phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước với công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tội phạm mau bán phụ nữ và trẻ em nói riêng, căn cứ vào những quy định của pháp luật Việt Nam và trên những cơ sở nghiên cứu về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em có hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
2.1 Về mặt kinh tế - xã hội
Có thể nói, trong các giải pháp phòng chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em, giải pháp về kinh tế xã hội được coi là quan trọng nhất. Nó không những làm cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp khác mà còn xóa bỏ tận gốc nguyên nhân và điều kiện cơ bản của tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em. Nguyên tắc của biện pháp này là dùng sức mạnh của kinh tế thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện làm cho tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em phát sinh, tồn tại, bởi vì một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm này là do kinh tế, do nghèo khổ, do không có việc làm… Do vậy, Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp, đặc
biệt cần có những chính sách riêng quan tâm đến những nạn nhân của tội phạm này.
Cụ thể:
- Phát triển hơn nữa chương trình dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, chú ý ưu tiên vùng sâu vùng xa, các tỉnh biên giới và các tỉnh đang có loại tội phạm này phát triển mạnh.
- Xúc tiến nhanh công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn, giuyps chị em phụ nữ ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất.
- Phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí, vận động các gia đình cho con em đến trường, xóa mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ cho nhân dân, đặc biệt cho phụ nữ trong độ tuổi từ 15-35. Từng bước cải thiện sinh hoạt văn hóa tinh thần trong nhân dân, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Cần ban hành ngày các chính sách, các quy định, các quy chế về tuyển dụng lao động và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị Nhà nước, công ty liên quan, tư nhân… trong việc quản lý và sử dụng lao động, đặc biệt là lao động nữ trong mội ngành nghề, dịch vụ như nhân viên khách sạn nhà hang, tiếp viên, vũ nữ. Vì chính những kẽ hở trong vấn đề này mà trong thời gian vừa qua, là một nguyên nhân không nhỏ làm gia tăng tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em.
Các tổ chức xã hội, các ngành, các cơ quan chức năng tạp điều kiện cho các nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng, giúp họ đoạn tuyệt với quá khứ, xóa bỏ mặc cảm giữa họ và gia đình, xã hội, tránh bị lừa bán trở lại, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho họ như: trợ giúp vốn ban đầu, công cụ, phương tiện lao động, cây trồng, vật nuôi, giúp kỹ thuật công nghệ, giúp tiêu thụ sản phẩm… để họ tạo dựng lại cuộc sống bình thường. Việc tạo điều kiện cho các nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng
chính là góp phần làm tăng cái đẹp, giảm bớt cái xấu để xây dựng cuộc sống ngày càng tươi đẹp.
Song song với các biện pháp kinh tế ở cấp độ xã hội, thì giải pháp kinh tế ở cấp độ gia đình cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Nó tác động trực tiếp vào việc hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân của hoạt động mua bán phụ nữ và trẻ em, và hạn chế sự gia tăng đối tượng phạm tội của tệ nạn này. Vì thế, một giải pháp cơ bản để đẩy lùi tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em là cần vận hành tốt chức năng kinh tế của gia đình, nhưng đồng thời không được chạy theo nó một cách cực đoan, chỉ biết làm giàu, lấy làm giàu là mục tiêu cao nhất. Bởi vì, nếu coi trọng như vậy, họ sẽ tập trung tất cả thời gian cho việc kiếm tiền và rồi sao nhãng các chức năng khác như: chức năng giáo dục, chăm sóc con cái… và rất có thể chính con cái họ sẽ trở thành nạn nhân của nạn mua bán trẻ em. Và càng nguy hiểm hơn nữa khi các thành viên trong gia dình cũng bị định hướng theo giá trị làm giầu bằng mọi cách, mọi thủ đoạn kể cả bất hợp pháp. Họ sẽ không quan tâm đến đời sống văn hóa, làm cho con cái họ không có điều kiện học hành. Chính vì vậy, không được coi trọng kinh tế gia đình một cách quá mức mà phải có sự kết hợp hài hòa cũng với các chức năng khác của gia đình.
Các biện pháp kinh tế là quan trọng, nhưng chú ý đến vấn đề này thôi thì chưa đủ. Vì kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất của tội phạm và càng không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết loại tội phạm này. Điều này được lý giải tại sao có rất nhiều gia đình giàu có mà không hạnh phúc, có nhiều nước kinh tế phát triển nhưng tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em vẫn chưa được xóa bỏ từ đó cho thấy, các giải pháp xã hội, trong đó có xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cũng không kém phần quan trọng, thiết yếu như các giải pháp kinh tế. Vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rõ ở các phần sau.
