1. Định hướng đầu tư Việt Nam
2.1.3. Nâng cao chất lượng quản lý, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
thực hiện theo hướng vừa thúc đẩy các kênh xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư, vừa cải tiến các quy trình, thủ tục, vừa chống tiêu cực, phiền hà, nhưng phải giám sát chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, chống các hoạt động lừa đảo hay tiêu cực khác.
2.1.2. Sử dụng vốn hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đầu tư
Đổi mới phưong pháp lập dự án, cần có một khuôn khổ chung và hoàn chỉnh cho quá trình lập dự án . Muốn chất lựong đầu tư được nâng cao thì ciông tác dự báo và thu thập thông tin cần được thực hiện nghiêm túc và tích cực , bên cạnh đó thì kết quả dự báo và phân tích thông tin cần được đi kèm với những giải pháp , cơ chế và chính sách cụ thể .
Khi dự án được đưa vào thực hiện thì ban quản lý cần có những biện pháp tích cực để tiến độ công trình được thực hiện đúng thời hạn. Bên cạnh đó, ban quản lý cần tham khảo ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực đầu tư để chất lượng dự án đạt mức cao nhất .
Trong quá trình thực hiện, cần theo dõi chặt chẽ để có được những thay đổi hiệu chỉnh cần thiệt để dự án đi đúng hướng và đạt được hiệu quả cao nhất . Để đạt được điều này, đội ngũ cán bộ công nhân viên thuộc dự án cần được trau dồi tốt để đáp ứng được yêu cầu của dự án .
2.1.3. Nâng cao chất lượng quản lý, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đầu tư
Quá trình quản lý, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư là một giai đoạn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dự án.
Việc kiểm soát, theo dõi dự án chặt chẽ góp phần cung cấp đầy đủ thông tin về tiến độ thực hiện , khối lượng công việc và khả năng hoàn thành dự án . Nắm được quá
trình thực hiện dự án cũng đồng nghĩa với việc sẽ kịp thời đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết và hợp lý để dự án đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, quản lý tốt dự án là luôn phải xử lý nghiêm khắc các sai phạm dù là nhỏ nhất để tránh tình trạng đùn đầy trách nhiệm .
Thẩm định và phê duyệt dự án đóng một vai trò quan trọng trong tình hình phát triển của nước ta hiện nay. Vì vậy, cần thẩm định và phê duyệt dự án một cách chi tiết và chính xác để những dự án được phê duyệt phải là những dự án thực sự sẽ đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt đối với những dự án có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng cao tới đời sống người dân và kinh tế quốc gia thì việc thẩm định và phê duyệt càng cần phải thiết chặt và nghiêm túc.
Cần tổ chức tốt những cơ quan quản lý trực thuộc Chính phủ để những cơ quan này không bị ràng buộc bởi những lợi ích cục bộ của ngành và của địa phương . Mọi kết quả và báo cáo đánh giá phải được công khai và đưa ra cho người dân tham khảo và góp ý.