nghiên cứu

Quan điểm, ngôn ngữ của người được nghiên cứu 3 Chọn mẫu Ngẫu nhiên hoặc ngẫu nhiên

có phân tầng

Có mục đích 4 Câu hỏi Đóng, trắc nghiệm, câu trả lời

định sẵn.

Mở, câu trả lời tự do không

định sẵn 5 Phỏng vấn Cấu trúc. Bảng hỏi được sọan

sẵn theo một cấu trúc cốđịnh, không được thay đổi

Bán cấu trúc. Bảng hỏi chỉ

mang tính chất gợi ý. Các câu hỏi được phát triển từ trả lời của người được phỏng vấn

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng

Có 3 phương pháp phổ biến: (1) quan sát; (2) phỏng vấn và (3) điều tra qua bảng hỏi.

(a) Phương pháp quan sát

(1)Quan sát có tham dự (nhập vai) ví dụ đóng vai là hành khách đi xe buýt công cộng để tìm hiểu chất lượng phục vụ hoặc đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng.

(2)Quan sát không có tham dự (không nhập vai). Ví dụ quan sát và đếm các lọai phương tiện qua cầu, qua chốt giao thông; quan sát người công nhân trong dây chuyền sản xuất để làm định mức lao động; quan sát địa bàn nơi sẽ tiến hành khảo sát(nhà cửa, đường sá, các csvckt, chợ búa trường học, cách đi lại giao tiếp của người dân trong cộng đồng)...

Những trở ngại khi sử dụng phương pháp quan sát là:

(1) Đối tượng thay đổi hành vi khi cảm thấy bị quan sát theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

(2) Thiên lệch chủ quan của người quan sát.

(3) Diễn giải khác nhau cho cùng một quan sát giữa những người quan sát khác nhau.

(4) Quan sát phiến diện hoặc ghi chép thiếu. Quan sát kỹ, ghi chép thiếu hoặc quan sát thiếu nhưng ghi chép kỹ chú tâm quan sát quên ghi chép và ngược lại.

Lưu ý:

Phương pháp quan sát thường được vận dụng trong nghiên cứu marketing (quan sát hành vi người tiêu dùng), hoặc quan sát bấm giờ trong nghiên cứu tổ chức sản xuất, tổ

chức lao động, tính định mức lao động hoặc một số nghiên cứu tổ chức hệ thống giao thông vận tải, đếm lượng xe lưu thông qua cầu, phà…

(b) Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu rất thông dụng. Trong cuộc sống

đời thường chúng ta thu thập thông tin thông qua các dạng khác nhau của việc giao tiếp với người khác. Bất kỳ giao tiếp nào giữa 2 hay nhiều người với mục đích định trước gọi là phỏng vấn. Một mặt, phỏng vấn có thể rất linh hoạt, uyển chuyển khi phỏng vấn viên tự do đặt câu hỏi xung quanh vấn đề cần khảo sát, mặt khác, phỏng vấn có thể không linh hoạt khi phỏng vấn viên bám sát theo các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Do đó phỏng vấn được phân loại tùy vào mức độ linh hoạt như trình bày trong sơđồ dưới đây:

Trong phỏng vấn cấu trúc trình tự (trật tự, cấu trúc) phỏng vấn, nội dung phỏng vấn và câu hỏi phỏng vấn cùng với những câu từ trong đó đều được định sẵn. Ngược lại, trong phỏng vấn không cấu trúc thì trật tự phỏng vấn, nội dung phỏng vấn cũng như các câu hỏi phỏng vấn đều linh hoạt, có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Phỏng vấn bán cấu trúc là sự kết hợp của hai loại phỏng vấn trên.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)