Chủ trương tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Đảng CSVN (Trang 103 - 104)

I. Đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mớ

b) Chủ trương tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

ở miền Nam

Nắm vững âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹở Việt Nam và Đông Dương, nên ngay trước ngày ký Hiệp định Giơnevơ, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (khóa II) từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954, đã chỉ rõ: "Hiện nay đế quốc Mỹ

là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ"1.

Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và cán bộ chiến sĩ cả nước: "Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng"2.

Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1954 nêu rõ: Đế

quốc Mỹ và tay sai đang mưu tính, phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn mới là: "lãnh

đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ,... cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủđộc lập.

Đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hành

động tiến công của địch, ngụy, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ

kháng chiến, nhất là ở những vùng căn cứđịa và vùng du kích cũ của ta"3.

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tình hình và công tác của các đảng bộ miền Nam, tháng 10-1954, Xứủy Nam Bộđược thành lập, do Lê Duẩn, ủy viên Bộ Chính trị

làm Bí thư.

Từ thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, tháng 8-1956, Lê Duẩn đã dự thảo Đường lốicách mạng miền Nam. Bản Đường lối cách mạng miền Nam

được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Xứủy Nam Bộ họp tháng 12-1956.

Bản Đường lối vạch rõ ngày 20-7-1956 đã không có tổng tuyển cử như Hiệp định Giơnevơ quy định. Chếđộ thống trị của Mỹ, Diệm ở miền Nam lúc bấy giờ là một chế độ độc tài, phátxít, hiếu chiến. Để chống Mỹ-Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có con

đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác1.

Mục đích của cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phátxít Mỹ - Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân chủ có tính chất dân tộc, độc lập,

để giải phóng nhân dân miền Nam ra khỏi ách đế quốc phong kiến độc tài phátxít Mỹ - Diệm để cùng với toàn quốc thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc2.

Đường lối cách mạng miền Nam là một trong những văn kiện quan trọng, góp

1, 2. Sđd, tr. 319, 322.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.15, tr. 308. 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.17, tr. 785, 787. 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.17, tr. 785, 787.

phần vào sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng.

Tháng 12-1957, tại Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ một nhiệm vụ nào cũng đều sai lầm.

Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười lăm. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ:

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị

của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam; Con

đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang

đểđánh đổ chính quyền thống trịđộc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủở miền Nam.

Ban Chấp hành Trung ương cũng nêu rõ, đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến cho nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.

Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng nêu rõ cần tăng cường công tác Mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười lăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã đáp ứng đúng nhu cầu của lịch sử, mởđường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập tự

chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Đảng CSVN (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)