Thực trạng marketing du lịch Tp Đà Lạt

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng Marketing du lịch của TP Đà Lạt (Trang 33 - 43)

c. Kiến trúc – Điểm tham quan

2.3. Thực trạng marketing du lịch Tp Đà Lạt

2.3.1. Phân tích chức năng marketing của ngành du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng Trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 10,4%.

2.3.1.1. Sản phẩm du lịch

Ngành du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng chủ yếu dựa vào ba loại hình sản phẩm là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch hội nghị – hội thảo.

Về loại hình du lịch sinh thái:

Địa phương chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các loại hình dã ngoại, leo núi, cắm trại… Thực tế vẫn chưa khai thác có hiệu quả các khu du lịch theo đúng quy hoạch cũng như chưa bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Các sản phẩm du lịch sinh thái chủ yếu của địa phương là:

- Du lịch sinh thái vườn, tìm hiểu tập quán canh tác, nghiên cứu khoa học gồm tham quan các vườn rau, vườn hoa các loại.

- Du lich dã ngoại, thể thao gồm các hoạt động ngoài trời: picnic, cắm trại, câu cá, leo núi, chèo thuyền, săn bắn và các hoạt động thể thao khác… - Du lịch sinh thái, nghiên cứu chuyên đề ở các khu du lịch rừng nguyên sinh. - Du lịch tham quan các công trình kiến trúc, thắng cảnh, khu du lịch.

- Du lịch văn hoá, lễ hội: tham quan, tìm hiểu tập quán văn hoá, sinh hoạt lễ hội của cộng đồng các dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như tìm hiểu về tập quán phong tục của các dân tộc, dự lễ hội đâm trâu, biểu diễn cồng chiêng, ca nhạc dân tộc, tham quan tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập quán canh tác, cư trú của dân tộc thiểu số, tham quan làng nghề thêu tay truyền thống.

Về loại hình du lịch nghỉ dưỡng:

Địa phương chỉ mới khai thác loại hình này ở lĩnh vực “nghỉ” thuần túy; chưa đầu tư đúng mức cho lĩnh vực “dưỡng” như nghỉ mát, vui chơi - thư giãn, dưỡng sức có chất lượng, kết hợp dịch vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe…

Về loại hình du lịch hội nghị – hội thảo:

Trên địa bàn tỉnh, hiện chỉ có khoảng 6 cơ sở có tổ chức hoạt động về hội nghị – hội thảo với tổng sức chứa khoảng 1.000 chỗ ngồi. Những cơ sở này chủ yếu là kết hợp giữa kinh doanh lưu trú với hội nghị – hội thảo (KS. Palace, KS. Á Đông, KS. Công Đoàn, KS. Vietso Petro và một số hội trường các cơ quan của địa phương). Do đó, trang thiết bị và chất lượng dịch vụ cho loại hình đặc thù này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đặc biệt là để tổ chức các hội nghị – hội thảo quốc gia và quốc tế có quy mô lớn.

Tình hình từng bộ phận cấu thành ngành du lịch như sau:

• Các tổ chức lữ hành – vận chuyển: có 18 đơn vị (trong đó chỉ có 2 đơn vị lữ hành quốc tế. Các đơn vị này có năng lực còn hạn chế, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là vào mùa cao điểm.

• Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: hơn 680 cơ sở. Trong số này, chỉ có 45 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao (1 khách sạn 5 sao, 1 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao, 28 khách sạn 1 sao). Các cơ sở lưu trú còn lại phát triển một cách tự phát, có quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu các điều kiện cơ bản để kinh doanh lưu trú (như nơi đậu xe, các dịch vụ hỗ trợ…) và tập trung dày đặc tại khu vực trung tâm thành phố.

• Các khu tham quan, điểm du lịch: hiện nay trên toàn tỉnh có 33 khu tham quan, điểm du lịch. Tuy đã nhiều cố gắng trong việc đầu tư, nâng cấp, phát triển môi trường cảnh quan, đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ nhưng nhìn chung hệ thống này vẫn chưa đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Các du khách đến địa phương thường phàn nàn về sự nghèo nàn hoặc đơn điệu trong các hoạt động tham quan, giải trí.

