“ 1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
a. Có tổ chức;
b. Có tính chất chuyên nghiệp; c. Vì động cơ đê hèn;
d. Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em; đ. Để đưa ra nước ngoài;
e. Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; g. Để sử dụng vào mục đích mại dâm; h. Tái phạm nguy hiểm;
l. Gây hậu quả nghiêm trọng;
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Ngươi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm..”
- Cần áp dụng khung hình phạt nặng đối với những kẻ chủ mưu, môi giới, tổ chức việc mua bán phụ nữ và trẻ em. Và phải có những biện pháp xủ lý thích đáng đối với những người móc nối với bọn “buôn người” để chấp nhận thành nạn nhân.
- Mặt khác, do pháp luật Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi, nên tội danh “mua bán trẻ em” không bao hàm đối tượng bị mua bán từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi. Trong khi đó trên thực tế, thì một số lượng người trong độ tuổi này bị mua bán trong nước và đưa ra nước ngoài chiếm tỷ lệ cao (khoảng 15%). Do đó, cần phải có quy định mới về độ tuổi của trẻ em. Cụ thể “trẻ em là người dưới 18
tuổi” cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Điều 1, Công
ước) mà Việt Nam đã phê chuẩn ngày 20/2/1990.
Hơn nữa, nạn nhân của mua bán phụ nữ và trẻ em gặp rất nhiều nỗi khổ khốn cùng, đặc biệt là những nạn nhân lưu lạc nơi đất khách quê người. Vì vậy, Nhà nước cần cải tiến thủ tục hồi hương để giúp các nạn nhân sớm thoát khỏi cảnh bị bóc lột, đối xử vô nhân đạo, sớm được đoàn tụ với gia đình và cộng đồng.
Cùng với việc ban hành các chính sách, pháp luật trên thì việc nghiên cứu xây dựng và ký kết hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực nhất là nước láng giềng về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng là một việc làm rất cần thiết và nên sớm thực hiện. Bởi vì, tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới đáng là hiện tượng báo động (chỉ tính riêng ở Việt Nam, có khoảng 70% phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán ra nước ngoài). Đặc biệt với xu thế hợp tác quốc tế mở rộng, việc đi từ một quốc gia này sang một quốc gia khác ngày càng trở nên dễ dàng, do đó mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới có biểu hiện ngày càng tăng. Chính vì vậy, viêc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em là cơ sở pháp lý tốt nhất để đấu tranh phòng chống tệ nạn này góp phần làm giảm hiện tượng mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam qua biên giới.
Thứ hai, cần phải xây dựng một chương trình phổ biến giáo dục pháp luật
lưới lồng ghép các hoạt động bảo vệ phụ nữ và trẻ em ở các vùng là điểm nóng, và trên phạm vi toàn quốc.
Thứ ba, cần phải xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án mua bán phụ nữ và
trẻ em. Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không những có ý nghĩa trong việc trừng trị bọn phạm tội mà còn có ý nghĩa giáo dục chung cho toàn xã hội. Đồng thời, thể hiện đúng bản chất pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đó là trừng trị kẻ có tội, không làm oan người vô tội, mà cao hơn là nó mang tính giáo dục là chủ yếu.
Hơn nữa, để việc áp dụng pháp luật có hiệu quả trong việc hạn chế, đẩy lùi tội phạm mau bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam thì cần phải đào tạo, huấn luyện đội ngũ thực thi pháp luật có phẩm chất chính trị cao, năng lực điều tra, truy tố, xét xử giỏi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ những người không đủ phẩm chất, đạo đức, tư cách, năng lực ra khỏi cơ quan thừa hành pháp luật. Đây là quá trình vừa phát triển, vừa đào thải. Có như vậy, mới tạo nên đội ngũ thi hành pháp luật mạnh và nghiêm minh.
Để thiết thực đẩy lùi tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em ra khỏi đời sống xã hội một cách có hiệu quả, song song với giải pháp xậy dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý xã hội. Trong đó chú trọng các biện pháp sau:
Thứ nhất: các nhà hàng, khách sạn, quán trọ, quán café thường là nơi tụ tập
xuất hiện tệ nạn mại dâm – tác nhân chủ yếu thúc đẩy sự gia tăng của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Sự quản lý của Nhà nước với dịch vụ này còn lỏng lẻo tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội trú ngụ trá hình và phát triển. Như số liệu gần đây cho biết khoảng 35,6% gái mại dâm hoạt động trong nhà hàng, khách sạn; 21% trong các quán trọ, quán café. Điều này có nghĩa là số phụ nữ, trẻ em bị mua bán vì mục đích mại dâm trong các nhà hàng, khách sạn tồn tại và có điều kiện phát triển.
