II. Tổchức bộ máy kế toán và công tác kế toán
2. Hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ cách kế toán
*Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ. Hệ thống gồm: NK-CT 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10.
Bảng kê: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Bảng phân bổ: 1, 2, 3.
Và các sổ cái tài khoản khác.
*Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thờng xuyên, vì vậy hệ thống tài khoản đợc sử dụng ở đây gồm hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp trừ các tài khoản:631,611.
Quy trình hạch toán nguyên vật liệu .
Chứng từ nhập xuất NKCT liên quan Sổ chi tiết TK331 NKCT số 5 Bảng phân bổ vật liệu Sổ cái TK152 Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ
iii. tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty bóng đèn phích nớc Rạng đông
1. Đặc điểm và công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty bóng đèn phích nớc Rạng đông.
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu.
Mặc dù sản phẩm chủ yếu của công ty chỉ có 3 mặt hàng: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và sản phẩm phích nớc nhng mỗi loại sản phẩm lại có chủng loại, qui cách hết sức phong phú, đa dạng và số lợng sản phẩm sản xuất ra rất lớn. Hơn nữa, để sản xuất ra 1 nhóm sản phẩm, công ty cần rất nhiều chủng loại vật t. Từ những đặc điểm đó dẫn đến vật t của công ty bao gồm rất nhiều chủng loại, quy cách và số lợng vật luân chuyển là rất lớn. Một số vật t trong nớc cha sản xuất đợc, công ty phải nhập từ nớc ngoài.
Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán, vật liệu của Công ty đợc phân thành 6 loại:
- Nguyên vật liệu chính:
Đây là những vật liệu quan trọng nhất cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm nh cát Vân Hải, hộp phích nhựa, nhôm cục, bạch vân, phụ tùng nhựa phích, thân phích, dây tóc, dây dẫn.... Nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm rất nhiều loại (khoảng 140 quy cách chủng loại) và chiếm khoảng 85% tổng số chi phí về nguyên vật liệu
- Vật liệu phụ:
Những vật liệu này kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện sản phẩm và đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động bình thờng. Vật liệu phụ cũng gồm rất nhiều loại (trên 180 quy cách chủng loại). Những vật liệu phụ chủ yếu là Cacbonic, magne, thiếc hàn, vải thô, bột amiang, băng dính điện...
- Nhiên liệu:
Với quy mô lớn, sản phẩm nhiều nên công ty có nhu cầu rất lớn về năng lợng. Công ty có phân xởng cơ động chuyên cung cấp điện năng cho toàn công ty. Hiện nay công ty đang sử dụng các loại nhiên liệu chủ yếu là than cục, gas, gas hoá lỏng, dầu đốt lò pho. Chi phí nhiên liệu chiếm 1 tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí về nguyên vật liệu (khoảng 9%).
- Phụ tùng thay thế:
Với số lợng máy móc thiết bị tơng đối lớn, công ty cần rất nhiều loại phụ tùng thay thế để đảm bảo máy móc thiêt bị hoạt động bình thờng, kịp thời thay thế những bộ phận hỏng, tránh gián đoạn trong sản xuất. Những phụ tùng quan trọng là băng tải, dây curoa, cầu dao, van bi...
- Bao bì ngoài:
Là những vật liệu để đóng gói sản phẩm, nó không bao gồm những bao bì trong (chẳng hạn vỏ hộp bóng đèn) mà chỉ gồm những vật liệu tạo nên những hộp lớn, kiện sản phẩm nh hộp ngoài bóng đèn, hộp gỗ... Những bao bì trong đợc xếp vào nhóm vật liệu chính.
- Phế liệu thu hồi:
Những vật liệu này chủ yếu đợc thu hồi từ hoạt động sản xuất nh bã nhôm phế liệu, xỉ thô, mảnh bóng, mảnh phích...
