Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng một hệ thống giải pháp an ninh sinh thái ở Việt Nam, nhiều văn bản pháp luật được ban hành.
Tuy nhiên tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn hết sức nghiêm trọng.
Xin dẫn chiếu tình hình VPHC môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy để chứng minh cho nhận xét này.
Theo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương, hiện nay, trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có các nguồn thải chính gồm 8 khu công nghiệp và cụm công nghiệp (KCN và CCN) với trên 157 dự án và cơ sở đang hoạt động, 266 cơ sở ngoài KCN và CCN, 358 làng nghề và các nguồn nước thải phát sinh từ sinh hoạt của các đô thị, khu dân cư, du lịch, thương mại, khách sạn, nhà hàng; nước thải của các cơ sở y tế; nước thải của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ; nước thải từ nông nghiệp; nước thải từ các hoạt động giao thông thủy... chưa được thu gom, xử lý.
Đây chính là các thủ phạm gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy.
Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT, ông Nguyễn Công Thành, qua kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với 230 cơ sở, khu, cụm công nghiệp và 7 làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, với tổng khối lượng nước thải trên 199.442
m3/ngày đêm trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình cho thấy, vi phạm phổ biến nhất là xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Chẳng hạn, Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright Sakura Việt Nam, Công ty TNHH United Motor Việt Nam, Công ty TNHH Dynapac (Hà Nội)... đã xả nước thải vượt TCCP từ 10 lần trở lên. Nhiều doanh nghiệp không có giấy phép thải vào nguồn nước, không thực hiện chế độ báo cáo hiện trạng môi trường theo quy định, Không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại...
Tương tự, hầu hết các hộ sản xuất tại các làng nghề cũng xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10 lần, quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại không đúng, không kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải... Một vài cơ sở còn xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 lần trở lên.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Công Thành, kiểm tra cho thấy, có 191/230 cơ sở đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định, chiếm tỷ lệ 83 %, song chỉ có 17/230 đơn vị thực hiện đúng nội dung báo cáo hoặc bản cam kết, chiếm tỷ lệ... 7,4 %! [22]
Những năm gần đây, tình hình VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có chiều hướng gia tăng.
Riêng trong năm 2008, lực lượng cảnh sát môi trường phối hợp với các cơ quan chuyên ngành đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 998 vụ đối với 1424 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường nghiêm trọng, chuyển sang cơ quan điều tra xử lý 18 vụ đối với 30 đối tượng, phối hợp và thu phí môi trường 134 tỷ đồng; cảnh cáo và nhắc nhỏ trên 100 doanh nghiệp, cá nhân [21].
Còn theo thống kê năm 2009, Cục cảnh sát môi trường – Bộ công an, phối hợp với lực lượng chức năng đã phát hiện,điều tra xử lý 4.545 vụ; 1.300 tổ chức; 3.128 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. So với năm 2008, số vụ việc được Cục cảnh sát môi trường phát hiện, phối hợp xử lý tăng gấp 4 lần. Trong đó có 594 vụ gây ô nhiễm môi trường; 322 vụ vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải nguy hại; 21 vụ đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; 226 vụ vi phạm quy đinh bảo vệ động vật hoang dã; 812 vụ xâm phạm,hủy hoại tài nguyên thiên nhiên; 628 vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; 435 vụ vi phạm về thủ tục hồ sơ công tác bảo vệ môi trường; 483 vụ vi phạm quy định về quản lý,bảo vệ rừng,khu bao tồn thiên nhiên...3.401 vụ (1.057 tổ chức, 1.119 cá nhân) bị xử phạt với tổng số tiền 28.755 tỉ đồng; đình chi hoạt động và buộc di dời 79 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. [26]
Những con số trên đây mới chỉ phản ánh được một phần tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong những năm qua, vì có rất nhiều vụ vi phạm không bị phát hiện, xử lý.
Ở tất cả các địa phương, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều ở số lượng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành đã quy định rõ các hành vi nghiêm cấm, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình, cá nhân. Để thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Qua hai năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, kết quả đạt được tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước cụ thể như sau: [27]
Tỉnh Số lượng quyết định xử phạt Khánh Hòa 66 Bến Tre 45 TPHCM 343 Bình Dương 222 Đồng nai 275
Không chỉ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà các nhà hàng, trường học, hộ gia đình, cá nhân cũng là chủ thể thường xuyên của VPHC về môi trường.
