0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác tội phạm theo khoản 1 Điều 314 Bộ luật hình sự.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM (Trang 46 -51 )

Điều 314 Bộ luật hình sự.

Theo qui định tại khoản 1 Điều 314 BLHS, người không tố giác tội phạm “bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”, là tội phạm ít nghiêm trọng.

Cơ sở pháp lý là qui định tại Điều 8 BLHS 1999 “tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù”. Căn cứ để nhà làm luật phân loại tội phạm chính là dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý. Trong hai dấu hiệu phân biệt các nhóm tội phạm, dấu hiệu về mặt nội dung chính trị xã hội quyết định dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý. Dấu hiệu về mặt nội dung chính trị - xã hội thể hiện ở tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, ở mức độ, tính chất, công cụ, thủ đoạm mà người phạm tội sử dụng. Dấu hiệu về mặt nội dung hậu quả pháp lý thể hiện ở tính phải chịu hình phạt (khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội).

Như vậy, nhà làm luật dựa trên tính nguy hiểm của hành vi không tố giác đối với các quan hệ xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt để xác định tội không tố giác tội phạm là tội ít nghiêm trọng. Nói cách khác, tội không tố giác tội phạm có mức độ nguy hại không lớn cho các quan hệ xã hội phát sinh trong

quá trình hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và những hoạt động có liên quan hoặc hỗ trợ cho việc xét xử của tòa án. Khoản 1 qui định chế tài lựa chọn, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến 3 năm.

So sánh trong tương quan với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác: Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297 BLHS); Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử (Điều 312 BLHS); Tội che giấu tội phạm (Điều 313 BLHS), khung hình phạt của tội không tố giác nhẹ nhất (mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm). Các tội khác, ngoài khung cơ bản còn có khung tăng nặng và các hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ (khoản 2 Điều 312 BLHS, khoản 2 Điều 306 BLHS, khoản 2 Điều 297 BLHS), hoặc có thể là các biện pháp bắt buộc được áp dụng. Khung hình phạt cao nhất của nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác là đến 12 năm, là tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 312 BLHS), còn lại đa số các tội trong nhóm này là tội phạm ít nghiêm trọng.

Theo qui định Điều 314 BLHS, không phải hành vi không tố giác nào cũng là hành vi phạm tội mà chỉ không tố giác một số tội phạm theo qui định tại Điều 313 BLHS mới là hành vi phạm tội. Phân tích Điều 313 BLHS, có thể thấy các tội được qui định là những tội nghiêm trọng (khoản 1 Điều 157), tội rất nghiêm trọng (khoản 1 Điều 193), tội đặc biệt nghiêm trọng (các tội xâm phạm an ninh quốc gia, từ Điều 78 đến Điều 91; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, từ Điều 341 đến Điều 344; hoặc là khung tăng nặng của các tội (khoản 2,3,4 Điều 138 BLHS; khoản 3,4 Điều 153; khoản 2 Điều 311…), không có trường hợp nào là tội ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, khung hình phạt cao nhất áp dụng cho người phạm tội không tố giác một trong các tội kể trên được nhà làm luật qui định là đến 3 năm, thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng. Mức độ nguy hại cho xã hội của các tội được phản ánh trong Điều 313 BLHS là lớn, rất lớn, đặc biệt lớn nhưng khung hình phạt áp dụng cho

người không tố giác một trong các tội ấy lại thể hiện mức độ nguy hại không lớn cho xã hội. Phải chăng đây là mâu thuẫn và là sự không tương thích giữa nội dung và hình thức. Nếu coi nội dung là tổng thể các tội phạm dẫn chiếu đến Điều 313 BLHS, nội dung của điều luật cho thấy các cấp độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội (tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng…) thì hình thức là hình phạt được áp dụng đối với người không tố giác một trong các tội đã liệt kê. Thông thường, căn cứ vào tầm quan trọng của khách thể được Luật hình sự bảo vệ, nhà làm luật sẽ qui định khung, mức hình phạt tương ứng. Nghĩa là, khách thể càng quan trọng bao nhiêu thì hình phạt đối với người cố tình xâm phạm khách thể ấy càng lớn bấy nhiêu. Qui định như vậy vừa có ý nghĩa phân loại tội phạm vừa có tác dụng răn đe, giáo dục công dân trong việc tôn trọng pháp luật. Nhưng đối với tội không tố giác tội phạm, Luật chỉ qui định là tội ít nghiêm trọng, cho thấy mục đích chính của nhà làm luật nhằm giáo dục, răn re người không tố giác, giúp họ nhận thức rõ ràng hành vi không tố giác là hành vi vi phạm pháp luật.

Trở lại qui định về trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không tố giác theo khoản 1 Điều 314 BLHS, chế tài được qui định là chế tài lựa chọn, bao gồm các hình phạt chính là: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc là hình phạt tù có thời hạn.

