0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

GI MÁ ĐỐC Phó Giám đ ố c Phó Giám đ ố c

Một phần của tài liệu 317 THỰC TRẠNG & MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING MIX Ở CÔNG TY DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI SỐ 1 (Trang 34 -40 )

Nhà nghỉ Tổ bảo vệ Phòng Tổ chức h nhà chính Phòng Kế toá n Phòng kinh doanh I Phòng kinh doanh 2 + kho + XDCB + đầu tư

quả giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may, Công ty Dịch vụ-Thương mại số 1 tự đề ra cho mình những mục tiêu sau:

- Thoả mãn nhu cầu khách hàng.

- Góp phần tích cực vào việc giải quyết đầu ra cho sản xuất.

- Khai thác triệt để thị trường, đặc biệt quan tâm đến những “khe hở” của thị trường để biến nó thành thị phần của công ty.

- Tối đa hóa lợi nhuận của công ty trong điều kiện có thể; chú ý bán nhanh, bán nhiều. Trên cơ sở đó thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước và không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên.

*Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm:

- Kinh doanh các mặt hàng dệt may từ nguyên phụ liệu, thiết bị đến thành phẩm hoàn chỉnh với tư cách là trung gian thương mại hay là hoạt động như một thành viên độc lập của kênh phân phối hàng dệt-may trên cả thị trường hàng tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất.

- Ký kết hợp đồng mua bán, hợp tác kinh doanh với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước sau đó đặt hàng cho các công ty trong ngành sản xuất.

- Đầu tư nguyên vật liệu cho các đơn vị sản xuất, nhận lại sản phẩm để tiêu thụ theo hoặc không theo đơn đặt hàng.

- Tham gia buôn bán quốc tế với tư cách là công ty thương mại (nghiệp vụ chính là tạm nhập tái xuất, căn cứ vào đơn đặt hàng để nhập thiết bị, nguyên vật liệu, thuê gia công chế biến và xuất khẩu thành phẩm ).

- Các hoạt động khác bao gồm hoạt động dịch vụ (nhà nghỉ, vận chuyển và cho thuê tài sản).

- Hợp tác cùng các công ty Dệt may để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước với các phương thức linh hoạt.

- Nhận hợp đồng may đồng phục theo các ngành nghề , đồng phục học sinh, bảo hộ lao động, vỏ chăn, ga, gối, màn phục vụ ngành Du lịch và Y tế.

- Sản xuất vải Mex, vải dệt kim, vải màn tuyn và màn tuyn may sẵn . - Nhận thêu các sản phẩm dệt, may trên máy thêu của Nhật.

- Nhận làm đại lý tiêu thụ, bán buôn, bán lẻ các loại sản phẩm và nguyên phụ liệu ngành Dệt-may cho các đơn vị trong và ngoài nước.

4.Đánh giá năng lực kinh doanh của công ty:

Trước khi lập một chiến lược hay một chính sách nào, công ty không những căn cứ vào mục tiêu mà còn phải xem xét năng lực của mình có thể thực hiện được mục tiêu đó hay không để so sánh với đối thủ cạnh tranh. Việc tập hợp các điều kiện kinh doanh của công ty chính là phản ánh năng lực kinh doanh của công ty đó. Để làm được điều này ta sẽ tiếp cận lần lượt các vấn đề sau:

4.1.Năng lực tài chính.

Vốn của công ty gồm có :

- Vốn được Tổng công ty giao tại thời điểm thành lập công ty trong đó +Giá trị TSCĐ:7,9 tỷ VND.

+Giá trị TSLĐ: 5 tỷ VND. - Vốn được Tổng công ty bổ sung.

- Phần lợi nhuận sau thuế được để lại để hình thành các quỹ xí nghiệp.

Năm 1997 (năm đầu tiên đi vào hoạt động), Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do chưa được Tổng công ty chính thức giao vốn và chưa có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng.

Năm 1998, Công ty đã thiết lập quan hệ với Ngân hàng Công thương Việt Nam, được Ngân hàng cho vay theo đề nghị của công ty và mức dư nợ của năm 1998 là 5 tỷ VND. Trong quá trình đó, Công ty đã thực hiện trả nợ đúng khế ước và trước hạn.

Năm 1999, Công ty đã vay 2.670.016 USD của ngân hàng; 7.240.420.000 VND của công ty tài chính dệt may, của cán bộ công nhân viên và các đơn vị khác để kinh doanh. Đến cuối năm, Công ty đã trả đủ cả

vốn lẫn lãi (Tổng số tiền vay 751.267.502 VND và tiền trượt tỷ giá giữa USD và VND là hơn 1 tỷ), điều này đã tạo nên chữ “Tín” cho Công ty .

Nói chung tình hình tài chính của công ty là tương đối vững chắc.

4.2.Nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Hiện nay công ty có 85 cán bộ công nhân viên trong đó: -01 PTS kinh tế.

-23 Cử nhân kinh tế. -12 Kỹ sư kỹ thuật.

-10 người tốt nghiệp trung cấp các ngành.

Số còn lại là công nhân với hầu hết tay nghề từ bậc 3 trở lên.

Nói chung đội ngũ cán bộ công nhân viên có độ tuổi trung bình khá cao, đây là những người có nhiều kinh nghiệm nên vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc .

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn được chú trọng trên nhiều lĩnh vực như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa ngoại ngữ giao tiếp, chính sách đãi ngộ trả lương trả thưởng hợp lý duy trì bầu không khí doanh nghiệp cởi mở, tin cậy và hợp tác; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên được quan tâm chu đáo… là những yếu tố tích cực giúp mọi người phấn khởi lao động, yên tâm công tác, học tập. Đây là một điểm thuận lợi lớn trong điều kiện kinh doanh của công ty.

4.3.Năng lực thông tin.

Hoạt động trong cơ chế thị trường ngoài việc mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định cần tích cực tìm kiếm các kẽ hở của thị trường để mở rộng thêm thị phần của mình, đồng thời luôn phải nghiên cứu và tìm kiếm thị trường mới. Nhận thức được điều này công ty luôn tìm cách nắm bắt các thông tin về thị trường như giá cả nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng; thông tin về tình hình sản xuất, sản phẩm, giá cả tiêu thụ của các công ty và cơ sở sản xuất khác trong ngành. Nói chung công ty thường xuyên nắm bắt các thông

tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, song việc thu thập thông tin Marketing chưa được tổ chức một cách chặt chẽ và có hệ thống.

4.4.Năng lực quản lý.

Tham gia điều hành và quản lý công ty gồm có Giám đốc, các Phó giám đốc và các trưởng phó phòng nghiệp vụ chức năng. Công ty duy trì nề nếp kỷ luật làm việc nghiêm ngặt trong bầu không khí đoàn kết dân chủ. Cán bộ công nhân viên trong công ty được tạo điều kiện đối thoại trực tiếp với giám đốc để có sự thống nhất cao độ trong giải quyết công việc. Đời sống vật chất tinh thần, được chăm lo đầy đủ, bầu không khí làm việc thật sự dân chủ, tin cậy, hợp tác và có kỷ luật đã khiến cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng của mình cho thấy công ty có năng lực quản lý tốt. Đây cũng là một điểm mạnh của công ty.

4.5.Năng lực Marketing.

Có thể nói rằng hoạt động Marketing ở đây chưa được quan tâm đầu tư đúng mức: Mọi “vấn đề” thuộc về kinh doanh đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Phó giám đốc trong khi chính các nhân viên này chưa có sự trang bị kiến thức chặt chẽ về Marketing–một khoa học vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Công ty chưa có phòng ban chỉ đạo tổ chức hoạt động Marketing một cách có quy củ; chưa có chiến lược, chính sách Marketing một cách có hệ thống; các hoạt động Marketing của công ty thường mang tính chất tình thế nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Có thể nói đây là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục trên con đường tìm kiếm phương thức kinh doanh có hiệu quả nhất.

5.Các yếu tố môi trường Marketing của công ty.

Môi trường Marketing là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động bên ngoài công ty có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo các hoạt động Marketing của công ty. Đây là những lực lượng luôn biến động, không khống chế được và hoàn toàn bất định. Công ty phải chấp nhận các

mối đe dọa và tìm cách khai thác các cơ hội khi xây dựng chính sách Marketing.

Môi trường Marketing của công ty bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.

5.1.Môi trường vĩ mô: 5.1.1.Môi trường văn hóa:

Ngày nay các giá trị, chuẩn mực văn hóa đã đi vào từng ngõ ngách trong hoạt động kinh doanh. Những ảnh hưởng của môi trường văn hóa tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở chỗ những giá trị văn hóa xã hội trở thành những quy tắc bất thành văn dẫn dắt con người ta hành động theo những chuẩn mực nào đó.

Trong kinh doanh hàng dệt may nói chung và hoạt động kinh doanh của công ty Dịch vụ-Thương mại số 1 nói riêng, yếu tố môi trường văn hóa có tầm quan trọng rất lớn: nó ảnh hưởng ngay trong hình thức, mẫu mã và chất lượng của sản phẩm đặc biệt là sản phẩm may sẵn bởi vì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thì trang phục chính là thứ mà người ta lựa chọn đầu tiên để thể hiện văn hóa của mình. Ngoài ra, ảnh hưởng của môi trường văn hóa còn được thực hiện qua giao dịch mua bán, quan hệ làm ăn, dịch vụ bán hàng. Do đó, yếu tố văn hóa được công ty quan tâm như một phương tiện để xây dựng bản sắc riêng của mình. Qua 5 năm hoạt động mặc dù chưa phải là công ty lớn, có tiềm lực mạnh nhưng công ty đã tạo được chữ tín với bạn hàng. Đó là một ưu thế lớn của công ty trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

5.1.2.Môi trường kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Việc gia nhập vào hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã tạo ra những thuận lợi lớn cho hoạt động thương mại nói chung. Khu vực đầu tư nước ngoài cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, làm tăng thêm của cải xã hội

và nhu cầu về hàng hóa. Quan hệ hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ nói chung rất thuận tiện, các cơ chế chính sách luật pháp và kinh tế xã hội đang dần được hoàn thiện. Với quan hệ mở cửa, ngành dệt may có điều kiện tìm kiếm thị trường mới như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và những ảnh hưởng mang tính toàn cầu của nó đã tác động đến nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng. Biểu hiện rõ nhất là các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc bị cắt giảm sản lượng, giá nguyên vật liệu tăng trong khi sức mua của thị trường trong nước tăng chậm.

Là một doanh nghiệp kinh doanh trên cả thị trường nội địa và quốc tế nên các yếu tố của môi trường kinh tế có ảnh hưởng rõ nét đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu 317 THỰC TRẠNG & MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING MIX Ở CÔNG TY DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI SỐ 1 (Trang 34 -40 )

×