Do đó để hạn chế tội mua bán phụ nữ và trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái) thì điều kiện thiết yếu quan trọng là cần nhanh chóng đổi mới công tác quản lý nhà hàng, khách sạn; cần phải có những quy chế, quy định chặt chẽ, và nghiêm khắc hơn trong việc đăng ký kinh doanh, các điều kiện hoạt động kinh doanh, các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, tuân thủ pháp luật… Chẳng hạn, những nhà hàng, khách sạn nào vi phạm quy chế ban hành xử phạt kinh tế thật nặng và thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ ngay mọi hoạt động của nhà hàng, khách sạn đó. Nếu vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả tác hại lớn thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ nhà hàng, khách sản đó và những người lien quan trước pháp luật. Đồng thời cần phối hợp thường xuyên với các cơ quan chức năng kiểm tra, phân loại, sang lọc các cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan đến hoạt động mại dâm. Nếu làm tốt được vấn đề này thì xem như chúng ta triệt phá được địa bàn hoạt động, điều kiện tồn tại chủ yếu của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em.
Thứ hai: để góp phần đẩy lùi tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em cần tăng
cường quản lý hành chính về hộ khẩu, nhân khẩu; quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, tăng cường quản lý, giám sát các khu vực biên giới, tuyến biên giới, nhất là tuyến biên giới Việt – Trung và tuyến biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, cần phải có sự tăng cường quản lý và có chính sách thích hợp về du lịch, đề phòng sự ô nhiễm môi trường văn hóa du lịch đem lại. Và đề phòng sự lợi dụng con đường du lịch, hôn nhân, xuất khẩu lao động, người nước ngoài nhận con nuôi… để mua bán phụ nữ và trẻ em.
2.4 Về công tác tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
Việc đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi công dân. Chính vì vậy, để ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ra khỏi xã hội, thì trước hết các cơ
quan, tổ chức được phân công trách nhiệm cần nhân chóng tổ chức bộ phận chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này và không ngừng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan này trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Cụ thể:
- Bộ Công an xác định những địa bàn trọng điểm, tập trung chỉ đạo lực lượng công an các cấp tăng cường các biện pháp nghiệp vụ phát hiện ngăn chặn, triệt phá các tổ chức mua bán phụ nữ và trẻ em. Quản lý chặt chẽ nhân khẩu,hộ khẩu…Đồng thời, kiện toàn tổ chức, tăng cường cán bộ chuyên trách để phát hiện kịp thời, điều tra nhanh chóng xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, trọng điểm là bọn chủ mưu, cầm đầu mua bán phụ nữ và trẻ em.
- Bộ Ngoại giao chuẩn bị phương án thích hợp để làm việc với các tổ chức Quốc tế và các nước có liên quan về vấn đề xóa bỏ tình trạng phụ nữ, trẻ em Việt Nam bị đưa trái phép ra nước ngoài; vận động tranh thủ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tham gia giải quyết tình hình trên.
- Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính bố trí ngân sách cho công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em và tái hòa nhập các nạn nhân trong cộng đồng dân cư.
- Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần có nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút thêm nhiều thành viên vào hội; nghiên cứu tìm kiếm giải pháp về phát triển kinh tế, giới thiệu việc làm; tuyên truyền giáo dục sâu rộng về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, các thủ đoạn của bon buôn người, nguy cơ trở thành nạn nhân và hậu quả do mua bán phụ nữ và trẻ em gây ra; vận động thành viên tham gia tích cực trong công tác phòng chống tệ nạn này.
- Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức khác tham gia công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em phải nghiêm chỉnh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ giao cho.
Song song với việc thực hiện trách nhiệm phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em của các cơ quan, tổ chức trên thì điều quan trọng hơn cả đó là sự phối hợp tổ chức hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức. Đây là một khâu yếu kém mà âu nay báo chí và dư luận vẫn phản ánh. Do đó, để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em đạt hiệu quả, thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và các Ban ngành có liên quan. Thậm chí cần phải lập một Ủy ban hoặc tiểu ban phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em để chỉ đạo thống nhất các hoạt động nhằm đấu tranh với loại tội phạm này.