Đây là một giải pháp rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong phạm vi đề tài, chúng tôi nhấn mạnh đến các nội dung sau:
- Thứ nhất, đối với công tác tuyên truyền:
Công tác tuyên truyền giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội mua bán phụ nữ và trẻ em. Nó tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân phòng ngừa và tham gia phòng chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em. Cho nên, thực hiện tốt công tác này, nó sẽ là giải pháp cơ bản để phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trả em. Muốn vậy, chúng ta phải làm tốt một số vấn đề sau:
Cần phải tăng cường công tác truyền thong, giáo dục rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em và hậu quả tác hại của nó, với nội dung phong phú, thống nhất phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ, từng vùng đặc biệt tập trung vào những vùng có nhiều khả năng bọn buôn người hoạt động. Đồng thời, phát huy tổng lực các phương tiện tuyên truyền như: đài truyền hình, đài tiếng nói, báo chí… vào việc tuyên truyền này.
Không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục trong các tầng lớp dân cư về hoạt động mua bán phụ nữ và trẻ em, về các thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ lừa gạt dưới mọi hình thức và hậu quả của việc mua bán phụ nữ và trẻ em gây ra. Qua đó nêu cao ý thức cảnh giác, đề phòng và tích cực phát hiện, kịp thời tố giác các trường hợp mua bán phụ nữ và trẻ em. Nhưng cũng phải có các biện pháp bảo vệ an toàn cho người phát hiện, tố giác. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được vai trò chủ động, tích cực của nhân dân trong công tác này.
Hơn nữa, cần phải sử dụng nhiều cách tuyên truyền, giáo dục khác nhau, để khơi dậy sự lên án mạnh mẽ của dư luận xã hội và của đạo đức xã hội về hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em. Tức là phải làm thế nào để việc đấu tranh phòng chống
tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trở thành công việc chung của toàn xã hội. Phải biến nỗi lo lắng về thực trạng mua bán phụ nữ và trẻ em đã và đang diễn ra không chỉ là nỗi lo lắng riêng của những nạn nhân, của Chính phủ, của các cơ quan pháp luật mà còn là nỗi lo chung của mọi người trong xã hội.Cần thấy rằng trừng trị những tên “buôn người” bất kể lý do gì, không chỉ bằng hình phạt mà bằng cả sức mạnh của đạo đức xã hội và của dư luận xã hội. Muốn vậy, phải thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, trong đó cần tuyên truyền, giáo dục đạo đức làm người và tôn trọng con người, biết chia sẻ những nỗi đau của những người làm cha, làm mẹ bị mất con; thấu hiểu nỗi khốn cùng của phụ nữ, trẻ em khi trở thành nạn nhân của việc mua bán phi nhân tính. Ngoài ra, chúng ta cần phải lưu tâm đến việc tiếp tục đấu tranh loại bỏ những tàn dư của tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nữ”… Chỉ có sức mạnh của lương tri con người, của đông đảo các tầng lớp dân cư sau khi đã được trang bị, nâng cao ý thức mới trở thành cơ sở vững chắc nhất của việc phòng ngừa, cảnh giác, phát hiện và đấu tranh kiên quyết chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em.
Mặt khác, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người, về quyền công dân, phổ biến các quy định của pháp luật Quốc gia về quyền con người và quyền công dân, các công ước quốc tế, các tuyền bố của Liên hợp quốc về quyền con người, về phụ nữ và trẻ em, các quy định của tư pháp Quốc tế giữa các quốc gia… Sự hiểu biết pháp luật trong quần chúng nhân dân sẽ nâng cao được ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền chính đáng của con người, nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em.
Cùng với tuyên truyền giáo dục các quy định pháp luật, việc phát hiện kịp thời xử lý nghiêm khắc các tên tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, và các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho bọn “buôn người”. Kết quả xét xử các vụ án mau bán phụ nữ và trẻ em cần được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để trừng trị
kẻ phạm tội, “răn đe” những người có ý định phạm tội và là một hình thức rất tốt nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
- Thứ hai,đối với công tác văn hóa- giáo dục:
Có thể nói, văn hóa và giáo dục là hai lĩnh vực tác động trực tiếp và thường xuyên vào các chuẩn mực đạo đức, những giá trị tốt đẹp của nhân loại, là yếu tố xây dựng nên môi trường xã hội lành mạnh để ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Vì vậy cần phải làm tốt một số công tác sau:
+ Đầu tư thích đáng vào công tác giáo dục, cụ thể: cần có chính sách bao cấp về giáo dục để tất cả các em học sinh, sinh viên nghèo đều có điều kiện đi học; các giáo viên đều được hưởng chế độ đãi ngộ xứng đáng có như vậy họ mới yên tâm giáo dục các em thông qua việc nâng cao chất lượng bài giảng, đồng thời, các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi về giáo dục như trẻ em lang thang, mồ côi, trẻ em phạm pháp, trẻ em ở vùng sâu vùng xa…
+ Nhanh chóng chuẩn mực hóa tài liệu giảng dạy ở tất cả các cấp học. Việc giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về tệ nạn xã hội (trong đó có tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em) cần được đưa vào thành chương trình giảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường.
+ Bên cạnh việc dạy chữ, nhà trường cần chú trọng đến việc giáo dục nhân cách. Bởi vì, đây là một thực trạng của nền giáo dục cơ chế thị trường, như một bài viết đăng trên báo Nhân dân của Giáo sư, tiến sĩ Phạm Minh Hạc đã khẳng định
“Nhà trường trong thời gian qua mới làm được việc dạy chữ, còn việc dạy người thì làm được bao nhiêu”. Gần đây, hiện tượng học sinh, sinh viên phạm tội ngày càng
tăng, với mức độ, loại hình phạm pháp khác nhau, những hành vi lệch chuẩn mực xã hội như: nghiện rượu ma túy, cướp của… đã không còn là chuyện lạ. Bởi vậy, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên đã, đang và sẽ còn là một công việc cần
thiết phải làm và cần làm thật tốt. Có như thế, mới làm cho sinh viên, học sinh không những có kiến thức chuyên môn mà còn có đạo đức, nhân cách. Việc giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên không chỉ là ở bài giảng đạo đức, luân lý, những bài học đạo lý trong kinh nghiệm của ông cha, ở cách ứng xử nhân văn… mà một điều quan trọng là chính nhà trường với những việc làm cụ thể của mình phải là một tấm gương về nhân cách đạo đức cho học sinh, sinh viên noi theo. Muốn thế, mỗi giáo viên là một tấm gương tốt về nhân cách để các em học tập, không nên có những ứng xử trái với chuẩn mực xã hội.
Để làm tốt vấn đề này, không những nhà trường mà cả giá đình và xã hội việc giáo dục phải có trách nhiệm giáo dục nhân cách cho lớp trẻ. Trong gia đình, ngoài xã hội việc giáo dục đạo đức, luân lý và những quan niệm về giá trị phù hợp với xã hội, cần tập trung giáo dục chữ “hiếu” cho con cái. Bởi vì, nó là sức mạnh của gia đình, sơ sở tạo nên sự bền vững, ổn định của gia đình và đồng thời nó còn là giá trị đạo đức và còn được đánh giá cáo nhất trong định hướng giáo dục con cái. Để việc giáo dục nhân cách có hiệu quả, ngoài việc xác định nội dung giáo dục phù hợp, cần phải có phương hướng giáo dục đứng đắn, khoa học. Việc giáo dục con cái ngày nay cần chú ý đến sở thích, ý kiến của con cái. Hình thức giáo dục trên cơ sở giải thích, thuyết phục và làm gương là chủ yếu. Tránh sử dụng phương pháp giáo dục bằng kỷ luật nghiêm ngặt, và cũng không nên quá áp đặt, quá lý thuyết mà việc giáo dục phải chú ý đến tính chủ động cá nhân và tôn trọng cá tính của lớp trẻ.
Mặt khác, cần cung cấp thông tin về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em dưới hình thức: sách báo, tạp chí, phim ảnh… để các em có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tệ nạn này, các thủ đoạn mà bọn mua bán người thường sử dụng nguy cơ trở thành nạn nhân và hậu quả do mua bán phụ nữ và trẻ em gây ra. Từ đó,
họ có thể phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân cao hơn và tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với bọn buôn người.
+ Bên cạnh việc giáo dục nhân cách trong nhà trường, việc nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, ý thức pháp luật trong các cơ quan, tổ chức đoàn thể nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung để xây dựng, tạo dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em cũng là biện pháp quan trọng.
+ Đối với các nạn nhân được tập trung giáo dục, chúng ta cũng cần phải có những chương trình giáo dục sâu sắc về tác hại của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, tổ chức giáo dục đạo đức, luân lý cho họ (vì trong số các đối tượng phạm tội thì có 8% đối tượng trước đó đã là nạn nhân) và dạy văn hóa cho các nạn nhân mù chữ.
Thực tế, phần đông nạn nhân có trình độ văn hóa thấp, sự hiểu biết hạn chế, vì thế, họ dễ bị lừa gạt. Và có nhiều cô gái trẻ thích sống xa hoa nhưng lại lười lao động đã chấp nhận bán than để có tiền tiêu xài, hoặc mong có cuộc sống giàu sang, chính vì thế công tác giáo dục càng trở nên cần thiết và quan trọng.
Văn hóa và giáo dục là hai vấn đề quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai yếu tố trong một chủ thể để tạo nên một xã hội lành mạnh. Chính vì vậy, ngoài những giải