V-/ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 1-/Tổng quan về thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu 277 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp (Trang 39 - 43)

Tổng giám đốc

V-/ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 1-/Tổng quan về thị trường trong nước.

1-/ Tổng quan về thị trường trong nước.

Từ khi Đảng và Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 8%, lạm phát duy trì ở mức độ cho phép từ 10% đến 12%. Yếu tố này rất thuận lợi cho việc phát triển ngành dịch vụ. Thị trường dịch vụ làm sạch công nghiệp là một thị trường rất đặc biệt nó chịu ảnh hưởng lớn bởi qui mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Vì đây là dịch vụ của những người có thu nhập cao và làm ăn phát đạt.

Trong khoảng thời gian 1989 đến năm 1999, Việt Nam đã thu được nhiều vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp). Đến cuối năm 1999 Việt Nam có khoảng 1.800 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép, tổng vốn đăng ký khoảng 21 tỉ USD. Trong đó ở Hà Nội có 86 dự án với 4,6 tỉ USD (chiếm 44% tổng vốn đầu tư nước ngoài cho các công trình

kiến trúc công cộng), trong đó: khách sạn - du lịch có 43 dự án, văn phòng cho thuê có 38 dự án, y tế giáo dục 5 dự án.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài nhanh chóng như vậy đã tạo ra một thị trường to lớn cho dịch vụ làm sạch công nghiệp. Nhưng bắt đầu vào năm 2000 (cũng chính là năm mà trung tâm làm sạch công nghiệp đi vào hoạt động). Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực Châu Á nói chung và cuộc khủng hoảng ở khu vực ASEAN nói riêng. Lượng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam giảm nghiêm trọng và nền kinh tế Việt Nam có phần chững lại, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 5,8% (theo ngân hàng thế giới WB thì kinh tế Việt Nam năm 2001 chỉ đạt khoảng 3% và dự kiến năm 2002 còn thấp). Các doanh nghiệp và các công ty nươc ngoài cũng như liên doanh làm ăn khó khăn.

Tất cả những tình hình này khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp gặp phải khó khăn. Tuy nhiên vào thời điểm đầu năm 2002 thì tình hình kinh tế trong khu vực Châu Á cũng như khu vực ASEAN bắt đầu ổn định trở lại, hứa hẹn một sự phát triển mới. Điều này sẽ là một cơ hội tốt cho những công ty có khả năng chuẩn bị cho mình một kế hoạch chu đáo để dành được lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị trường.

2-/ Các đối thủ trong ngành.

Các công ty cùng cung cấp dịch vụ trong ngành đồng thời cũng chính là đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần môi trường sạch đẹp bao gồm: Công ty Hoàng Hà, công ty Pan pacific, công ty EĐEN, công ty Hoàn Mỹ - Glenco, công ty Phượng Hoàng, công ty Q&D, trung tâm Hoàng Long, công ty Hantex.

Trong những công ty đó, những công ty được coi là đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty cổ phần môi trường sạch đẹp gồm: Công ty Hoàng Hà, công ty Pan pacific, công ty Hoàn Mỹ, công ty EĐEN, công ty Hantex.

* So sánh và đánh giá hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. + Công ty Hoàng Hà:

Trên thị trường làm sạch công nghiệp ở Hà Nội thì Hoàng Hà là công ty ra đời sớm nhất. Ban đầu Hoàng Hà hoạt động ở TP. HCM, đến năm 1997 thành lập thêm một chi nhánh ở TP Hà Nội. Hiện nay công ty Hoàng Hà đang liên doanh với trung tâm ứng dụng công nghệ cao của công ty vận tải vật tư - Bộ giao thông vận tải.

Đứng đầu công ty Hoàng Hà là ông Tôn Tường một Việt kiều Mỹ. Ông đã từng cung cấp dịch vụ này ở Mỹ. Chính vì vậy, Hoàng Hà có khả năng tài chính mạnh, máy móc hiện đại, kinh nghiệm lâu năm.

Khách hàng mục tiêu của công ty Hoàng Hà là khách hàng bảo trì (làm dịch vụ thường xuyên) ở các toà cao ốc, các văn phòng của các tổ chức ở nước ngoài, khu công nghiệp, khu chê xuất, hệ thống ngân hàng, các đại sứ quán, Hoàng Hà đã chiếm lĩnh rất nhanh những khu vực này.

Phương châm kinh doanh chiến lược của Hoàng Hà là giá cao, chất lượng cao. Hiện Hoàng Hà kỹ được những hợp đồng bảo trì lớn như Đại sứ quán Anh, Pháp, nhà máy Honda Vĩnh Phúc,...

- Điểm mạnh của công ty Hoàng Hà so với Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp đó là về kinh nghiệm tổ chức, quản lý và kỹ thuật, có thị trường rộng, vốn lớn.

- Điểm yếu của công ty Hoàng Hà so với Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp đó là tập trung quá vào khu vực béo bở là các toà cao ốc, các tổ chức nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống ngân hàng, đại sứ quán và xác định mức giá cho dịch vụ quá cao.

+ Công ty Pan pacific:

Công ty Pan pacific được thành lập đầu năm 1998 do một người Singapore làm giám đốc. Ban đầu, Pan pacific chủ yếu là bán thiết bị và hoá chất làm sạch, sau đó họ đã cung cấp dịch vụ này.

