Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ (Trang 33 - 36)

2. Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư

2.5.Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao

Trong thực trạng nền kinh tế phát triển mạnh như ở Việt Nam những năm trước, khi mà các biến động thị trường mang tính tích cực, rất nhiều cơ hội, giao dịch kinh tế được thực hiện một cách dễ dàng và có lợi cho các bên… thì phần lớn DN trong nước đều thấy mình thành công, dù ở cấp độ nhiều hay ít, mà không tính đến dài hạn hay ngắn hạn. Các rủi ro khi đó được giảm thiểu một cách khách quan từ thị trường và do đó bị xem nhẹ một cách đáng tiếc. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại và kém thuận lợi, bắt đầu từ lạm phát cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đến việc khan hiếm nguồn lực tài chính cùng áp lực lãi suất cao và gần nhất là tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các DN sẽ phải đương đầu với mặt trái của các biến động - các rủi ro kinh doanh. Một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công, khả năng vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay, thậm chí khả năng tồn tại của các DN trong nước chính là việc

họ có hay không một cơ chế nhận diện, kiểm soát và hạn chế rủi ro. Nếu làm tốt hơn thì nhiều DN có thể biến rủi ro thành cơ hội cho mình.

Hiện trạng công tác quản lý rủi ro của một số loại hình DN trong nước có một số nét chính tóm tắt như sau:

• Các DN nhỏ và vừa:

Điểm yếu của các DN này đến từ quy mô nhỏ là chưa bài bản trong công tác quản lý và quản trị DN nói chung. Các DN này thường lệ thuộc vào các cá nhân lãnh đạo, thường là chủ sở hữu, trong việc nhận diện và ứng phó với rủi ro. Vai trò của các cá nhân này rất quan trọng và phụ thuộc nhiều vào bản năng cũng như độ nhạy bén của họ trong hoạt động kinh doanh. Không hiếm DN trong nhóm này có khả năng vượt qua các giai đoạn biến động khó khăn, thậm chí trở thành DN thành công, nhưng về mặt phát triển dài hạn cũng như chiến lược kinh doanh của DN sẽ hàm chứa nguy cơ thất bại cao nếu vấn đề quản lý rủi ro không được thay đổi một cách bài bản, đặc biệt khi "giác quan" của các cá nhân "cùn" đi trong môi trường kinh doanh ngày một phức tạp hoặc khi quy mô hoạt động và các thay đổi của điều kiện thị trường vượt quá khả năng kiểm soát của họ.

• Các tập đoàn tư nhân:

Đây là sự phát triển thành công vượt bậc của nhiều DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian qua. Với sự thuận lợi về môi trường kinh doanh cũng như quy mô vốn, các tập đoàn này ngày càng phát triển và có tiềm năng trở thành các biểu tượng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều cần làm ở các DN này là sự thay đổi cần thiết về cơ cấu quản lý, quản trị DN cũng như quản lý rủi ro một cách tương ứng với quy mô và tầm cỡ của mình. Tương tự như DN nhỏ

và vừa, các tập đoàn tư nhân mới nổi dựa vào giác quan "sắc bén" của các cá nhân lãnh đạo, thường là những thành viên trong gia đình. Các chủ sở hữu hoàn toàn có thể xây dựng quanh mình một đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc để có được thay đổi cần thiết trong quản lý. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi vẫn là "niềm tin" và việc chuyển giao trọng trách cho những người ngoài gia đình cũng như các công ty tư vấn. Nếu dùng đúng người, đúng việc thì việc áp dụng các lý thuyết và công cụ quản lý, kể cả kiểm soát rủi ro, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Thực tế cho thấy, chỉ có một số ít tập đoàn tư nhân áp dụng bài bản các bước quản lý rủi ro, phần còn lại vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi tư duy, các quyết định kinh doanh và ứng phó rủi ro vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi ý chí chủ quan của các chủ sở hữu.

• Các DN, tổng công ty nhà nước đã chuyển đổi hoặc cổ phần hóa:

Các khái niệm về rủi ro kinh doanh và cơ chế kiểm soát là khá mới mẻ với các DN này, vì trong một thời gian dài họ hoạt động trong cơ chế bao cấp, việc hoàn thành định mức và chỉ tiêu được giao đôi khi mang tính danh nghĩa, chứ không có tính sống còn với DN. Các cơ chế này gần như không tồn tại hoặc chỉ tồn tại dưới dạng hình thức, kể cả sau khi DN được cổ phần hóa hoặc chuyển đổi. Không thể phủ nhận có một số DN với kinh nghiệm quan hệ quốc tế phong phú hoặc các tập đoàn kinh tế có tư duy cởi mở đã chủ động áp dụng các lý thuyết và mô hình quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế, nhưng do có sự hạn chế nhất định về các cơ chế còn tồn tại cũng như năng lực nội bộ, các áp dụng này vẫn chưa được coi là thực sự hoàn thiện. Sự tham gia điều hành một cách trực tiếp của các đối tác chiến lược nước ngoài được mong đợi sẽ góp phần tăng cường năng lực của các DN trong việc hoạch định chiến lược, nâng cao quản trị DN và tăng cường kiểm soát rủi ro.

Phần lớn DN này có lợi thế trong việc có được các mô hình và cơ chế quản lý, kiểm soát rủi ro có sẵn của các công ty, tập đoàn nước ngoài. Với một số DN đầu tư độc lập thì các nhà đầu tư và nhà quản lý, dựa trên kinh nghiệm từ các thị trường tiên tiến hơn, chủ động hơn trong việc định hướng và phát triển cơ chế và các bước quản lý rủi ro bài bản hơn. Họ cũng có điều kiện để sử dụng các công cụ quản lý rủi ro một cách thuần thục và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn có những mối quan tâm nhất định liên quan đến việc đảm bảo tuân thủ các quy trình và thủ tục kiểm soát rủi ro đã đề ra. Sự giám sát và cơ chế báo cáo cho tập đoàn ở nước ngoài không phải lúc nào cũng được thực hiện trên quy mô đầy đủ, trong khi các nhà quản lý DN ở trong nước, dưới áp lực đạt các chỉ tiêu ngắn hạn (như tăng trưởng doanh thu, cắt giảm chi phí…) có thể sẽ bỏ qua hoặc thiếu chú trọng vào một vài bước nào đó.

Chương III

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ (Trang 33 - 36)