1.2 Công tác quản lý vật liệu.
Nguyên vật liệu tại công ty bóng đèn phíc nớc Rạng Đông có đặc điểm phong phú đa dạng về chủng loại, nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thờng xuyên. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí và giá thành tơng đối lớn, khoảng 70%. Bên cạnh đó, công ty rất coi trọng việc nâng cao chất lợng sản phẩm.Vì vậy công ty rất quan tâm đến công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu.
Hiện nay công ty có 3 kho để quản lý nguyên vật liệu, các kho đợc trang bị các phơng tiện đo lờng đầy đủ và điều kiện bảo quản nguyên vật liệu cũng rất tốt. Tơng ứng với 3 kho có 3 thủ kho với trình độ chuyên môn sâu. Việc bảo vệ tài sản nói chung và nguyên vật liệu nói riêng đợc thực hiện một cách chặt chẽ.
Thực hiện chức năng quản lý vật liệu có các phòng ban chức năng:
Phòng tổ chức điều hành sản xuất: phụ trách việc cung cấp vật t, lên kết hoạch vật t, thanh toán nhu cầu vật t sản xuất.
Phòng quản lý kho: Quản lý luân chuyển vật t, sắp xếp, bảo quản vật t, thông báo tình hình luân chuyển vật t lên các phòng ban chức năng lập các chứng từ vật t nh phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Phòng KCS: Thực hiện kiểm tra số lợng chất lợng, chủng loại quy cách vật t nhập kho.
Kế toán vật t gồm 2 ngời:
Một ngời theo dõi tình hình nhập vật t và công nợ với ngời bán. Ngời này nhận các Phiếu nhập kho, ghi sổ chi tiết tài khoản 331, 141 và lập bảng kê nhập vật t.
Một ngời theo dõi tình hình xuất vật t, nhận các phiếu xuất kho, lập bảng kê xuất vật t, bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu.
Ngoài ra việc hạch toán vật t còn liên quan đến kế toán chi phí giá thành trong việc kết chuyển chi phí nguyên vật liệu từ bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu sang các bảng kê sô 4, 5, 6 và nhật ký chứng từ số 7 và kế toán tổng hợp trong việc ghi sổ cái tài khoản 152.
Kế toán vật liệu không sử dụng sổ danh điểm vật liệu.
2. Tính giá nguyên vật liệu.
2.1 Giá vật liệu nhập kho.
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mua ngoài gồm cả mua trong nớc và nhập khẩu. Công ty hạch toán thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ do đó giá thực tế vật liệu không bao gồm thuế GTGT đầu vào.
- Đối với vật liệu mua trong nớc thì giá nhập kho là giá ghi trên hoá đơn và các chi phí thu mua nh chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ vào kho của công ty.
- Đối với vật liệu nhập khẩu: Vật liệu đợc nhập kho là giá ghi trên hoá đơn của đơn vị nhận uỷ thác, thuế nhập khẩu và các chi phí khác nh chi phí lu kho, chi phí mở L/C, chi phí hải quan, chi phí lu bãi, thù lao của đơn vị nhận uỷ thác...
- Đối với vật liệu thuê ngoài chế biến: giá nhập kho là giá thực tế vật liệu xuất kho cho chế biến và chi phí thuê ngoài.
- Đối với phế liệu thu hồi: giá nhập kho tính theo giá bán.
2.2 Giá vật liệu xuất kho .
Từ năm 1998 trở về trớc, công ty tính giá vật liệu xuất kho theo giá hạch toán nhng từ tháng 1/1999 đến nay công ty sử dụng giá bình quân gia quyền. Kỳ tính giá là 1 tháng.
Đơn giá bình quân gia quyền = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Số lợng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lợng vật liệu nhập trong kỳ
Ví dụ : cuối tháng 1/2000, Công ty có tình hình nhập kho cát Vân Hải nh sau: Chỉ tiêu Đơn giá (đ) Số lợng (tấn) Số tiền (đ)
Tồn đầu tháng 381725 415 158415875
Phiếu nhập 375 381818 227 86672686
Chi phí thu mua 1500000
Cộng nhập 227 88172686
Đơn giá bình
quân 1 tấn cát = 158.415.875 + 88172686
415 + 227
= 383866,54