Chương 4 Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ Xuyên:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Trang 53 - 54)

qua phân tích có thể thấy sự tăng trưởng của Ngân hàng thể hiện ở các mặt chủ yếu như: tình hình huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ cao đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động được bằng việc mở rộng quy mô tín dụng thông qua những chính sách ưu đãi, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay. Đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, từ đó giúp cho Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, lợi nhuận tăng đều qua mỗi năm. Bên cạnh đó, thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua cũng có những mặt đáng lưu ý, đó là:

+ Do quản lý tốt nguồn vốn vay nên tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng tuy có tăng qua từng năm nhưng không phải là cao, tỷ trọng của nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay và tỷ trọng nợ xấu / tổng dư nợ cho vay luôn nằm trong khoản cho phép của Ngân hàng Nhà nước và với tỷ lệ không cao.

+ Tuy nhiên, hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng lại ở mức cao và tỷ lệ thu nợ của Ngân hàng lại đang ngày càng giảm qua từng năm. Đây là điểm cần lưu ý và khắc phục.

- Chương 5 Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mỹ

Xuyên: trong chương này, bằng những kiến thức của bản thân, bằng thực trạng tại Ngân

hàng, em đã đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Trong đó có 2 biện pháp mà em cho rằng Ngân hàng nên thực hiện đầu tiên, đó là:

+ Tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng và đội ngũ nhân viên toàn Ngân hàng nói chung giỏi chuyên môn và có năng lực thông qua quá trình tuyển dụng và đào tạo. Bên cạnh đó là việc có những chính sách ưu đãi thích hợp nhằm giữ chân những nhân viên giỏi.

+ Từng bước xây dựng và áp dụng mô hình lượng hóa rủi ro phù hợp với Ngân hàng cụ thể là 2 mô hình: mô hình chất lượng 6C và mô hình điểm số tiêu dùng chất lượng.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Mỹ Xuyên, được sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên và các vị lãnh đạo cùng với sự cọ sát thực tế em đã rút ra được một số ý kiến kiến nghị với các cấp lãnh đạo để nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và phát triển hơn.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

- Ủy ban nhân dân tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó cần phải xây dựng quy chế ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị để nâng cao sức cạnh tranh từ đó tạo nền tảng vững chắc đối với nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng.

- Kiến nghị Tòa án, phòng thi hành án nên tạo điều kiện xử lý nhanh những món nợ vay quá hạn do Ngân hàng khởi kiện.

- Xây dựng dự án phát triển kinh tế tổng thể của tỉnh và quy hoạch chi tiết từng vùng, ngành nghề tạo định hướng phát triển, từ đó Ngân hàng mới có thể xây dựng định hướng đầu tư tín dụng của mình.

Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Quan tâm hơn đến những khó khăn của Ngân hàng trong quá trình phát triển, cạnh tranh và hội nhập.

- Nên có những chính sách chỉ đạo phù hợp với từng loại hình Ngân hàng cụ thể. - Năm 2008, trong quá trình tiếp tục áp dụng “gói” chính sách nhằm giảm lạm phát như: chính sách tỷ giá, lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc, quản lý mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng tổng dư nợ cả năm… thì chính sách quản lý tăng tổng dư nợ cả năm so với 2007 không quá 30% có thể gây khó khăn cho các Ngân hàng có số vốn không mạnh như Ngân hàng Mỹ Xuyên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w