Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận về Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (ngày 25-5-1994).

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Đảng CSVN (Trang 125 - 127)

III. Nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ,cứu nước (1965-1975)

1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận về Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (ngày 25-5-1994).

tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"1.

Thực hiện chủ trương của Đảng, được sự tăng cường lực lượng từ miền Bắc, quân và dân miền Nam anh dũng đồng loạt mở hai cuộc tiến công mùa Xuân và mùa Hè năm 1969, diệt hàng vạn tên địch, hỗ trợ nhân dân nhiều nơi nổi dậy giành quyền làm chủ. Tuy nhiên, sau các cuộc tiến công Xuân - Hè 1969, lợi dụng mùa mưa, địch tổ chức phản công gây cho ta nhiều khó khăn.

Tháng 1-1970, Hội nghị lần thứ mười tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã đề ra chủ trương mới nhằm chống lại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ.

Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1970) và Hội nghị Bộ

Chính trị (6-1970) chủ trương chuyển hướng tiến công, lấy nông thôn làm hướng chính, tập trung ngăn chặn và đẩy lùi chương trình "bình định" của địch. Về mặt tác chiến, lưu ý trong khi đẩy mạnh tác chiến chính quy của bộđội chủ lực, phải kiên quyết thực hiện cho kỳ được một chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào chiến tranh nhân dân địa phương, phát triển mạnh mẽ ba thứ quân, tăng cường các lực lượng vũ trang tại chỗ.

Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Trung ương Đảng, trong những năm 1970 - 1971, cách mạng miền Nam đã vượt qua khó khăn gian khổ, kiên trì xây dựng và phát triển lực lượng, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, đánh bại từng bước chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ.

Tại chiến trường Lào, đầu năm 1970, Mỹ và quân của Vàng Pao mở cuộc hành quân lấn chiếm khu vực chiến lược Cánh Đồng Chum (Xiêng Khoảng). Thực hiện chủ

trương của lãnh đạo Đảng hai nước, liên quân Lào - Việt Nam đã phối hợp mở chiến dịch phản công quy mô lớn, đánh bại cuộc hành quân của địch, bảo vệ căn cứ địa chủ

yếu của Lào, phá thế uy hiếp sườn phía tây miền Bắc nước ta và tuyến vận tải tây Trường Sơn.

Tháng 3-1970, Mỹ tiến hành cuộc đảo chính ở Campuchia, lật đổ Chính phủ Vương quốc trung lập do Hoàng thân Nôrôđôm Xihanúc đứng đầu, dựng lên chính quyền tay sai Lon Non. Đây là một nấc thang chiến tranh nguy hiểm của Mỹ nhằm biến Campuchia thành thuộc địa kiểu mới, xóa bỏ căn cứ và bàn đạp chiến lược của ta, cắt

đứt tuyến đường tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam, qua đất Campuchia. Cuộc hành quân xâm lược của Mỹ - ngụy đã thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia. Trong thời gian ngắn, các lực lượng vũ trang của ta đã phối hợp với quân và dân bạn kịp thời phản công địch, đánh bại cuộc hành quân của chúng, giải phóng

được vùng đông - bắc Campuchia và kiểm soát được nhiều vùng nông thôn rộng lớn khác buộc đế quốc Mỹ phải tuyên bố rút quân ra khỏi Campuchia (6-1970).

ở miền Nam Việt Nam, chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, nhân cơ hội Mỹđưa quân sang Campuchia, các hoạt động tác chiến của ta nhằm tiêu diệt địch và đánh phá kế

hoạch "bình định" của chúng có nhiều thuận lợi, thu được kết quả quan trọng.

Năm 1971, quân và dân ta phối hợp với quân và dân Lào chủ động đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn "Lam Sơn 719" của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đánh vào Đường 9 - Nam Lào nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh, chặn đứng con đường tiếp tế quan trọng của miền Bắc đối với miền Nam và phong trào kháng chiến Campuchia. Cũng vào thời gian này, quân và dân ta cùng với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân "Toàn thắng 1-1971" của Mỹ đánh vào các hậu cứ kháng chiến tại

đông - bắc Campuchia.

Những thắng lợi quân sự nói trên, cùng với những thắng lợi của nhân dân miền Nam trong việc đánh phá kế hoạch "bình định" của địch đã mở ra khả năng thực tếđánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ. Quân đội Sài Gòn, cái "xương sống" của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" đã bị suy yếu nghiêm trọng.

Vào mùa xuân năm 1972, nhằm giành thắng lợi quyết định trong năm bầu cử tổng thống Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng ở thế thua, quân ta đã mở cuộc tiến công chiến lược với quy mô lớn, cường độ mạnh được bắt đầu vào hướng chủ yếu là Trị - Thiên, đánh thẳng vào tuyến phòng ngự của địch ởĐường 9, tiếp theo là các hướng Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ rồi đến đồng bằng khu V và

đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ trong thời gian ngắn, quân và dân ta đã phá vỡ ba tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch tại các địa bàn xung yếu Quảng Trị, Tây Nguyên và

Đông Nam Bộ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hỗ trợ đắc lực cho nhân dân các địa phương nổi dậy giành quyền làm chủ. Đế quốc Mỹđiên cuồng đối phó bằng cách vội vã "Mỹ hóa" trở lại cuộc chiến tranh ở miền Nam, đánh phá trở lại miền Bắc lần thứ hai từ đầu tháng 4-1972 bằng những thủđoạn chiến tranh hủy diệt tàn bạo. Thế nhưng, chúng lại bị thất bại, không sao cứu vãn nổi tình thế.

Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh ở miền Nam. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn.

Cùng với thắng lợi ở miền Nam, quân và dân miền Bắc đã lập chiến công oanh liệt, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ trong 12 ngày đêm (ngày 18 đến ngày 30-12-1972) trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và một sốđịa phương khác1, buộc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán để ký kết Hiệp định Pari.

Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn Hội nghị Pari đã kéo dài 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn đã kết thúc vào ngày 27-1-1973 với “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết.

Theo Hiệp định Pari về Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam; Hoa Kỳ cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Hoa Kỳ cam kết rút hết quân đội, các loại nhân viên, cố vấn, vũ khí đạn dược của Hoa Kỳ và các nước

đồng minh của Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Hiệp định còn xác định nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Đảng CSVN (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)