Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp (Trang 33 - 35)

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY.

1. Kế toán chi phí sản xuất

1.3.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây là một công ty chuyên chế biến lương thực, thực phẩm. Vật tư của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tại thời điểm khác nhau, với những mức giá khác nhau, chi phí thu mua, vận chuyển cũng khác nhau.

Để đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất, tính toán chính xác chi phí, giám đốc tình hình cung cấp, sử dụng vật tư một cách tiết kiệm, có hiệu quả thì công ty đã có cách làm như sau :

Đối tượng chịu chi phí sản xuất được xác định là từng loại sản phẩm trên dây chuyển sản xuất khác nhau, nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó bằng phương pháp tập hợp trực tiếp. Kế toán tổ chức tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm trên cơ sở các phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất. Sau đó cũng căn cứ vào phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho để xác định giá trị của số nguyên vật liệu sử dụng trong thời kỳ cho hoạt động sản xuất.

Việc xuất kho 1 số loại nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất được căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật về mức tiêu hao nguyên vật liệu, 1 số khác thì căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế.

Định mức kinh tế kỹ thuật về mức tiêu hao nguyên vật liệu đựoc công ty thay đổi một cách thường xuyên. Hàng quý công ty có tổ chức xác định

lượng dự kiến sản xuất trong tháng. Căn cứ vào mức sản lượng này và định mức kinh tế kỹ thuật đã được lập, phòng vật tư xác định hạn mức nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng.

Việc xác định hạn mức về nguyên vật liệu xuất dùng đúng đắn sẽ giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất được chặt chẽ hơn và công tác cung ứng nguyên vật liệu được kịp thời. Khi có nhu cầu sử dụng, quản đốc phân xưởng viết giấy đề nghị và hạn mức về nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng để lập phiếu xuất vật tư. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên : 1 liên được lưu lại ở phòng vật tư để theo dõi số lượng xuất kho thực tế, 1 liên giao cho phân xưởng, liên còn lại giao cho thủ kho.

PHIẾU XUẤT KHO HẠN MỨC Ngày 10 tháng 1 năm 2000

Họ tên người nhập hàng Anh Hải – Phân xưởng Bia

Lý do xuất kho Xuất dùng hạn mức tháng 1/2000

Xuất tại kho : Chiến số : 01

STT Tên nhãn hiệu, qui cách phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Hạn mức Thực xuất 1. Malt kg 30.500 16.750 2. Gạo kg 22.000 11.700 3. Đường kg 3.500 1.850 4. Hoa kg 50 15 5. Cao kg 70 40 6. Bột sắn kg 50 41 7. Enzine kg 90 90

8. Chai nâu 0,33 lít cái 10.000 6.573

9. Chai nâu 0,5 lít cái 20.000 26.290

10. Chai tầu 0,6 lít cái 200.000 140.888

11. Két gỗ cái 10.000 5.173

Cộng :

Trên phiếu xuất kho phòng vật tư chưa ghi đơn giá và thành tiền. Định kỳ tháng một lần thủ kho chuyển phiếu xuất kho lên phòng tài vụ. Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ sẽ nhập số lượng xuất kho thực tế vào sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ để tổng hợp só lượng của tất cả các lần xuất kho trong tháng trên sổ chi tiết theo giá thực tế bình quân gia quyền.

Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong tháng

=

Số lượng nguyên vật liệu xuất kho trong tháng

x

Đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu xuất trong tháng Trong đó :

Đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu xuất trong tháng

=

Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu tháng

+ Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập trong tháng

Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu tháng

+ Số lượng nguyên vật liệu nhập trong tháng

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w