2.5 Về hợp tác quốc tế và khu vực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
Ở Việt Nam, số phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài chiếm 70% số phụ nữ và trẻ em bị mua bán. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự hợp tác quốc tế trong đấu tranh với tội phạm bày vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí còn chưa được thiết lập. Do đó, để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng trên, nhất thiết phải có sự hợp tác quốc tế và khu vực trong đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với các nước có chung đường biên giới và các nước trong tiểu khu vực song Mê Kông. Đồng thời vận động tranh thủ các tổ chức nước ngoài tham gia giải quyết tình hình trên như: UNICEF, UNDP, IOM, SEAFLD… Việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em, được thể hiện trên các nội dung sau:
Trong lĩnh vực này, ta có thể tranh thủ hợp tác để đầu tư cho các hoạt động và dụ án sau:
+ Điều tra, khảo sát xác định số lượng nạn nhân, tính chất mức độ, phạm vi hoạt động của mua bán phụ nữ và trẻ em, kiến nghị những định hướng, biện pháp xây dựng kế hoạch hành động cho các địa phương với các mục tiêu cụ thể.
+ Tuyên truyền giáo dục tại cộng đồng về nguy cơ tác hại của các loại tội phạm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, gia đình. Trong đó có các hoạt động như biên soạn cẩm nang tuyên truyền cho các tuyên truyền viên; biên soạn các tài liệu tuyên truyền như tờ rơi, áp phích…; tổ chức mạng lưới tuyên truyền viên tại cộng đồng; tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho các cộng tác viên; mở các chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ, hậu quả của tội mua bán phụ nữ và trẻ em…
+ Hỗ trợ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội như: tạo việc làm, tăng thu nhập, giáo dục văn hóa…
- Xây dựng và huấn luyện cộng tác viên tại cộng đồng để tư vấn cho giá đình và phát hiện kẻ lạ mặt đến lừa gạt; xây dựng đường dây nóng để báo cho các cơ quan chức năng biết nhưng hiện tượng khả nghi.
- Hợp tác trong lĩnh vực truy quét, phòng chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em. Đối với lĩnh vực này cần chú ý các nội dung sau:
+ Hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành và ban hành các văn bản mới phù hợp.
+ Đào tạo, huấn luyện đội ngũ thực thi pháp luật (cảnh sát, thẩm phán, bộ đội biên phòng, kiểm sát viên) về các quy định của luật pháp và các kỹ năng truy quét, điều tra xử lý…
+ Thiết lập quan hệ giữa các ngàng chức năng của ta với đối tác của các nước có liên quan thông qua các văn bản, hiệp định về những vấn đề như: xét xử tội phạm là người nước ngoài, dẫn độ tội phạm, hồi hương nạn nhân, trao đổi kinh nghiệm, thông tin… phối hợp với các đơn vị biên phòng của hai nước có chung đường biên giới, tăng cường tiến hành các chiến dịch truy quét, kiểm soát hợp tác dọc biên giới.
- Hợp tác trong lĩnh vực phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng với những nội dung cụ thể sau:
+ Hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hồi hương nạn nhân: cung cấp nơi tạm trú, sinh hoạt, khám chữa bệnh, tư vấn về tâm lý, pháp luật cho nạn nhân; đào tạo kiến thức và kỹ nằng tư vấn cho đội ngũ cán bộ làm việc với những đối tượng này, xây dựng biên soạn tài liệu huấn luyện kỹ năng phục hồi.
+ Dạy nghề, tạo việc làm cho nạn nhân sau khi phục hồi (thông qua các dự án dạy nghề cho phụ nữ và trẻ em); hỗ trợ vốn tái hòa nhập cộng đồng đối với những trường hợp cần thiết.
2.6 Tăng cường vai trò trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân vào việc phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
Phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em là nhiệm vụ của các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Nhưng trước tiên, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của mình, lực lượng Công an phải là lực lượng nòng cốt xung kích đi đầu trong cuộc đấu tranh phức tạp và nguy hiểm này. Muốn vậy lực lượng Công an cần tăng cường làm tốt các công tác sau:
Một là: Cơ quan Công an các cấp phải thường xuyên sử dụng các biện pháp
cần thiết để nghiên cứu nắm vững tình hình diễn biến và quy luật hoạt động của bọn tội phạm trong nước và nước ngoài. Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện công