Một số kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý có thẩm quyền

Một phần của tài liệu 136 Thực trạng và giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương - Techcombank (Trang 76)

- Phần I: Tổng quan về ngân hàng techcombank và hoạt động sản xuất kinh

3.3 Một số kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý có thẩm quyền

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan

- Ổn định nền kinh tế và kiềm chế lạm phát: Lạm phát đã gây ra những hậu quả to lớn cho nhiều ngành kinh tế, trong đó ngành ngân hàng thường chịu hậu quả đầu tiên và nặng nề nhất. Đặc biệt, so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, lạm phát ở Việt Nam là cao hơn và cũng gây ảnh hưởng to lớn hơn. Việc kiểm soát lạm phát cần được tiến hành đồng bộ trên nhiều mặt như thương mại quốc tế, đầu tư của Nhà nước...chứ không chỉ riêng trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Chính phủ cần triển khai những chính sách phù hợp với hoàn

cảnh thực tế hơn là chỉ chú trọng điều tiết thiên về mệnh lệnh hành chính đối với khu vực tài chính - ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và tình hình tại Việt Nam, giúp các ngân hàng có khung pháp lý cụ thể khi thực hiện hoạt động của mình. Đặc biệt trong những hoạt động có tính rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, những tranh chấp khiếu nại không đáng có thường xảy ra, khi đó việc xử lý những vụ kiện cần nhanh chóng, hợp lý và minh bạch để bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng cho các ngân hàng.

- Ổn định thị trường tài chính ngân hàng:

Hiện nay, hoạt động ngân hàng đang ở trong thời kỳ khó khăn khi lạm phát tăng cao. Tuy vậy, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần mới được thành lập là tương đối lớn và có nguy cơ tạo ra cuộc cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các ngân hàng cũ và mới trên tất cả lĩnh vực như nhân lực, công nghệ, huy động vốn, cho vay tiêu dùng...Sự cạnh tranh này nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến việc phá vỡ sự ổn định của hệ thống, tăng tính rủi ro cho hoạt động của các ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc thành lập các ngân hàng mới trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay nếu muốn đảm bảo tính an toàn chung cho toàn bộ hệ thống.

- Điều hành chính sách tài chính tiền tệ bằng những chính sách linh hoạt hơn: Trong thời điểm đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà Nước đã cho ra một loạt những quy định về mua trái phiếu bắt buộc, điều chỉnh trần lãi suất huy động rồi lại gỡ bỏ... những quy định này ra đời tương đối nhanh khiến cho nhiều ngân hàng ở thế bị động trong việc tuân thủ những quy định đó, đồng thời cũng gây bất ổn cho thị trường tiền tệ. Mặc dù để kiểm soát lạm phát cần thực hiện những biện pháp mạnh, nhưng Ngân hàng Nhà Nước cần cân nhắc kỹ hơn và có những bước điều chỉnh hợp lý hơn trong việc kiểm soát hoạt động kinh

LỜI KẾT

Dịch vụ tín dụng tiêu dùng là một dịch vụ không mới ở trên thế giới, nhưng tại Việt Nam mới chỉ thực sực phát triển trong những năm gần đây. Mặc dù có nhiều rủi ro và đòi hỏi những kỹ thuật quản lý cao nhưng đây là dịch vụ có nhiều hứa hẹn phát triển ở thị trường Việt Nam. Dịch vụ này không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp cải thiện đời sống cho những khách hàng cá nhân, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong quá khứ và chiến lược phát triển của mình, Techcombank đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường cho vay tiêu dùng tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.

Để giúp cho Techcombank có thể hoạch định được chính xác hơn những chiến lược phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp marketing để kinh doanh dịch vụ này trên thị trường Việt Nam. Do đây là một đề tài rất mới và bản thân còn gặp nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực hiện nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

Cuối cùng , em xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên trong phòng kinh doanh tại Techcombank Hoàng Quốc Việt, thầy giáo Th.s Nguyến Hoài Long đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Marketing Ngân hàng, Học viện ngân hàng, Chủ biên GS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền.

2. Marketing dịch vụ tài chính, Học viện ngân hàng, GS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền

3. Quản trị Marketing, Nhà xuất bản giáo dục, Lê Thế Giới- Nguyễn Xuân Lãn

4. Nguyên lý Marketing, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

5. Marketing căn bản – Philip Kotler

6. Báo cáo tài chính các năm 2002,2003,2004,2005 của các ngân hàng

• Techcombank • ACB • Sacombank • EAB • Vietcombank • BIDV • Agribank • VPBank • Eximbank • ABB

8.Báo điện tử : Thời báo kinh tế Việt Nam, Đầu tư chứng khoán Online, Vietnamnet. Thanh niên, Lao động,

9. Các trang web : www.techcombank.com.vn, www.bidv.com.vn,

www.vietcombank.com.vn, www.acb.com.vn, www.sacombank.com.vn www.vnmedia.vn, www.sbv.gov.vn, www.baokhanhhoa.com.vn,

PHỤ LỤC CHUYÊN ĐỀ

Bảng Điều Tra Về Khách Hàng Dịch Vụ Tín Dụng Bán Lẻ

I> Thông tin chung của khách hàng: 1. Giới tính của bạn: Nam Nữ 2. Độ tuổi của bạn: < 20 20-30 30-40 40-50 > 50 3. Hiện bạn đang: Đi học Vừa học vừa làm

Đã tốt nghiệp đại học và đi làm Đã nghỉ hưu

Khác

4. Tình trạng hôn nhân:

Có gia đình

Còn độc thân

5. Nghề nghiệp hiện tại của bạn:

Giáo sư Bác sĩ

Kĩ sư Marketing Thiết kế Nghề khác

6. Nếu đã đi làm chính thức, thì nơi làm việc của bạn là:

Cơ quan hành chính sự nghiệp Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài Nơi khác

