Các kinh nghiệm trên thế giới để phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội buôn bán phụ nữ, trẻ em hiệu quả

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM (Trang 30 - 31)

tội buôn bán phụ nữ, trẻ em hiệu quả

Hiện nay, vấn đề tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em không chỉ xảy ra ở nước ta mà còn xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, áp dụng những kinh nghiệm hay trong việc phát hiện, điều tra truy tố, xét xử của các nước là một vấn đề cần thiết.

Ở một số nước đã ban hành mới các đạo luật trong đó có quy định các hinhd phạt nghiêm khắc với những kẻ buôn bán phụ nữ và trẻ em như: Tại Campuchia, cuối năm 2007, Quốc hội nước này đã thống nhất thông qua dự luật mới về chống buôn bán người và hoạt động kinh doanh tình dục - thay thế cho bộ luật cũ được ban hành năm 1996. Dự luật mới được đánh giá là có nội dung phù hợp và đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới trong việc trấn áp các hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em và hoạt động kinh doanh tình dục khá phổ biến ở Campuchia. Dự luật không chỉ giúp bảo vệ phụ nữ và trẻ em mà còn đề cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ Campuchia.

Hiện nay, nước ta đã hợp tác với Dự án Phòng ngừa Buôn bán Phụ nữ và Trẻ em tại Tiểu vùng Mê Kông của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) kể từ năm 2001 (Giai đoạn I). Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã ký 2 Văn bản Thỏa thuận cho phép mở rộng Dự án Phòng ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn II ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Hoạt động tại các khu vực dự án mới này (bao gồm cả

Tp Hồ Chí Minh) tập trung vào lĩnh vực phòng ngừa, thông qua nâng cao nhận thức cho các nhóm mục tiêu, đồng thời xác định các yếu tố nguy cơ đối với người di cư lao động ở tại cộng đồng nơi đi và cộng đồng nơi đến thông qua mối quan hệ đối tác với Bộ LĐTBXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đối tác ở các cấp khác. Dự án Phòng ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em của ILO cũng hợp tác với Quĩ Cứu trợ Nhi đồng Anh, Dự án Liên minh các Tổ chức LiênHợp Quốc (UNIAP), Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) và các tổ chức quốc tế khác vận động cho sự tham gia tư vấn của trẻ em đối với các quyết định chính sách về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w