Sử dụng vốn chưa hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập thu hút vốn 1 Thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ CỦA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ (Trang 28 - 31)

3.1 Thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam

Việc sử dụng đồng vốn đầu tư của chúng ta rất kém hiệu quả đã được thừa nhận bởi các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cũng như thừa nhận chính thức của Chính phủ Việt Nam.

Để thấy được hiệu quả sử dụng đồng vốn, thông thường các nhà kinh tế lấy chỉ số ICOR làm tiêu chí ( tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị gia tăng GDP ) hoặc tính theo cách một đồng vốn bỏ ra thì được bao nhiêu đồng thu vào (GDP/vốn đầu tư). Dù tính theo cách nào

đi chăng nữa thì một sự thật hiển nhiên là hiệu quả đồng vốn của chúng ta bỏ ra là không cao, vào loại thấp nhất so với các nước trong khu vực.

Nguồn : Tổng cục thống kê

Nếu tính trong thời kỳ 1991-2007 chỉ số ICOR của VN là 4,86 lần so với 4 lần của Trung Quốc thời kỳ 2001-2006, 4,1 lần của Thái Lan (1981-1995), 4,6 lần của Malaysia (1981-1995), 3,7 lần của Indonesia (1981-1995), 3 lần của Hàn Quốc (1961-1980) và Đài Loan 2,7 lần (1961-1980). Qua đó cho thấy hiệu quả đầu tư của chúng ta là rất thấp.

Nếu tính hiệu quả một đồng vốn bỏ ra thu lại bao nhiêu thì càng thấy rõ năng suất lao động của Việt Nam không những không tăng lên mà còn giảm đi. Thực vậy, nếu thời kỳ 1991-1995 GDP/vốn là 3,55 đồng thì 1996-2000 còn 3 đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng, 2006-2007 giảm xuống chỉ còn 2,46 đồng. Điều đó cũng nói nên rằng các yếu tố khai thác để phát triển theo chiều rộng đang cạn kiệt dần. Nếu không tăng cường khai thác các yếu tố chiều sâu như áp dụng các công nghệ mới, lao động chất xám… thì hiệu quả vốn đầu tư khó mà tăng lên được.

Hệ số ICOR Việt Nam qua các năm

Năm Đầu tư toàn xã hội

theo giá so sánh 1994 (ngàn tỷ đồng) GDP theo giá so sánh năm 1994(tỷ đồng) Hệ số ICOR 2001 129.4 292535 3.57 2002 148.0 313135 4.1 2003 166.8 336242 3.82

2004 189.3 362092 4.72005 213.9 392989 5 2005 213.9 392989 5 2006 243.3 425088 5.02 2007 306.1 461189 4.8 2008 (9 tháng) 326.0 345353 (dự kiến cả năm là 491852) 4.7

Nguồn : Niên giám thống kê và tổng hợp từ trang web của tổng cục thống kê và vietnamnet.vn

