Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Đảng CSVN (Trang 186 - 189)

II. Những bài học lãnh đạo cách mạng của Đảng

4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế

nước vi sc mnh quc tế

Cơ sở lý luận của bài học này là mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản nói riêng, cũng như trong vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, chủ quan và khách quan trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng

nói chung.

C.Mác đã nghiên cứu chủ nghĩa tư bản khi chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh. Ông cho rằng, đến một giai đoạn nào đó, phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa sẽ chín muồi trên phạm vi toàn thế giới và lúc đó cách mạng vô sản sẽđồng loạt xảy ra, chủ nghĩa cộng sản sẽđược thiết lập trên toàn thế giới như một quá trình lịch sử, tự nhiên. Kế tục tư tưởng đó, nhưng nghiên cứu chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin nhấn mạnh tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng vô sản thế giới có hai bộ phận là cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Với quan niệm chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi, một vòi bám vào giai cấp vô sản chính quốc, một vòi bám vào các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng muốn giết con vật đó người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu cắt một vòi, con vật vẫn sống và cái vòi kia lại mọc ra. Đó là những luận điểm khoa học của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh về cách mạng vô sản trong điều kiện mới, bao gồm hai bộ phận là cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và mối quan hệ biện chứng giữa hai cuộc cách mạng đó.

Trước khi đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã có niềm tin sâu sắc vào sức mạnh dân tộc là chủ nghĩa yêu nước, ý thức cố kết cộng đồng, anh dũng, sáng tạo... Tuy vậy, Người vẫn thấy chỉ riêng sức mạnh đó thì chưa đủ đểđánh thắng kẻ thù mới của dân tộc. Đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, xét trên một khía cạnh khác, thực chất là Hồ Chí Minh đi tìm sức mạnh của thời đại để tranh thủ, để kết hợp với sức mạnh dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp đủ khả năng đánh đuổi đế quốc, lật đổ phong kiến, cứu nước, cứu dân. Sức mạnh thời đại mà cuối cùng Hồ Chí Minh đã tìm được là tình

đoàn kết, sự giúp đỡ của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, nhất là nước Nga xã hội chủ nghĩa, vô sản Pháp...

Muốn giải phóng dân tộc mình cần thiết phải đoàn kết với các dân tộc khác cùng chung cảnh ngộ. Muốn đánh thắng đế quốc xâm lược phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với nhau và giữa lao động ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc; nếu tách riêng mỗi lực lượng thì không không thể nào thắng lợi được. Theo Hồ Chí Minh, do điều kiện lịch sửđã thay đổi, kẻ thù dân tộc không phải là thế lực phong kiến phương Đông mà là chủ nghĩa tư bản phương Tây, nên cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta muốn giành thắng lợi triệt để phải đi theo con

đường cách mạng vô sản. Vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời cuộc đấu tranh chung của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế trở thành một nhân tố thắng lợi của sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Hồ Chí Minh đã xây dựng nên một hệ thống quan điểm về vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đó là phải đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới; Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ

sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình; Có quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng

làm bạn với mọi nước dân chủ”...

Dựa vào những luận điểm đó, Đảng ta xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới để phát huy sức mạnh dân tộc, tranh thủ sức mạnh thời đại, giành độc lập thống nhất cho đất nước. Khi cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa, Đảng cho rằng sức mạnh dân tộc là ý chí vươn lên thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, hướng tới xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, là chính trị xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, sáng tạo, là lợi thế về vị trí địa lý của đất nước, sức mạnh của thời đại, là khoa học công nghệ, vốn, thị trường. Do đó, Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở

cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, nhằm giải phóng mọi tiềm năng của đất nước, thu hút các nguồn lực bên ngoài, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để tiến lên.

Về thực tiễn, trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học... do những hạn chế chủ quan, khách quan, đã không tìm được sức mạnh thời đại, nên dù đã hết sức cố gắng, sự kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế không thể thành công.

Từ năm 1930, khi Đảng ra đời, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại mới từng bước được kết hợp một cách đúng đắn. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi là do Đảng đã dày công xây dựng lực lượng cách mạng trong nước, đồng thời tranh thủ được sức mạnh thời đại, trực tiếp là việc các nước Đồng Minh đánh thắng phátxít Nhật, làm cho quân Nhật ởĐông Dương tê liệt, bọn tay sai rệu rã để ta kết hợp sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài giành chính quyền nhanh gọn, ít đổ máu. Cách mạng Tháng Tám thành công là sự thể hiện sinh động bài học kết hợp sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam với sức mạnh vĩđại của thời đại.

Trong thời kỳ 1945-1954, với chủ trương dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và sựđồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, kể cảĐảng Cộng sản và nhân dân lao động Pháp, Đảng đã tạo nên lực lượng to lớn cho kháng cuộc chiến, từng bước đi tới thắng lợi, nhất là ở chiến dịch lịch sửĐiện Biên Phủ. Trong thời kỳ 1954-1975, kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được Đảng nâng lên tầm cao mới bởi đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng ở hai miền, nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước. Đường lối đó đã phát huy cao độ sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh thời đại, bao gồm sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình dân chủ, sức mạnh của cả Liên Xô và Trung Quốc, của khối đoàn kết ba nước Đông Dương, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, đánh bại đế quốc Mỹ, thống nhất Tổ quốc.

Từ 1975 đến nay, nhất là từ năm 1986, khi Đảng đề ra đường lối đổi mới, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, từ bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, đã phát huy được tiềm năng của đất nước. Kết hợp với đổi mới trong nước,

hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, có quan hệ với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ

trên thế giới, do đó đã tranh thủ được nguồn lực to lớn từ bên ngoài, nhất là vốn, thị

trường, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nên đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế- xã hội, chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Đảng CSVN (Trang 186 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)