Hơn nữa, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Một số vi phạm điển hình:
- Quản lý khai thác tài nguyên : Tài nguyên môi trường đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt, bị hủy diệt ( Vụ khai thác trái phép vàng sa khoáng trên địa bàn các xã Sa Lý, Phong Minh, Kim Sơn và khu vực trường bắn Quốc gia KVI; có thời điểm có khoảng trên 15-17 tàu cuốc và hàng chục máy xúc vào khai thác trái phép…) ;
Tình trạng phá rừng, săn bắt thú hoang giã, quý hiếm; hủy hoại các nguồn lợi thủy sản…đang làm tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều loại động, thực vật quý hiếm ở Việt Nam. ( Vụ rừng nghiến Hảo Nghĩa bị tàn phá 10/2008…; Vụ khai thác trái phép 198, 966 mét khối gỗ rừng tự nhiên ở Hồ thủy điện Khê Diên – Quế sơn –
Quảng Nam của Lê Ngọc Giám đốc công ti TNHH xây dựng Ngọc Sơn ; các vụ khai thác danh lam thắng cảnh ở Vịnh Nha Trang, Thung lũng tình yêu – Thành phố Đà Lạt, Khu du tích lịch sử Yên Tử - Quản Ninh….),
- Lĩnh vực y tế: Vụ cảnh sát môi trường bắt quả tang các đối tượng vận chuyển 957 kg chất thải y tế từ bệnh viện Việt Đức đi tiêu thụ ngày 10/8/2007; bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai tàng chữ và bán cho tư nhân khoảng 30 tấn rác thải nguy hại ngày 31/08/2007,….
- Đầu tư sản xuất kinh doanh: Nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp chưa đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đã thải vào không khí các loại khói bụi, chất độc, bức xạ vượt tiêu chuẩn cho phép làm không khí ô nhiễm nghiêm trọng; dầu mỡ, các chất hóa học, chất phóng xạ, chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… được thải ra các sông ngòi, ao hồ, chôn vùi trong lòng đất,…. làm ô nhiễm nguồn nước cũng như gây ô nhiễm đất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hủy hoại môi trường tự nhiên (Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hiện nay nước ta có khoảng 40% khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải, 90% cơ sở dịch vụ ,làng nghề…không có hệ thống xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường). Vụ gây ô nhiễm môi trường ở Nhà máy hóa chất tỉnh Phú Thọ, vụ nước tương của xí nghiệp Nam Dương và doanh nghiệp tư nhân Phương Nam ở Thành Phố Hồ Chí Minh vi phạm hàm lượng chất 3MCPD nghiêm trọng có thể gây ung thư hoặc biến đổi gen, vụ xả nước thải vượt tiêu chuẩn trong thời gian dài của công ty VEDAN….. Nhiều dịch bệnh nghiêm trọng đã xuất hiện và lây lan ra nhiều tỉnh,thành phố trên toàn quốc như dịch cúm SAT, bệnh lở mồm long móng (Vụ công ti TNHH Thuận Thành đóng tại Gio Linh - Quảng Trị vận chuyển đàn bò lở mồm long móng ra khỏi vùng dịch – làm chết 1.000 con trâu, bò ; Vụ Lê Công Loan, Trần Văn Ngọc vận chuyển bò nhiễm bệnh lở mồm, long móng từ Hà Nội lên Bắc Cạn (08/06/2006) làm lây lan dịch bệnh,chết 1.277 con trâu, bò…); bệnh cúm gà, dịch tiêu chảy…
- Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường cũng đang có chiều hướng gia tăng, tình trạng nhập khẩu máy móc, thiết bị chế phẩm sinh học, chế phẩm hóa học,các chất độc hại, phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đã và đang xảy ra nghiêm trọng ( Vụ nhập khẩu áp quy chì phế thải từ Trung Quốc về cảng Hải Phòng năm 2007, Vụ tạm nhập tái suất một tàu rác thải về cảng Hải Phong năm 2008…) Việt Nam đang có nguy cơ trở thành “Bãi thải công nghiệp” của các nước phát triển nếu không có biện pháp kịp thời.
….