Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành (Trang 35 - 41)

mức cao hơn mức phạt quy định cho người có thẩm quyền đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền cao hơn quyết định.

• Khi xét thấy hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải quyết. Quy định này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, trừng trị thích đáng đối với hành vi phạm tội, tránh để lọt tội phạm.

Sự phân định thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là tất yếu và mang ý nghĩa pháp lý quan trong, vừa bảo đảm được mục đích, ý nghĩa của các biện pháp xử phạt vừa đảm bảo việc xử lý nhanh chóng, công minh hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tuy vậy, nguyên tắc phân định thẩm quyền này khi áp dụng trong thực tiễn vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả. Sở dĩ có hiện tượng này là do, các nhà làm luật chưa xác định tính thứ tự ưu tiên của các nguyên tắc – vì vậy không biết áp dụng nguyên tắc nào trước. Xin dẫn ra một ví dụ: trong quá trình sử lý vi phạm của công ti Vedan, Bộ TNMT thì trích dẫn Điều 49 Điểm b Khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005: “UBND tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính Phủ” – Tức là vi phạm của Vedan do UBND Tỉnh Đồng Nai giải quyết; trong khi đó theo UBND Tỉnh Đồng nai thì Thẩm quyền này thuộc về Bộ TNMT bởi vì: “Trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. Dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian xử lý Vedan, khiến dư luận rất bất bình.

2.1.3. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thủ tục xử phạt VPHC – thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC– là một loại thủ tục hành chính và nó được quy định tại Pháp lệnh xử phạt VPHC 2002.

Theo từ điển tiếng Việt, thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự nhất định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức [4]. Với ý nghĩa đó, thủ tục xử phạt VPHC là một trong những chương quan trọng của pháp lệnh xử phạt VPHC; vì những quy định của Chương này và việc tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định đó đảm bảo cho việc xử phạt được khách quan, chính xác, góp phần bảo vệ pháp chế, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vấn đề thủ này cũng được quan tâm đúng với vai trò của nó. Nghị định 177, nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tuân theo quy định tại Pháp lệnh xử lý VPHC. (Khoản 1 Điều 44).

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Pháp lệnh 2008, thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a.Thủ tục áp dụng biện pháp cảnh cáo.

Theo Điều 54 Pháp lệnh 2008, thủ tục áp dụng biện pháp xử phạt cảnh cáo được gọi là “Thủ tục đơn giản”. Sở dĩ thủ tục này được gọi là “Thủ tục đơn giản” vì theo thủ tục này thì khi phát hiện ra hành vi VPHC, người có thẩm quyền có quyền ra quyết định xử phạt, ngay sau khi đình chỉ vi phạm; trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (Điều 54 Pháp lệnh 2008).

Người có thẩm quyền trong trường hợp này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải được thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Để đảm bảo chặt chẽ, Pháp lệnh 2008 đã quy định nội dung chính của quyết định xử phạt như sau: ngày tháng năm ra quyết định; địa điểm xảy ra vi phạm; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; điều khoản, văn bản được áp dụng… Ngoài ra Pháp lệnh 2008 còn bổ sung nội dung mới trong thủ tục áp dụng biện pháp cảnh

cáo là: trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người đó đang học tập.

b.Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiền.

Phạt tiền là một biện pháp được áp dụng phổ biến trong xử phạt VPHC về môi trường, do tính nghiêm trọng của các vi phạm là khác nhau nên có rất nhiều mức phạt tiền; chính vì vậy thủ tục áp dụng đối với biện pháp phạt tiền cũng được chia làm 2 loại để tạo sự linh hoạt.

Theo Điều 54 và Điều 57 Pháp lệnh thì biện pháp phạt tiền vừa có thể áp dụng theo thủ tục đơn giản (trường hợp mức tiền phạt từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng) vừa có thể áp dụng theo thủ tục xử phạt có lập biên bản (trường hợp mức tiền phạt trên 200.000 đồng).

Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiền trong trường hợp mức tiền phạt từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng

Điều 54 Pháp lệnh 2008 quy định đối với trường hợp phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì sẽ áp dụng theo thủ tục đơn giản, có nghĩa việc áp dụng biện pháp phạt tiền từ 10.00 đồng đến 200.000 đồng sẽ theo thủ tục như phạt cảnh cáo; tuy nhiên khi phạt tiền theo thủ tục này cần lưu ý thêm hai điểm sau:

- Thứ nhất: Khi phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt;

- Thứ hai: Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng vi phạm được lựa chọn nơi nộp tiền phạt nếu không có điều kiện nộp phạt tại chỗ hoặc không thích nộp phạt tại chỗ thì có thể nộp phạt tại kho bạc nhà nước.