Địa phương có nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, đặc biệt là các loại hình văn hóa, lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc của các đồng bào dân tộc nhưng việc đưa những tài nguyên này vào khai thác cho các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát và biến tướng, tùy tiện, lai tạp nhiều, làm cho du khách không được thưởng thức đúng bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa.

2.3.1.2. Tour trọn gói và Chương trình Du lịch

Trong ngành du lịch, việc thiết kế tour trọn gói là sự kết hợp nhiều hàng hóa, dịch vụ có liên quan và bổ sung cho nhau thành một gói sản phẩm với một giá duy nhất. Còn việc lập chương trình du lịch là việc phát triển các hoạt động, sự

kiện hay chương trình đặc biệt nhắm khuyến khích khách hàng chi tiêu, gia tăng sức lôi cuốn cho một tour trọn gói hay các dịch vụ du lịch khác.

Các tour du lịch điển hình:

Tour đi cáp treo - cưỡi voi - đi thuyền:

Đi ô tô tới nhà ga - đi Cáp treo từ trạm tới Thiền Viện Trúc Lâm - tham quan Trúc Lâm Thiền Viện - đi bộ xuống bến thuyền Tuyền Lâm - qua hồ bằng thuyền máy tới khu dã ngoại - cưỡi voi - dạo chơi, ăn uống - đi thuyền về lại bến thuyền - về Đà Lạt. Chương trình đi về trong ngày.

Tour du lịch dã ngoại sinh thái:

™ Đá Tiên - Núi Voi (1 ngày 1 đêm):

Hồ Tuyền Lâm, điểm du lịch dã ngoại Đá Tiên, núi Voi, làng dân tộc Đarahoa, đỉnh Pinhatt (cao 1696 m)

™ Tour dành cho khách săn chuyên nghiệp (5 ngày)

Vùng đi săn: Trong vùng rừng nguyên sinh PangPa - huyện Lâm Hà (cách Đà Lạt 92km). Phương tiện: Đi bằng xe Jeep (80km) sau đó đi bộ hoặc mô-tô. Lưu trú: tại nhà sàn trong rừng, đủ tiện nghi: điện, nước nóng. Các loại thú được săn trâu nước, nai, heo rừng, gà rừng, cheo…

Tour giao lưu văn hoá - ca nhạc cồng chiêng:

Đi ô tô tới xã Lát. Tham quan dệt thổ cẩm và gặp gỡ đồng bào Lát. Tham quan và thưởng thức ca nhạc cồng chiêng. Thưởng thức rượu cần tại chân núi Langbiang.

Tour đi tàu hoả - tham quan thắng cảnh:

Đi ô tô tới nhà ga. Đi tàu đến Trại Mát( 8 km). Tham quan chùa Linh Phước. Về Nhà ga. Xe đón khách tham quan 02 điểm tự chọn.

Tour tham quan núi LangBiang bằng xe jeep:

Đi ô tô tới chân núi - lên đỉnh bằng xe jeep. Dạo chơi - chụp ảnh. Xuống núi tham quan làng Lát và viện Bảo tàng Sinh học trên đường về Đà Lạt.

Các tour tham quan theo tuyến

™ Chương trình 1: Thác Pongour, Thác Gougah, Thác Datanla, Hồ Tuyền Lâm, Thiền Viện Trúc Lâm.

™ Chương trình 2: Hồ Suối Bạc - Suối Vàng, Bảo tàng Sinh học, Thung Lũng Tình Yêu, nhà thờ Domain, Vườn hoa Thành phố.

™ Chương trình 3: Thác hang Cọp, Chùa Linh Phước, Dinh I, Chùa Tàu, Vườn hoa Minh Tâm.

Các tour du lịch tại địa phương chỉ là những tour ngắn. Việc chào bán các gói tour lớn hơn cho du khách được các hãng du lịch, lữ hành thực hiện bằng cách phối hợp các tour nhỏ và các tuyến tham quan này theo những chủ đề nhất định. Việc tạo ra những tour trọn gói đặc sắc hoàn toàn phụ thuộc vào tính sáng tạo của các công ty này. Nhiều công ty đã đưa ra những tour rất đặc sắc như: tour chữa bệnh, tour giảm stress, tour thám hiểm núi Langbian dành cho các cặp uyên ương…

