thập thêm chứng cứ chứng minh bị can có phạm tội hay không phạm tội. Cuối cùng, làm cho vụ án kết thúc mà vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn.
Vụ án Huỳnh Văn Quyên ở Vĩnh Long là một vụ án điển hình chứng minh cho hiện tượng trên. Theo kết luận điều tra, ngày 7/2/2007, bà Dương Thị Tám, sinh năm 1929, trú tại Long Hồ, Vĩnh Long đã bị chính con đẻ của mình là Huỳnh Văn Quyên và con dâu là Lê Thị Tám sát hại do mâu thuẫn gia đình. Tuy nhiên, bản kết luận điều tra đó chỉ dựa trên lời khai của bà Trần Thị Ngọc Yến (một người cùng xã) đi hái trộm bưởi trong khu vườn nhà Quyên trông thấy nhưng lời khai này vẫn bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Thứ nhất, Bà Yến khai đi hái trộm bưởi lúc 1h nhưng thực tế thì 2h sáng Quyên và bà Tám mới dậy và cự cãi nhau. Thứ hai, vị trí gốc cây bưởi mà bà Yến đứng cùng với khoảng thời gian và không gian lúc 1h – 2h mà bà Yến có thể nhìn thấy rõ toàn bộ diễn tiến vụ việc là không thể. Bên cạnh đó, kết luận giám định pháp y của Viện Giám định pháp y quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, nguyên nhân cái chết của bà Tám là do ngạt nước, suy hô hấp, trụy tim mạch. Trong khi đó, kết luận điều tra lại kết luận nạn nhân chết do bị bóp cổ rồi mới bị dìm xuống sông, song khám nghiệm tử thi bà Tám lại không phát hiện dấu vết tác động của ngoại lực cho thấy nạn nhân bị
“bóp cổ” chết. Ngoài ra, ĐTV tiếp nhận vụ án trên đã không tìm hiểu về thông
tin bà Tám đã từng có ý định tự tử bằng cách lao vào xe tải nhưng không thành. Cách đó không lâu trước khi xảy ra vụ án, bà Tám đã có một số biểu hiện bất bình thường, thậm chí bà cho biết sẽ “tự giải quyết” cuộc sống của bà để khỏi làm bận rộn con cái. Vụ án này cho thấy, ĐTV đã thực hiện việc hỏi cung bị can có thể chỉ mang tính thủ tục, sự chuẩn bị của ĐTV trước khi hỏi cung như nghiên cứu hồ sơ vụ án, kết luận giám định pháp y, biên bản khám nghiệm tử thi, bản lời khai của nhân chứng…, nghiên cứu nhân thân, hoàn cảnh sống của gia đình bị can… hầu như không được thực hiện. ĐTV không nghiên cứu, phân tích lời khai của nhân chứng để phát hiện mâu thuẫn trong đó, song lại chỉ dựa vào lời khai của nhân chứng duy nhất, lấy đó làm chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can khi tiến hành hỏi cung. Sơ xuất của ĐTV đã khiến bị can Quyên phải nhận án tử hình và bị can Tám 13 tháng tù giam về tội giết mẹ. Phiên tòa sơ thẩm của TAND Tỉnh Vĩnh Long ngày 25/9/2008 đã khép lại, song
những uẩn khúc xung quanh vụ án đó vẫn còn là một ẩn số cho đến tận ngày hôm nay1. Hay vụ án vườn điều ở tình Bình Thuận, do sai phạm nghiêm trọng của ĐTV ngay từ khâu nghiên cứu hồ sơ vụ án nên 9 người trong một gia đình đã phải ngồi tù một cách oan ức. Đây là một thực tế đòi hỏi ĐTV phải nhận thức và sửa đổi, bởi đằng sau sự sai phạm đó là nhân cách, là danh dự của cả một con người. Hơn nữa nó làm ảnh hưởng tới uy tín của CQĐT và niềm tin của nhân dân đối với pháp luật và Nhà nước.
- Hiện nay, việc bố trí chuẩn bị phòng hỏi cung đầy đủ tiêu chuẩn với yêu cầu tạo thuận lợi cho sự tác động tâm lý bị can chưa được sự quan tâm thỏa đáng của CQĐT nhất là ở cấp quận, huyện. Xét dưới góc độ tâm lý, những đặc điểm cụ thể của phòng hỏi cung tác động không nhỏ đến thái độ khai báo của bị can. Theo số liệu tìm hiểu được thì có 735/874 bị can và phạm nhân (chiếm 84,44%) cho rằng họ cảm thấy thoải mái trong việc khai báo khi được hỏi cung ở những phòng hỏi cung có kích thước từ 10m2 đến 15m2; chỉ có 136/874 người (chiếm 15,56%) muốn được hỏi cung ở những phòng có kích thước trên 15m2. Trong số 860 bị can và phạm nhân được hỏi ý kiến, 720 người (chiếm 83,72%) trả lời là họ cảm thấy thoải mái khi được hỏi cung trong phòng hỏi cung có tính chất kín đáo. Có 816/828 bị can và phạm nhân (chiếm 98,55%) cảm thấy thoải mái khi được hỏi cung trong phòng có trang trí đơn giản. Chỉ có 12/828 người (chiếm 1,45%) thích được hỏi cung trong những phòng có nhiều đồ vật2. Nhưng hiện nay, ở nhiều CQĐT, do kinh phí còn eo hẹp, nhiều khi do nhận thức chưa thực sự đúng đắn của không ít ĐTV nên việc bố trí phòng hỏi cung không đạt yêu cầu nêu trên. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng được khắc phục để đảm bảo hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can nói riêng và điều tra khám phá vụ án hình sự nói chung.
Tóm lại, hạn chế của chuẩn bị hỏi cung đối với hoạt động hỏi cung bị can không phải là cơ bản so với những kết quả mà hoạt động này đã đạt được trong thời gian qua, song nó là những tiêu cực làm giảm hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can và điều tra vụ án hình sự trên thực tế. Việc khắc phục những hạn chế nêu trên là yêu cầu cấp bách và quan trọng đặt ra đối với CQĐT trong giai đoạn
1. Xem: http://www.xaluan.com/modules.php - uẩn khúc trong vụ án con giết mẹ ở Vĩnh Long.