Thủ tục áp dụng biện pháp phạt tiền trong trường hợp mức tiền phạt trên 200.000 đồng (Thủ tục xử phạt có lập biên bản)

Thủ tục xử phạt có lập biên bản gồm các bước sau:

Đây là khâu đầu tiên và là khâu bắt buộc của thủ tục đơn giản cũng như thủ tục xử phạt có lập biên bản. Theo đó thì khi phát hiện VPHC thì cơ quan Nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền phải đình chỉ ngay hành vi VPHC. Mục đích của việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là bảo vệ và khôi phục lại trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị vi phạm. Do đó, Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 2002 quy định “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải được đình chỉ ngay”.

• Lập biên bản

Khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh 2008 quy định:

“1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”

Biên bản trong xử phạt VPHC nói chung và trong xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những là cơ sở cho người có thẩm quyền xử phạt mà còn giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như việc khởi kiện ra tòa án hành chính (nếu có) được chính xác. Như vậy, nếu thủ tục đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử phạt thì thủ tục có lập biên bản bảo đảm cho việc xử phạt có cơ sở.

Về người có thẩm quyền lập biên bản, Pháp lệnh 2002 chỉ cho phép người có thẩm quyền lập biên bản; nhưng theo, khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh 2008 thì người có thẩm quyền lập biên bản ở đây không nhất thiết phải là người có thẩm quyền xử phạt, mà chỉ là người đang thi hành công vụ đối với vi phạm mà mình phát hiện. Quy định trên đã mở rộng thẩm quyền lập biên bản cho nhiều chức danh, giúp làm giảm đáng kể số vi phạm không được xử lý.

• Xem xét và ra quyết định xử phạt .

Trong giai đoạn này, người có thẩm quyền thực hiện hàng loạt hành động và biện pháp nhằm thu thập thông tin, xử lý, đánh giá thông tin, xác định mức độ tin cậy và đầy đủ của thông tin để tìm ra chứng cứ, xác định những tình tiết thực tế của vụ việc, làm căn cứ để xác định các yếu tố cấu thành pháp lý của VPHC.

Trong vòng 10 ngày, trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì không quá 30 ngày kể từ ngày lập biên bản; người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt (Điều 56). Việc quy định thời hạn ra quyết định xử phạt là rất cần thiết vì trong xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường cần phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời; hậu quả gây ra cần được khắc phục ngay để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Quy định này cũng nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân vì việc quyết định xử phạt không thể kéo dài, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức. Quy định này còn nâng cao tính tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt.

Cũng với mục đích nâng cao trách nhiệm xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định 177 còn quy định về thời hiệu xử phạt (Khoảng thời gian nhất định theo quy định pháp luật mà hết thời gian đó thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền không được ban hành quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác đối với đối tượng vi phạm). Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 177, thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2 năm kể từ ngày hành vi VPHC được thực hiện. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án,mà hành vi vi phạm có dấu hiệu VPHC về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt VPHC về bảo vệ môi trường, thời hiệu xử phạt VPHC là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. Trong các thời hạn trên; nếu cá nhân, tổ chức lại thực hiện VPHC mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì

thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện VPHC mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh,cản trở việc xử phạt. [33]

• Thi hành quyết định xử phạt .

Pháp lệnh dành một thời hạn nhất định để đối tượng bị xử phạt chấp hành quyết định xử phạt, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Theo Khoản 1 Điều 58 Pháp lệnh khoảng thời gian này là 10 ngày. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính - Đây là quy định tiến bộ của Pháp lệnh 2002, tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm tự nguyện thi hành quyết định xử phạt, không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong việc xử lý VPHC. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi mà đồng tiền đã bị mất giá liệu con số 500.000 đồng có còn hợp lý?

Trước đây pháp luật quy định nghiêm cấm thu tiền tại chỗ, không những không hạn chế tiêu cực mà còn gây rất nhiều phiền hà cho đối tượng vi phạm. Do đó, Pháp lệnh 2002 quy định cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước trừ trường hợp vi phạm xảy ra ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt

a. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép.

Khi tước quyền xử dụng giấy phép, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép đồng thời buộc đình chỉ vi phạm. ( Điều 45 Nghị định 177)

b. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện dùng để VPHC

Trong trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện dùng để VPHC thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng. (Điều 60 Pháp lệnh)

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w