Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành (Trang 32 - 35)

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo Điều 3 Khoản 3 Pháp lệnh 2002 thì “Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật”, quy định này vừa là cơ sở pháp lý để xác định những cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt, vừa có ý nghĩa trong việc tạo cơ chế thích hợp để xem xét giải quyết từng vụ việc cụ thể trên thực tế, từ đó áp dụng các biện pháp hành chính,các biện pháp ngăn chặn phù hợp đảm bảo cho việc xử lý VPHC theo đúng thẩm quyền và đạt hiệu quả cao.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào cũng có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC mà chỉ những cơ quan Nhà nước được pháp luật quy định mới có quyền này. Nếu như trách nhiệm hình sự được áp dụng bởi tòa án thì thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC được giao chủ yếu cho các cơ quan hành chính Nhà nước. Việc xác định một cách hợp lý những chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC vừa đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm vừa không tạo sự tùy tiện trong xử phạt VPHC.

Hiện nay, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC quy định tập trung trong Pháp lệnh xử phạt VPHC và các Nghị định của Chính phủ; đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng vậy, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực này được quy định tại Pháp lệnh 2008 và trong các nghị định có liên quan và quan trọng nhất là Nghị định 177/2009/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực môi trường từ Điều 40 đến Điều 43.

Những văn bản này quy định tương đối cụ thể, rõ ràng thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chỉ đích danh từng cơ quan và cơ quan đó được áp dụng biện pháp xử phạt nào. Về vấn đề này so với Nghị định 81 thì Nghị định 177 đã có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và các văn bản pháp luật liên quan (Pháp lệnh 2008; Nghị định 35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Tài Nguyên và Môi trường…). Cụ thể, Nghị định 177 bổ sung một số chủ thể có thẩm quyền xử phạt (Công an nhân dân, Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường) và nâng mức xử phạt của các chủ thể trước đây - đây được coi là nội dung thay đổi đậm nét nhất trong Nghị định 177.

Trước đây khi Nghị định 81 còn hiệu lực, thẩm quyền xử phạt của các chủ thể ở cấp cơ sở, được quy định rất hạn chế (Ví dụ: Chủ tịch UBND cấp xã chỉ được phạt tiền đến 500.000 đồng; Thanh tra chuyên ngành được phạt tiền đến mức 200.000 đồng) vì vậy có hiện tượng thời gian xử lý vi phạm bị kéo dài vì phải chuyển lên cấp trên xử lý nhũng vi phạm vượt thẩm quyền. Hiện nay trong Nghị định 177 các chủ thể này đều đã được nâng mức phạt (Chủ tịch UBND xã có thể phạt tiền lên tới 2.000.000 đồng còn con số của Thanh tra chuyên ngành là 500.000 đồng); nhưng liệu hiện tượng trên liệu có bị xóa sổ? Xin khẳng định là không; bởi vì việc tăng mức xử phạt là chung cho các chủ thể, so với mức phạt tiền tối đa thì các chủ thể này có mức xử phạt vẫn thấp.

Nguyên tắc phân định thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Số lượng các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy được xây dựng trên nguyên tắc ngành, lãnh thổ nhưng không thể tránh khỏi hiện tượng, nhiều cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối

với một hành vi vi phạm hoặc một đối tượng vi phạm. Câu hỏi đặt ra là: Khi xảy ra trường hợp đó thì phải giải quyết như thế nào?

Vấn đề này đã được pháp luật của chúng ta dự liệu (Điều 42 Pháp lệnh). Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nguyên tắc này được xác định như sau:

• Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 40 đến Điều 43 của Nghị định 177 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

• Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi VPHC thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

- Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.”

• Trường hợp VPHC lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xử lý của nhiêu cơ quan thì việc xử phạt - áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - do cơ quan thụ lí đầu tiên thực hiện, mọi phát hiện liên quan đến việc vi phạm, các cơ quan khác đều phải chuyển cho cơ quan này xem xét, xử lý.Quy định này vừa tránh được hiện tượng tranh chấp thẩm quyền vừa bảo đảm nguyên tắc: Mỗi hành vi VPHC trong lĩnh vực môi trường chỉ bị xử phạt một lần. (Khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh)

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w