THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG MỶ XUYÊN TRONG 3 NĂM QUA

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Trang 43 - 45)

2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Chênh lệch % Số tiền Chênh lệch %

4.3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG MỶ XUYÊN TRONG 3 NĂM QUA

kinh doanh hoạt động của Ngân hàng trong gần 20 năm qua chưa để phát sinh khoản xóa nợ nào – khi xảy ra rủi ro tín dụng thì dù khoản nợ đó được xếp vào nhóm nợ nào hay dù người vay có bị phá sản thì Ngân hàng luôn đảm bảo thu được tối thiểu là phần nợ gốc đã cho vay. Đạt được điều này là do Ngân hàng có những biện pháp xử lý hiệu quả như phát mãi tài sản đảm bảo, những biện pháp thu hồi nợ của cán bộ thu nợ.

4.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG MỶ XUYÊN TRONG 3 NĂM QUA 3 NĂM QUA

- Từ khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hàng quyết định 493 đến nay thì Ngân hàng luôn tiến hành phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng như quy định.

- Ngân hàng luôn tuân thủ những quy định, khung pháp lý do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

- Ban quản trị Ngân hàng luôn có những chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý, nhận rõ tầm quan trọng trong vấn đề phải có một đội ngũ chuyên nghiệp chuyên trách về tình hình quản lý rủi ro cho Ngân hàng, từ những tháng đầu năm 2007 Ngân hàng Mỹ Xuyên đã thành lập nên một phòng ban chuyên phụ trách quản lý các loại rủi ro, đó là Phòng Pháp chế và Quản lý rủi ro.

- Ngân hàng ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động đã xây dựng riêng cho mình những quy định, quy trình tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn đúng quy định và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

- Vẫn thường xuyên quan tâm, theo dõi và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm kịp thời nắm bắt tình hình bên ngoài để có được những chính sách và chiến lược đúng đắn.

- Trong công tác tín dụng, quản lý nợ vay chiếm một vị trí quan trọng, đặc thù của Ngân hàng Mỹ Xuyên là cho vay cá thể sản xuất nông nghiệp nên lượng khách hàng tương đối lớn vì vậy công tác quản lý nợ vay được hướng dẫn cụ thể như sau:

+ Thực hiện kiểm tra và sử dụng vốn trong khi cho vay. + Đôn đốc thu hồi nợ:

* Vào đầu tháng, phòng tín dụng liệt kê danh sách khách hàng sẽ đáo hạn trong tháng, khách hàng quá hạn, khách hàng đã chuyển ngoại bảng và thông báo đến người phụ trách trực tiếp đôn đốc để thu hồi nợ.

* Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng hạn, đặc biệt quan tâm những khách hàng vay trễ hạn, đã quá hạn, đã chuyển ngoại bảng.

* Cuối tháng, cán bộ tín dụng báo cáo lại cho trưởng phòng tín dụng kết quả thu nợ trong kỳ, các khoản thu nợ quá hạn, nợ ngoại bảng, riêng những hồ sơ có dấu hiệu bất thường, phải báo cáo ngay và đề xuất các biện pháp xử lý để thu hồi nợ.

* Căn cứ báo cáo cùng với những đề xuất của cán bộ tín dụng, phòng tín dụng kiểm tra, làm việc với từng cán bộ tín dụng, phân tích và đánh giá công tác cho vay và thu hồi nợ, tìm hiểu thực trạng của các hồ sơ trễ hạn để có hướng xử lý thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo qui định, xem xét nhắc nhở thu nợ quá hạn và ngoại bảng.

* Đối với các khoản nợ khó thu hồi, phòng tín dụng đề xuất ban Tổng giám đốc chuyển cho tổ chuyên trách thu hồi nợ xấu kết hợp cùng cán bộ tín dụng thực hiện thu hồi nợ.

Những hạn chế

- Đầu tiên là việc Ngân hàng chỉ mới thành lập bộ phận chuyên về quản lý những rủi ro có thể xảy ra nên quá trình hoạt động của bộ phận này còn nhiều khó khăn và hạn chế chẳng hạn như việc Ngân hàng vẫn chưa xây dựng được những cơ chế quản lý rủi ro cụ thể và hoàn chỉnh.

- Việc nghiên cứu thị trường, dự đoán những biến động của yếu tố kinh tế - xã hội còn thực hiện theo trực giác và cảm tính, chưa áp dụng những phương pháp và công cụ chuyên nghiệp.

- Chưa xây dựng một tỷ lệ cho vay hợp lý cho từng loại hình cho vay, từng ngành nghề để đảm bảo an toàn tín dụng.

- Chưa áp dụng những công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động mà chỉ thực hiện một cách đơn giản là tiến hành trích lập dự phòng.

NHẬN XÉT

Như đã nói ở chương 3, tình hình kinh doanh của Ngân hàng Mỹ Xuyên trong 3 năm qua ngày càng tăng trưởng tốt; bên cạnh sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận còn có sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh doanh như doanh số cho vay, doanh số dư nợ, tình hình thu nợ và chỉ tiêu nợ quá hạn.

Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong 3 năm qua luôn có sự biến chuyển tốt qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước và điều này cũng góp phần làm cho tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có sự biến động và những điểm cần lưu ý:

- Về rủi ro trong huy động vốn, như phân tích ở phần 4.2.1 thì tuy Ngân hàng trong quá trình huy động vốn có huy động vốn ngắn hạn cao hơn huy động vốn trung và dài hạn rất nhiều, bên cạnh đó số tiền mà Ngân hàng Mỹ Xuyên huy động từ các tổ chức kinh tế khác là không nhỏ - điều này có khả năng dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Nhưng trên thực tế trong suốt những năm hoạt động đến nay Ngân hàng chưa gặp phải trường hợp rủi ro nào xảy ra.

- Về rủi ro trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, qua phần phân tích ở mục 4.2.2 ta thấy, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng cũng gia tăng qua các năm, đặc biệt là nợ quá hạn của loại hình cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với loại hình cho vay ngắn hạn. 2 loại hình cho vay của Ngân hàng có tình hình nợ quá hạn cao nhất vào năm 2007 là loại hình cho vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh và loại hình cho vay trung hạn góp kinh doanh nông thôn.

- Tuy nhiên nếu xem xét dựa vào các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng ở phần 4.2.3 thì có thể thấy tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng tuy đáng lưu tâm nhưng cũng không đến mức đáng lo ngại vì vẫn nằm trong mức độ cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thậm chí còn thấp hơn nhiều ngân hàng khác. Dựa vào phần này thì điểm đáng quan tâm của Ngân hàng chính là tình hình thu nợ khi mà tỷ lệ thu nợ / tổng doanh số cho vay của Ngân hàng không được cao và đang ngày càng giảm qua từng năm; và hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng đang ở mức cao.

Qua đó có thể thấy được thực trạng rủi ro của Ngân hàng trong những năm qua, dù từ lúc hoạt động đến nay Ngân hàng chưa gặp những tình trạng rủi ro dẫn đến tổn thất lớn, gây thiệt hại nặng nề cho Ngân hàng nhưng Ngân hàng trong giai đoạn sắp tới để có thể kinh doanh có hiệu quả cao thì cũng cần phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp. Qua quá trình tìm hiểu, tham khảo bên ngoài cộng với những ý kiến của bản

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Trang 43 - 45)