Nghệ thuật dân gian:

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng Marketing du lịch của TP Đà Lạt (Trang 25 - 26)

Hầu hết các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng bắt đầu nghệ thuật âm nhạc của mình bằng lối hát kể hát nói, cuốn hút người nghe suốt đêm đến sáng, vừa nghe vừa uống rượu cần. Một trong những nhóm cư dân góp phần làm nên bản sắc văn hoá Nam Tây Nguyên bằng loại hình âm nhạc dân gian nữa là các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào Lâm Đồng như người Tày và người Nùng với hình thức sinh hoạt âm nhạc dân gian tiêu biểu là hát sli và lượn.

Cộng đồng các dân tộc ở Lâm Đồng còn có nhiều loại nhạc cụ khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động nghi lễ, hội hè... Người Việt di cư đến Lâm Đồng cũng mang theo gần đầy đủ các nhạc cụ truyền thống của mình. Nhìn chung, các nhạc cụ dân gian của các dân tộc Lâm Đồng là một bảo tàng sống về đời sống âm nhạc.

Tuy nhiên, múa là một sinh hoạt kém phát triển ở đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Đa số các điệu múa đều gắn với lễ hội, mang nặng tính tự nhiên. Nhìn chung, các động tác, vũ khúc trong các vũ điệu ở người thiểu số bản địa Lâm Đồng còn khá đơn giản và nặng tính ngẫu hứng, trong đó chủ yếu những động tác tay và vai.

b. Lễ hội

Sinh hoạt văn hoá sôi động nhất trong các cộng đồng người thiểu số và cả người Việt ở Lâm Đồng là những dịp lễ hội, lễ được gắn bó chặt chẽ với hội - với các hoạt động nghệ thuật dân gian, trong đó có những trò diễn lễ nghi nhằm tái tạo lại những sinh hoạt xã hội như săn bắt, cầu thần... Lễ hội được tổ chức trịnh trọng, có tế rước và vui chơi giải trí, mang tính cộng đồng cao.

Lễ hội Hoa Đà Lạt:

Năm 2004, một loại hình lễ hội mới được chính quyền địa phương tiến hành nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển: đó là lễ hội Festival hoa Đà Lạt. Lễ hội

này được tổ chức dựa trên ngành nghề cơ bản của cư dân trên địa bàn là trồng hoa. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự nỗ lực của nhiều cá nhân và tổ chức trong xã hội, Đà Lạt đã trở thành một thành phố rực rỡ các loài hoa. Nhằm khai thác đặc trưng nổi bật này, chính quyền địa phương đã tôn vinh cả nghề nghiệp này lẫn danh tiếng của Tp. Đà Lạt bằng cách tổ chức một lễ hội hoa, mang lại cho tất cả mọi người tham gia những trải nghiệm độc đáo. Lễ hội festival hoa Đà Lạt 2004 đã tạo được tiếng vang rất lớn và gặt hái được những thành công rất lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu du lịch.

Với sự thành công đó, chính quyền địa phương đã quyết định tiến hành Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt hàng năm vào thời gian cuối năm. Hiện nay, chương trình Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt năm 2005 đang được tích cực chuẩn bị những phần cuối cùng trước khi khai mạc vào ngày 9/12/2005 và kết thúc vào ngày 18/12/2005. Trong thời gian diễn ra lễ hội, rất nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch sẽ được tổ chức tại Đà Lạt.

Festival Hoa Đà Lạt 2005 hứa hẹn sẽ gặt hái những thành công to lớn hơn nữa, đặc biệt cho ngành du lịch Đà Lạt với sự chuẩn bị hết sức công phu của Ban Tổ chức và sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức nước ngoài.

Lâm Đồng là nơi tụ cư của nhiều dân tộc, đáng chú ý là các tộc người thiểu số bản địa và người Việt. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng. Đây quả là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đầy tiềm năng cho địa phương.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng Marketing du lịch của TP Đà Lạt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)