Việc lập các chương trình du lịch tại địa phương mới chỉ được chú ý đến trong thời gian gần đây. Lễ hội Sắc hoa Đà Lạt 2004 đã tác động rất tích cực đến hình ảnh cũng như kết quả hoạt động của ngành du lịch địa phương. Tuy nhiên, việc khai thác những lễ hội dân tộc bản địa tại địa phương vào mục đích thu hút du khách chưa được chú trọng đúng mức, mặc dù gần đây thành phố Đà Lạt đã đăng cai tổ chức thành công lễ hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

2.3.1.3. Giá cả

Lượng khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng hàng năm đều tăng, chủ yếu là khách nội địa, lượng du khách quốc tế tăng trưởng rất chậm và ngày càng chiếm tỷ lệ thấp dần. Hệ thống giao thông tiếp cận tỉnh Lâm Đồng khá phát triển cả đường bộ lẫn đường không. Do đó du khách có thể dễ dàng lựa chọn loại hình phương tiện vận chuyển đến du lịch tại địa phương điều này tạo ra nhiều mức giá khác nhau cho từng loại tour du lịch.

Giá cả du lịch tại Đà Lạt trong các mùa cao điểm thường tăng cao, đôi khi làm cho du khách khó chịu. Đã có rất nhiều trường hợp lừa đảo du khách được các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh. Còn trong mùa vắng khách, các khách sạn lại đua nhau giảm giá, sử dụng môi giới… gây nên tình trạng không ổn định trong lĩnh vực kinh doanh này. Như vậy, chức năng sử dụng giá cả để tác động đến nhu cầu của Đà Lạt mang tính tự phát, không có định hướng và không có tác dụng tốt đến việc xây dựng và phát triển hình ảnh của địa phương.

Mức giá cho các tour du lịch Đà Lạt được các công ty lữ hành cung cấp không cao so với mặt bằng giá tour đến các điểm du lịch khác trong nước. Mức giá tham khảo tại công ty lữ hành Vietravel tại Tp.HCM như sau (phụ lục).

2.3.1.4. Tổ chức phân phối

Ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã phối hợp các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp để làm cho du khách biết và sử dụng các dịch vụ của mình.

Phân phối trực tiếp trong du lịch diễn ra khi ngành du lịch địa phương tự thực hiện toàn bộ trách nhiệm quảng bá và cung cấp dịch vụ trực tiếp đến du khách. Ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng thực hiện phương thức này cho những du khách tự tổ chức chuyến đi của mình khi họ đến địa phương hoặc thông qua những văn phòng đại diện tại Tp.HCM, Nha Trang và Hà Nội.

Phân phối gián tiếp trong du lịch là giao một phần hay toàn bộ trách nhiệm chiêu thị cho một hay nhiều tổ chức du lịch khác. Đó là những tổ chức có tính chất

môi giới như đại lý bán lẻ du lịch, hãng bán sỉ và điều hành tour, nhà quản lý và đại lý du lịch cho các công ty, nhà thiết kế tour, nhà tổ chức hội nghị… Việc phân phối trực tiếp được thực hiện thông qua các công ty lữ hành tại Tp. HCM, Nha Trang và các địa phương khác khi họ có đủ lượng khách để tổ chức tour.

Nhìn chung, khâu phân phối của ngành du lịch địa phương chưa hiệu quả, thiếu tính chủ động vì chủ yếu dựa vào những nhà điều hành tour trung gian.

2.3.1.5. Truyền thông – Chiêu thị – Xúc tiến du lịch

Trong những năm qua, ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đã thực hiện nhiều chương trình để quảng bá, tuyên truyền thế mạnh du lịch địa phương đến du khách và các đối tác trong và ngoài nước như:

• Thường xuyên tổ chức các hội thảo kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết trên lĩnh vực du lịch vào Đà Lạt – Lâm Đồng: tại thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt với sự tham dự của các tham tán thương mại, các cơ quan thông tấn – báo chí, các đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước.

• Tham dự các hội chợ du lịch – thương mại trong và ngoài nước như: Hội chợ du lịch quốc tế tại Singapore (2003), các hội chợ triển lãm, festival trong nước.