Chỉ số ICOR cho chúng ta thấy rằng nó càng cao thì hiệu quả đầu tư của chúng ta càng thấp. Trng giai đoạn 1990 -2000 chỉ số ICOR của chúng ta là 4.1 đến giai đoạn 2001- 2005 trung bình là 4.238, đặc biệt năm 2005 là 5 và 2006 là 5.02. Có thể thấy răng hiệu quả sử dụng vốn đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên sau khi chúng ta gia nhập tổ chức WTO cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì chỉ số ICOR của chúng ta có xu hướng giảm năm 2007 (tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 40.6%GDP)khoảng 4.8 và những tháng đầu năm 2008 khoảng 4.7(tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 39%GDP) .Phải chăng đó là điều đáng vui mừng? Không, đây thưc sự là một vấn đề nan giải trong hiệu quả sử dụng vốn đầu tư bởi chúng ta cố gắng giảm hệ số ICOR nhưng tốc độ giảm lại quá chậm; so với mặt bằng chung với các nước trong khu vực thì chúng ta còn quá cao(các nước thường vào khoảng 2.6 đến 3.2) Giáo Sư David Dapice (Đại học Harvard Hoa Kỳ) nhận định thất thoát lãng phí từ nguồn vốn đầu tư của Việt Nam lên đến 1 tỷ USD mỗi năm. Con số này, khó kiểm chứng, nhưng có thể nói, hiệu quả sử dụng vốn ĐT Nhà nước hiện nay thấp. Theo Tổng cục Thống kê năm 2007, khối lượng vốn ĐT toàn xã hội theo giá thực tế là 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4 GDP, trong đó khu vực Nhà nước chiếm 200 nghìn tỷ đồng. Với mức thu hút vốn tới 41% GDP, chỉ số ICOR (hệ số giá trị sản phẩm gia tăng-nó thể hiện để thu được một đồng lợi nhuận thì phải bỏ bao nhiêu đồng vốn) của Việt Nam năm 2007 khoảng 5 lần, nghĩa là cứ 5 đơn vị ĐT, mới tạo ra được một đơn vị tăng trưởng. Điều đáng nói là, với cùng tỷ lệ ĐT so với GDP, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng từ 9-11%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức khoảng 8%. Nghĩa là, với quy mô nền kinh tế hiện tại, hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 1 tỷ USD. Nếu so với các nước Đông Bắc Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc thì hệ số ICOR của Việt Nam còn cao hơn rất nhiều. Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo chỉ số ICOR càng cao thì sự thất thoát, lãng phí trong ĐT tương ứng càng lớn. Thông thường, chỉ số ICOR của các nước chỉ 2-3, chỉ số ICOR Việt Nam xấp xỉ 5 là quá cao và là sự cảnh báo về tăng trưởng thiếu bền vững do thất thoát và lãng phí. Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phân tích: “Khi tiền đầu tư của Nhà nước không được rót vào công trình, tạo hiệu quả cho nền kinh tế thì tiền đó đi đâu? Tiền đó chạy vào túi cá nhân, vào tiêu dùng, làm cung tiền trong lưu thông tăng lên, dẫn tới lạm phát”.

3.2 Thể hiện qua tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp( TFP):

Năng suất các nhân tố tổng hợp (viết tắt tiếng Anh là TFP - Total Factor Produc- tivity) là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và

lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,v.v... (gọi chung là các nhân tố tổng hợp).

Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định.

Ta có số liệu từ năm 2001 đến năm 2007 về tổng thu nhập quốc dân, lao động và nguồn vốn

NĂM K L Y Y/L K/L A=LN (Y/L)

B=LN (K/L) B2 A*B (K/L) B2 A*B 2000 151183000 37.6096 273666000 7276493 4019798 15.80016 15.20674 231.245 240.269 2001 170496000 38.5627 292535000 7585957 4421267 15.84181 15.30194 234.1493 242.4104 2002 200145000 39.5077 313247000 7928758 5065974 15.88601 15.43806 238.3336 245.2491 2003 239246000 40.5738 336242000 8287171 5896564 15.93022 15.58988 243.0444 248.3502 2004 290927000 41.5863 362435000 8715250 6995741 15.98058 15.76081 248.4032 251.867 2005 343135000 42.5269 393031000 9241939 8068658 16.03926 15.9035 252.9212 255.0804 2006 404712000 43.3389 425373000 9815039 9338308 16.09943 16.04964 257.5908 258.3899 2007 521700000 44.1719 461443000 10446528 11810676 16.16178 16.28451 265.1854 263.1867 69297135 55616987 127.7392 125.5351 1970.873 2004.803

Đơn vị: K, Y: triệu đồng ; L: triệu người

Để tính chỉ tiêu TFP có thể áp dụng phương pháp do tổ chức năng suất châu Á đưa ra với công thức có dạng:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ CỦA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ (Trang 28 - 31)