Xem xét đặc điểm của các hình phạt, có thể nhận thấy cảnh cáo và cải tạo không giam giữ tuy là hình phạt chính song tính chất của hình phạt này thể hiện tính răn đe về tư tưởng nghiêm khắc của Nhà nước, bởi lẽ những hình phạt này không có khả năng gây ra những thiệt hại về tài sản (người bị kết án không phải nộp một khoản tiền nhất định sung vào công quĩ nhà nước), hoặc những hạn chế nhất định về thể chất cho người phạm tội (không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội, không buộc phải chấp hành đầy đủ nội qui, qui chế của trại giam, tham gia lao động do trại giam tổ chức…). Việc áp dụng hình phạt sẽ gây ra những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần.

Hình phạt cải tạo không giam giữ cũng không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội, tuy nhiên, khi bị áp dụng hình phạt này người phạm tội cũng sẽ gặp phải một số bất lợi: chịu sự giám sát của cơ quan, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, phải làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục; hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình hình rèn luyện…

Ngoài hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn: tù từ 3 tháng đến 3 năm. Đây là mức cao nhất của khung hình phạt và cũng là mức cao nhất của tội này.

Việc qui định chế tài lựa chọn ở khoản 1 Điều 314 BLHS cho phép Tòa án áp dụng được loại hình phạt phù hợp với đặc điểm của từng vụ án cụ thể. Khi lượng hình, Tòa án phải cân nhắc đến tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi không tố giác tội phạm; tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm không được tố giác. Phụ thuộc vào thời điểm người tố giác tội phạm sớm hay muộn, nội dung tố giác có khả năng giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, xử lý tội phạm hay không, người không tố giác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác. Nếu hành vi tố giác tội phạm quá muộn, nội dung tố giác không có ý nghĩa giúp cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh tội phạm thì người có hành vi tố giác quá muộn có thể vẫn bị coi là hành vi phạm tội, tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào tích chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm do việc tố giác quá muộn, người tố giác quá muộn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.

Ví dụ: Nguyễn Văn D chủ quán bar M biết rõ nhóm thanh niên khoảng 20 người chuẩn bị tổ chức đua xe, bọn chúng gọi thêm người và hẹn giờ đua, D đã không báo cho cơ quan có thẩm quyền biết để ngăn chặn kịp thời. Cuộc đua xe đã diễn ra sau đó 1 giờ và bị lực lượng cơ động truy đuổi, chỉ đến khi một số đối tượng đua xe đã bị bắt, còn những người khác chưa bắt được, D mới đến công

an phường báo cáo. Hành vi tố giác quá muộn của D bị coi là hành vi không tố giác tội phạm.

Mức độ nguy hiểm của tội phạm đang được thực hiện, hoặc đã được thực hiện nhưng không bị tố giác cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc lượng hình của tòa án. Như chúng ta đã biết, các tội phạm được qui định tại Điều 313 BLHS có mức độ nguy hiểm không giống nhau, có những tội là tội đặc biệt nghiêm trọng (tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh…)do đó, nếu không tố giác tội xâm phạm an ninh quốc gia sẽ nghiêm trọng hơn không tố giác các tội phạm khác, không tố giác tội đặc biệt nghiêm trọng nguy hiểm hơn không tố giác tội phạm rất nghiêm trọng.

Một trong những căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội là các tình tiết tăng năng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ.

Ví dụ: chị Vũ Thị H về làm dâu nhà ông bà K được 3 năm, do gia đình nhà chồng rất khắc nghiệt, quá uất ức nên chị H đã tìm cách tự tử. Trưa ngày 12/3/2006, nhân lúc cả gia đình đi ăn cỗ ở làng bên, chị H đã lấy xăng đổ lên các vật dụng trong nhà và lấy 1 que đóm đang cháy vứt xuống nền nhà. Chị Q là hàng xóm sang mượn cuốc đi làm đồng biết được nhưng do đố kị với chị H từ lâu nên coi như không nhìn thấy và đi thẳng về. Rất may, người nhà chị H đột ngột trở về nên đã kịp thời dập tắt được đám cháy và không có thiệt hại về người. Cơ quan điều tra sau đó đã phát hiện ra hành vi của chị Q nhưng không khởi tố hành vi không tố giác vì chị Q sau đó đã có thái độ ăn năn, hối cải và đã tích cực giúp đỡ gia đình ông bà K sửa chữa nhà cửa…

Ngược lại, nếu tội không được tố giác là tội đặc biệt nghiêm trọng, người không tố giác có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có tình tiết giảm nhẹ nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì hình phạt được áp dụng có thể đến 3 năm tù.

Thực tiễn cho thấy, việc xử lý đối với người không tố giác tội phạm chủ yếu giáo dục là chính, chỉ áp dụng hình phạt tù đối với trường hợp phạm tội đã được giáo dục nhiều lần hoặc tái phạm.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM (Trang 46 -51 )

×