• Phát hành ấn phẩm “Du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng”, “Welcome to Dalat” (Song ngữ Anh - Việt) để tuyên truyền trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Tổ chức in ấn phát hành rộng rãi trong và ngoài nước những ấn phẩm, tập gấp, tờ rơi định kỳ hàng năm nhằm quảng bá tuyên truyền cho thế mạnh du lịch của địa phương cũng như các lễ hội được tổ chức định kỳ. Từ năm 2003 đến nay, phát hành ấn phẩm Dalat Traveler (Song ngữ Việt- Anh) định kỳ 2 tháng - phát miễn phí, phát hành rộng rãi đến du khách trong cả nước qua các hàng lữ hành, khách sạn, khu du lịch, đại lý hàng không, sân bay.

• Thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch Thương mại và Đầu tư Lâm Đồng nhằm thúc đẩy việc quảng bá du lịch thương mại cho địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm này cũng chưa thực sự đạt hiệu quả mong muốn vì kinh phí có hạn, tính chuyên nghiệp chưa được chú trọng, và cũng chưa thực sự năng động trong việc quảng bá cho hình ảnh đẹp và hấp dẫn của địa phương đến du khách trong nước và quốc tế. Trung tâm này cũng chưa tận dụng được lợi thế về mặt vị trí pháp lý của mình nhằm tăng cường nguồn ngân sách quảng cáo, kêu gọi tài trợ từ các tổ chức kinh doanh trong và ngoài ngành du lịch.

• Tổ chức các Lễ hội để tạo điểm nhấn thu hút khách đến Đà Lạt như: Lễ hội Kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và Phát triển, Lễ hội Văn hóa các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên (2003), Lễ hội Sắc hoa Đà Lạt (2004) và sắp đến là Festival Hoa Đà Lạt 2005, Lễ hội văn hóa Chè (Bảo Lộc), Lễ hội Thác.

• Địa phương chưa có những chương trình chiêu thị du lịch như tạo những mùa bán hàng giảm giá, hoặc tung ra những chương trình tour khuyến mãi vào những thời gian nhu cầu du lịch thấp…

Tuy đã rất chú trọng đến hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, nhưng hiệu quả marketing của ngành du lịch vẫn chưa được như mong đợi. Lý do cơ bản là những hoạt động này được triển khai một cách rời rạc, thiếu tính liên kết và hệ thống, cũng như chưa thật sự có tính chuyên nghiệp và toàn diện so với một số địa phương trong nước và quốc tế. Thời gian sắp tới, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cần được chú trọng đẩy mạnh và có trọng tâm.

2.3.1.6. Hợp tác – Liên kết

Thời gian vừa qua, ngành du lịch địa phương đã phối hợp rất tốt với các đơn vị lữ hành ở các đầu mối du lịch trong nước và quốc tế để tổ chức các tour du lịch cho du khách. Như đã phân tích ở phần trên, ngành du lịch địa phương đã liên kết chặt chẽ với các địa phương đầu mối cung cấp du khách cho Đà Lạt – Lâm Đồng như Tp. HCM, tạo điều kiện cho sự kết hợp tour khai thác lợi thế của các tỉnh ven biển và đặc điểm du lịch sinh thái miền núi của mình. Tuy nhiên, sự hợp tác, liên kết này vẫn chưa tạo ra được một kết quả cao nhất so với tiềm năng mà hoạt động hợp tác, liên kết có thể mang lại. Có thể nhận thấy điều này rõ hơn trong phần phân tích hiệu suất marketing của địa phương ở phần tiếp theo.

Sự phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành có liên quan cũng đã được chú trọng nhằm tạo ra sự hỗ trợ đa phương, giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch. Các ngành khác như kế hoạch đầu tư, giao thông vận tải và an ninh đều được mời tham gia góp ý cho các chương trình phát triển du lịch của địa phương.

2.3.1.7. Nhân sự

Ước tính hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có gần 20.000 lao động phục vụ trong ngành du lịch. trong đó có gần 6.000 lao động trực tiếp. Theo khảo sát gần đây của ngành du lịch, chỉ có khoảng 30% lao động trực tiếp trong ngành du lịch đã qua đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, tin học, ngoại ngữ phục vụ cho công tác hiện tại. Qua cảm nhận của du khách cùng đánh giá của một số chuyên gia du lịch, đội ngũ nhân sự hoạt động trong ngành du lịch địa phương vừa yếu vừa thiếu. Hầu hết đều không được đào tạo một cách bài bản, chuyên

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng Marketing du lịch của TP Đà Lạt (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)