Đối với tạm ứng, đối tượng được cấp tạm ứng là tất cả các dự án hoặc gói thầu, dù là đấu thầu hay chỉ định thầu ( gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án và chi phí khác); các dự án cấp bách như: đê điều. công trình vượt lũ, công trình giống; các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt; các hợp đồng tư vấn; Công việc đền bù Giải phóng mặt bằng và một số công việc thuộc chi phí khác
Tuỳ theo nội dung, công việc mà mức tạm ứng được quy định khác nhau, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu hoặc cho công việc đó. Theo bảng dưới đây:
Bảng 1: Quy định về mức tạm ứng đối với các nội dung thanh toán
Nội dung Mức tạm ứng
1. Gói thầu, dự án thực hiện theo hợp đồng EPC
+ Tạm ứng Thiết bị Theo HĐ
+ Phần còn lại Tối thiểu 15% giá trị HĐ
2. Dự án, Gói thầu thi công xây dựng
+ Giá trị gói thầu < 10 tỷ đồng Tối thiểu 20% giá trị HĐ + Giá trị gói thầu từ 10 - 50 tỷ đồng Tối thiểu 15% giá trị HĐ + Giá trị gói thầu > 50 tỷ đồng Tối thiểu 10% giá trị HĐ
3. Gói thầu mua sắm thiết bị Theo HĐ; Tối thiểu 10% giá trị HĐ 4. Hợp đồng tư vấn Tối thiểu 25% giá trị HĐ
5.Đền bù GPMB và một số việc chi khác Tiến độ T/hiện, theo HĐ
6.Dự án cấp bách: XD& tu bổ đê điều,
C/trình vượt lũ, thoát lũ, C/trìng giống, các dự án khắc phụ ngay hậu quả lũ lụt thiên tai
50% giá trị HĐ
Nguồn: Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Ngoài mức tạm ứng quy định trên, nếu Chủ đầu tư đề nghị thì KBNN xem xét để tạm ứng trong phạm vi kế hoạch năm, theo đề nghị của Chủ đầu tư đối với:
+ Một số cấu kiện, bán thành phẩm cần sản xuất trước. + Một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa
Kho bạc Nhà nước nơi dự án mở tài khoản xem xét, quyết định ( Bao gồm cả dự án do Trung ương quản lý, đự án do địa phương quản lý); đối với dự án nhiều nguồn, nhiều cấp ngân sách do Kho bạc Nhà nước kiểm soát xem xét, quyết định.
Để được tạm ứng, ngoài tài liệu tại điểm nói trên, Chủ đầu tư gửi tới KBNN các Tài liệu sau : Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy rút vốn đầu tư và Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng Chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).
Ngoài ra đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác Chủ đầu tư còn gửi các tài liệu theo từng loại chi phí phù hợp theo quy định: Dự toán chi phí quản lý dự án được duyệt (đối với trường hợp phải lập dự toán và dự án có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì không phải lập dự toán chi phí quản lý dự án. ) hoặc hợp đồng (nếu thuê tư vấn quản lý dự án); Đối với công việc phải thuê tư vấn (trừ tư vấn quản lý dự án) gửi văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; hợp đồng.
Trường hợp vốn tạm ứng chưa đủ theo mức quy định do kế hoạch vốn năm bố trí thấp hơn mức vốn được tạm ứng, dự án được tiếp tục tạm ứng trong kế hoạch năm sau cho đến khi đạt mức tỷ lệ tạm ứng theo quy định.
Việc tạm ứng vốn được thực hiện trong thời hạn thanh toán của kế hoạch vốn và có thể tạm ứng một hoặc nhiều lần căn cứ vào nhu cầu thanh toán vốn tạm ứng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định nêu trên.
Thanh toán khối lượng hoàn thành
Đối với việc thanh toán khối lượng hoàn thành, không phân biệt cơ cấu xây dựng, thiết bị. Chi phí khác, hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước như sau:
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (khối lượng xây dựng, thiết bị hoàn thành, tư vấn ): ngoài các tài liệu đã gửi theo quy định tại điểm nói trên, Chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư. Trường hợp này áp dụng cho cả hình thức tự làm.
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng xây dựng, Chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì Chủ đầu tư có thể lập bảng kê
nội dung chi đề nghị thanh toán kèm theo); Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư.
Thu hồi tạm ứng: Trong quá trình thanh toán, vào từng lần thanh toán, kể từ kỳ thanh toán đầu tiên, KBNN tiến hành thu hồi tạm ứng và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.; Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu.
Đối với thanh toán chi phí quản lý dự án Về hồ sơ, tài liệu:
* Trường hợp không mở tài khoản tiền gửi chi phí quản lý dự án.
Dự toán chi phí quản lý được duyệt (trường hợp phải lập dự toán); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì Chủ đầu tư có thể lập bảng kê nội dung chi phí kèm theo); Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư ( nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư .
* Trường hợp mở tài khoản tiền gửi chi phí quản lý dự án.
- Trích chi phí quản lý dự án: Dự toán chi phí quản lý được duyệt (trường hợp phải lập dự toán); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì Chủ đầu tư có thể lập bảng kê nội dung chi phí kèm theo); Giấy rút vốn đầu tư.
Trình tự và nội dung công việc được thực hiện như sau:
Căn cứ vào dự toán, kế hoạch được giao (nếu có),KBNN thực hiện kiểm soát trích chi phí quản lý dự án;
Trường hợp Ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án đầu tư, thanh toán tại nhiều Kho bạc khác nhau thì KBNN nơi kiểm soát thanh toán vốn cho dự án thực hiện trích chi phí quản lý dự án chuyển về tài khoản tiền gửi của Ban quản lý dự án mở tại KBNN nơi Ban quản lý dự án thanh toán chi phí quản
lý dự án đầu tư.
- Thanh toán chi phí quản lý dự án từ tài khoản tiền gửi:Bảng kê thanh toán chi phí quản lý dự án từ tài khoản tiền gửi do Chủ đầu tư lập; Uỷ nhiệm chi, Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi hoặc Séc lĩnh tiền mặt.
Căn cứ vào dự toán , Bảng kê thanh toán chi phí quản lý dự án từ tài khoản tiền gửi,, số dư tài khoản tiền gửi hiện có, thực hiện kiểm soát và làm thủ tục chuyển tiền.
Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án toàn bộ hoặc thuê tư vấn quản lý một phần công việc quản lý dự án thì thanh toán theo hợp đồng.
Bảng 2: Vốn đầu tư đã kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2001-2008.
Đơn vị : tỷ đồng
TT Chỉ tiêu VỐN THANH TOÁN
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số 36,941 42,088 45,724 54,183 66,450 69,682 82,565 93,667 Vốn TN 30,042 37,803 41,364 47,408 58,937 62,457 75,487 85,637 Vốn NN 6,899 4,285 4,360 6,775 7,513 7,225 7,078 8,030 I NSTW 14,833 13,700 14,231 13,630 17,005 17,195 17,563 19,925 Vốn TN 8,655 10,266 10,546 8,266 10,775 11,203 12,947 14,668 Vốn NN 6,178 3,434 3,685 5,364 6,230 5,992 4,616 5,237 II NSĐP 22,108 28,388 31,493 40,553 49,445 52,487 65,002 73,742 Vốn TN 21,387 27,537 30,818 39,143 48,162 51,254 62,540 70,949 Vốn NN 721 851 675 1,411 1,283 1,233 2,462 2,793
Nguồn: Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư hàng năm của KBNN.