Pan pacific có đặc điểm là chỉ cung cấp những hợp đồng bảo trì (làm thường xuyên) chứ không cung cấp dịch vụ đột xuất.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Pan pacific đã chiếm lĩnh được một khu vực thị trường tương đối rộng và họ cũng là người cung cấp dịch vụ có uy tín. Hiện Pan pacific đang ký hợp đồng bảo trì cho các toà nhà:

1. Center Building : 31 Hai Bà Trưng. 2. Center Building : 17 Ngô Quyền. 3. Prime Retail : 53 Quang Trung. 4. Nikko Hotel : Trần Nhân Tông 5. Tolet : 63 Lý Thái Tổ. 6. Sun Red River : 23 Phan Chu Trinh.

Hiện nay, Pan pacific có khoảng 30 công nhân làm việc thường xuyên, có kỹ thuật cao với trang thiết bị, máy móc hiện đại, hoá chất nhập ngoại.

Hiện cả Pan pacific và Hoàng Hà đều hướng vào cùng một đối tượng khách hàng mục tiêu nên hai công ty này đang cạnh tranh nhau quyết liệt.

Những điểm mạnh, yếu của công ty Pan pacific so với công ty cổ phần môi trường sạch đẹp:

- Điểm mạnh: cũng như công ty Hoàng Hà, Pan pacific là công ty mạnh về kinh nghiệm, tổ chức, quản lý, có thị trường tương đối lớn.

- Điểm yếu: khả năng bao phủ thị trường kém, chỉ tập trung vào một số khúc thị trường béo bở mà bỏ rơi hầu hết các khúc thị trường khác.

+ Công ty Hoàn Mỹ:

Hoàn Mỹ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường trước Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp. Hoàn Mỹ liên kết với một công ty của Singapore để cung cấp thiết bị và hoá chất làm sạch công nghiệp, nó bắt đầu hoạt động ở Sài Gòn sau đó hoạt động cả ở Hà Nội. Khách hàng mục tiêu của công ty Hoàn Mỹ là các công trình xây dựng, làm sạch công trình sau xây dựng, và cung cấp dịch vụ bảo trì cho một số toà nhà lớn như: toà nhà 49 Hai Bà Trưng, toà nhà 44 Lý Thường Kiệt, hiện nay công nhân cung cấp dịch vụ của Hoàn Mỹ là 30 người, với trình độ tay nghề trung bình khá, các thiết bị máy móc của Hoàn Mỹ chưa đồng bộ và còn lạc hậu.

Những điểm mạnh, yếu của công ty Hoàn Mỹ so với Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp. - Điểm mạnh: có nguồn cung cấp thiết bị, hoá chất từ nước ngoài cho nên giá của các dịch vụ làm sạch mà công ty này cung cấp có phần ưu thế đôi chút.

- Điểm yếu: trình độ tay nghề của công nhân vào loại trung bình, máy móc vấn còn lạc hậu.

+ Công ty EDEN:

Công ty EDEN được thành lập tại Sài Gòn năm 1998, người đứng đầu là một cô gái Pháp tên là Sôphia. EDEN cũng chỉ thực hiện các dịch vụ bảo trì, không cung cấp các dịch vụ bất thường. Thời gian gần đây EDEN cũng đã suy giảm do chất lượng dịch vụ của họ không được bảo đảm tốt.

Những điểm mạnh yếu của công ty EDEN so với công ty cổ phần môi trường sạch đẹp. - Điểm mạnh: có trình độ tổ chức quản lý nhân sự tốt.

- Điểm yếu: chất lượng của dịch vụ làm sạch cung cấp cho khách hàng kém có nguy cơ suy giảm đây có thể là do trình độ tay nghề của công nhân.

+ Công ty Hantex:

Có thể nói Hantex là đối thủ chính của Trung tâm làm sạch công nghiệp (thuộc công ty cổ phần môi trường sạch đẹp) Hantex được thành lập đầu năm 1999, do một người từ công ty Hoàng Hà tách ra.

Khách hàng mục tiêu của Hantex có một số phần trùng với khách hàng mục tiêu của Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp gồm có: các toà cao ốc, các văn phòng của các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khối ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, khối hành chính sự nghiệp và các công trình xây dựng sắp hoàn thiện.

Hantex là công ty được thành lập sớm, có nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, kỷ luật cao (khoảng 18 công nhân, trang thiết bị hiện đại, giá thành thấp).

Dựa vào lợi thế của mình, Hantex đã ký được một số hợp đồng lớn như: 1. Nhà máy Toyota.

2. Nhà máy Gho Shi Thăng Long.

Những điểm mạnh và yếu cơ bản của công ty Hantex so với Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp.

- Điểm mạnh: có nhiều kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và kỹ thuật, có trang thiết bị hiện đại. Các dịch vụ cung cấp có chất lượng cao với giá rẻ.

- Điểm yếu: khả năng về tài chính chưa lớn so với Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp. Như vậy qua việc đánh giá và so sánh sơ qua các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp có thể thấy rằng công ty không phải đối đầu gay gắt với các công ty lớn như Hoàng Hà và Pan pacific nhưng công ty lại có một đối thủ chính là công ty Hantex được tách ra từ công ty Hoàng Hà nên công ty này cũng có bề dày về kinh nghiệm tổ chức và quản lý, có đội ngũ nhân công và máy móc thiết bị hiện đại. Đối thủ này chính là thách thức lớn đòi hỏi công ty cổ phần môi trường phải nỗ lực hơn nữa.

Một phần của tài liệu 277 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần môi trường sạch đẹp (Trang 39 - 43)