7. Bạn có sống và làm việc tại quê nhà không:

Có Không

II> Thông tin về tình hình tài chính: 8. Thu nhập hàng tháng:

< 10 Triệu 10 - 30 Triệu 30 - 50 Triệu > 50 Triệu

9. Chi tiêu hàng tháng của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập:

< 30% 30% - 50% 50% - 70%

> 70%

10. Bạn có nhà riêng chưa:

Có Chưa

11. Phương tiện đi lại của bạn:

Xe đạp Xe máy Ô tô Xe buýt

Phương tiện khác:

12. Bạn có nhu cầu nào mà chưa thể đáp ứng do chưa đủ khả năng về tài chính:

(Chọn tối đa 3 nhu cầu quan trọng) Mua nhà, đất

Mua phương tiện đi lại

Mua vật dụng gia đình, cá nhân Đầu tư

Đóng học phí Đi du học Đi du lịch

Mở công ty, sản xuất kinh doanh Nhu cầu khác:

13. Để đáp ứng nhu cầu về tài chính thì bạn sẽ:

Vay tiền bạn bè hoặc người thân Vay ngân hàng

Nguồn khác:

III> Thông tin về nhận thức của khách hàng về dịch vụ ngân hàng:

14. Bạn có thường xuyên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng không:

Có Không

15. Bạn chủ yếu tiếp cận thông tin về ngân hàng mình chọn lựa thông qua:

Báo, tạp chí Internet Truyền hình Bạn bè

Nguồn tin khác:

16. Bạn đã bao giờ đi vay tiền ngân hàng để phục vụ cho mục đích cá nhân:

Rồi Chưa

17. Tiêu chí chọn lựa một ngân hàng của bạn:

Quan tâm nhất Quan tâm Bình thường Không quan tâm Vớ vẩn Chính sách tín dụng(lãi suất, kì hạn, điều kiện để

vay, dư nợ tối đa...)

Thái độ phục vụ nhân viên Thời gian giải ngân

Mối quan hệ của bạn với ngân hàng từ trước: Thương hiệu:

LỜI MỞ ĐẦU...1

- Phần I: Tổng quan về ngân hàng techcombank và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tiêu dùng...2

Chương 1. Tổng quan về ngân hàng techcombank và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tiêu dùng...3

1.1. Giới thiệu về Techcombank...3

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...3

1.1.2 Công nghệ ứng dụng...6

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng...11

1.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Techcombank...12

1.2.1 Các chỉ tiêu tài chính chung...12

1.2.1.1 Tổng tài sản...12

1.2.1.2 Vốn điều lệ...12

1.2.1.3 Lợi nhuận trước thuế...13

1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Techcombank...13

1.2.2.1 Huy động vốn...13

1.2.2 Hoạt động tín dụng...16

1.2.2.3 Hoạt động thanh toán...17

1.2.2.4 Phát triển về mạng lưới hoạt động và nhân sự...18

1.3 Thực trạng hoạt động cho kinh doanh dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại Techcombank...20

1.3.1 Các chương trình cho vay tiêu dùng và quy trình thẩm định cho vay tiêu dùng tại Techcombank...20

1.3.2 Quy trình thẩm định cho vay tiêu dùng tại Techcombank...24

1.3.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại Techcombank...25

Chương 2. Thực trạng hoạt động marketing trong kinh doanh dich vụ tín dụng tiêu dùng tại Techcombank...30

2.1.Phân tích môi trường marketing của Techcombank...30

2.2. Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu...39

2.3. Chiến lược định vị...44

2.3.1. Vững chắc, tin cậy...45

23.2. Chuyên nghiệp, hiện đại...46

2.3.3. Nhiệt thành, chăm lo...47

2.4. Phân tích SWOT dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Techcombank...48

2.5. Thực trạng marketing tại Techcombank...52

2.5.1.Sản phẩm...52

2.5.2.Kênh phân phối...52

2.5.3. Quáng cáo và xúc tiến hỗn hợp...53

2.5.3.1. Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng trực tiếp...53

2.5.3.3. Quảng cáo trực tiếp...54

2.5.3.4. Quảng cáo phân phối...57

2.5.3.5. Quảng cáo tại điểm bán( point of purchase Advertising)...59

2.5.3.6. Quảng cáo trên điện tử...60

2.5.4. Truyền thông,PR...61

2.5.4.1. Marketing sự kiện và tài trợ...61

2.5.4.2. Các hoạt động cộng đồng...64

2.5.4.3. Tham gia hội chợ và triển lãm...65

2.5.4.4. Ấn phẩm của Ngân Hàng...67

2.5.5. Tổ chức , thực hiện , kiểm tra marketing...68

2.5.5.1. Tổ chức...68

2.5.5.2.Kiểm tra hoạt động marketing...69

2.5.5.3. Đánh giá hoạt động marketing...70

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK...72

3.1 Định hướng chiến lược phát triển của Techcombank...72

3.2 Một số giải pháp...73

3.2.1. Chính sách sản phẩm...73

3.2.2. Kênh phân phối...75

3.2.3. Quảng cáo và xú tiến hỗn hợp...76

3.2.4.Truyền thông,PR...76

3.2.4. Các giải pháp khác...77

3.3 Một số kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý có thẩm quyền....77

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan...77

LỜI KẾT...79

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...80

PHỤ LỤC CHUYÊN ĐỀ...82

Một phần của tài liệu 136 Thực trạng và giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương - Techcombank (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w