Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ (Trang 50 - 52)

1. Định hướng đầu tư Việt Nam

2.5.2.Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chống tham nhũng

Tham nhũng vốn vẫn là vấn đề nổi cộm trong xã hội ta mấy năm gần đây, giải quyết trong một sớm một chiều là điều không thể. Tuy nhiên, phải có các biện pháp để hạn chế dần dần tiến tới loại bỏ tệ nạn này. Trước hết, nhà nước có thể xây dựng 1 đạo luật về chống tham nhũng với mức thưởng phạt công minh và xứng đáng, đồng thời giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo luật được thi hành. Sau đó, phải dần dần thay đổi nhận thức của cán bộ về vấn đề này cũng như kêu gọi toàn dân tham gia chống tham nhũng. Nếu như vậy thì môi trường đầu tư ở Việt Nam sẽ được cải thiện và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Việt Nam bước vào thập kỷ 2020 đúng vào lúc kinh tế thế giới - trước hết là những nền kinh tế lớn mà đầu tầu là kinh tế Mỹ - đang tìm cách ra khỏi cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống hiện nay để tìm đường chuyển sang một thời kỳ phát triển mới. Trong khi đó Trung Quốc đang dấn bước vào thập kỷ 2020 với mọi nỗ lực quyết liệt nhất để đi nhanh hơn nữa trên con đường trở thành siêu cường vào giữa thế kỷ này. Chúng ta, trong thập kỉ tới, có thể tận dụng cơ hội cũng như các lợi thế của mình để vươn lên hay không, hay sẽ bị các siêu cường (mà gần nhất là Trung Quốc hay Mỹ) “nuốt chửng”, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta đánh giá, nhìn nhận đúng vị thế Việt Nam hiện nay cũng như có những chính sách sách lược đúng đắn.

Một trong những yếu tố quyết định nhất đến sự vươn lên của đất nước (như đã đề câp ở trên) chính là đầu tư. Đầu tư đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, có ý nghĩa lớn nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế đó. Việt Nam, một quốc gia đang trên đà phát triển, với lượng vốn đầu tư thu hút vào trong nước mỗi năm một lớn hơn thì rất cần thiết phải có chủ trương, đường lối đúng đắn trong việc xác định tốc độ tăng trưởng, từ đó có kế hoạch cụ thể cho đầu tư phát triển đất nước: làm sao cân đối được đầu tư phát triển kinh tế với ổn định xã hội, làm sao để tận dụng tối đa nguồn vốn huy động trong và ngoài nước, làm sao để giải ngân hợp lý, làm sao để quản lý có hiệu quả và hạn chế tiêu cực…đó đều là những thách thức lớn trong tình hình hiện nay. Để giải quyết những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta không ngừng tiếp thu và quán triệt sâu sắc các đặc điểm của đầu tư phát triển cũng như vận dụng chúng trong công tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay. Quán triệt và vận dụng các quan điểm đó trong công tác quản lý là một việc làm quan trọng vì có làm tốt được nó chúng ta mới có được một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội lâu dài.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ (Trang 50 - 52)