Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược- thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 46)

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

3.1.2.Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ sinh ra chất thải từ các nguồn sau:

Bảng 3.11. Nguồn gây ô nhiễm có liên quan đến chất thải

TT Nguồn gây ô nhiễm Các loại

chất thải

Thành phần của các chất gây ô nhiễm

1 Từ hoạt động xe ra vào chung cư, Khí thải, bụi - Tạo ra khí thải COx,

---

siêu thị, khách sạn, nhà trẻ, dịch

vụ NOx, SOx, CnHm, bụi

2

Từ sinh hoạt của các hộ dân, nhân viên văn phòng, khách ra vào khách sạn, siêu thị và các hoạt động dịch vụ thương mại khác

- Chất hữu cơm chất răn lơ lửng dễ phân hủy, vi sinh vật, chất tẩy rửa tổng hợp…

3 Nước mưa chảy tràn - Chứa nhiều cặn lơ

lửng (đất, cát…)

4

Từ sinh hoạt các hộ dân và dịch vụ khách sạn, siêu thị, nhà trẻ, khu công cộng

Chất thải rắn

+ Chất thải răn sinh hoạt (Thực phẩm dư thừa, giấy loại, bao bì…)

+ Chất thải nguy hại (Ắc quy, bóng đèn neon, pin,… hư hỏng)

3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

- Tiếng ồn sinh ra do hoạt động từ các căn hộ trong khu chung cư, liền kề, khách sạn, siêu thị: Như tivi, catset,... tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải qua lại trong khu dự án, đặc biệt tiếng ồn phát sinh từ nhà trẻ;

- Tiếng ồn do trạm điện, máy phát điện dự phòng...

- Sự gia tăng dân số tại các khu nhà cũng kéo theo sự gia tăng cường độ tiếng ồn sinh hoạt trong khu vực dân cư, khu dịch vụ...

- Sự cố cháy nổ sinh ra từ các sự cố máy móc, điện;

- Sự cố sụt lở đất, sập, lún các công trình, tràn ngập nước,…

- Sự tăng mật độ và thành phần dân cư có thể gây các vấn đề tiêu cực mất trật tự an ninh khu vực nếu Chủ dự án không có hướng quản lý hiệu quả;

- Ngoài ra có thể xảy ra dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tranh chấp với người dân địa phương...

3.1.2.3. Đối tượng và quy mô bị tác động

Bảng 3.12: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

TT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Môi trường không khí - Không đáng kể, nằm trong khả năng chịu tải của

môi trường

2 Môi trường nước

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước dưới đất quanh khu vực dự án.

- Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

3 Chất thải rắn - Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước

---

- Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

4 Người dân sống quanh khu vực dự án

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống quanh khu vực thực hiện dự án

- Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

3.1.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường 3.1.2.4.1 Tác động đến môi trường không khí3.1.2.4.1 Tác động đến môi trường không khí3.1.2.4.1 Tác động đến môi trường không khí 3.1.2.4.1 Tác động đến môi trường không khí

Khi Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú vào hoạt động, các nguyồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường bao gồm:

a. Đối với bụi và khí thải giao thông

Khi Dự án đi vào hoạt động, các phương tiện giao thông cũng sẽ là một nguồn phát sinh ô nhiễm do khí thải. Các loại phương tiện ra vào khu này bao gồm: Xe ô tô, xe mô tô và một lượng xe tải vận chuyển hàng hóa ra vào.

Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải tương đối lớn chứa các chất ô nhiễm như NO2, CO, CO2, VOC...

Nồng độ các khí này phụ thuộc vào mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực.

Tuy nhiên, do lưu lượng xe ra vào khu nhà không liên tục và khu vực dự án rộng, thoáng đãng và quanh khu nhà có trồng nhiều loại cây bóng mát, nên ảnh hưởng của loại ô nhiễm này là không đáng kể.

b. Đối với khí thải từ hoạt động nấu nướng

Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng hàng ngày sẽ phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí. Đây là tác động dài hạn, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, người dân phần lớn sẽ sử dụng chủ yếu gas hay điện nên khí thải thải ra với nồng độ khá thấp và hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực.

c. Đối với tiếng ồn và độ rung

Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải của chính người dân trong dự án, ngoài ra còn có một số loại phương tiện vận tải của khách qua lại khác, các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dBA, xe tải- xe khách: 84- 95 dBA, xe mô tô: 94 dBA...Tiếng ồn cũng phát sinh từ máy phát điện dự phòng… Mức ồn của máy phát điện dự phòng và các loại xe cơ giới được nêu trong bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.13: Mức ồn của các loại xe cơ giới

Loại xe Tiếng ồn (dBA) Tiêu chuẩn độ ồn tại khu dân cư(TCVN 5949: 1998)

Ban ngày (dBA) Ban đêm (dBA)

Xe du lịch 77 45 - 55

Xe mini bus 84

--- Xe thể thao 91 Xe vận tải 93 Xe mô tô 4 thì 94 Xe mô tô 2 thì 80 - 100 Máy phát điện > 90

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT Hà Nội 1997

Nhìn vào Bảng 3.12 ta thấy máy phát điện dự phòng và hầu hết các hoạt động giao thông đều phát sinh tiếng ồn vượt tiêu chuẩn tiếng ồn tại khu dân cư, chủ dự án sẽ có phương án cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của tiếng ồn lên khu vực Dự án ở chương IV của báo cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.4.2 Tác động đến môi trường nước

Nước thải phát sinh chủ yếu là nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân khu nhà ở, nhà trẻ, các căn hộ chung cư, nhân viên và khách tới khách sạn, siêu thị dược - thiết bị y tế.

a. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn đôi khi cũng bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm có trong thiên nhiên. Nhưng nhìn chung, nước mưa chảy tràn được coi là loại nước ô nhiễm nhẹ và khá sạch so với các loại nước thải khác.

b. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. Lưu lượng nước thải khoảng 600,568 m3/ngày.đêm (Theo kết quả tính toán thể hiện ở bảng 1.6, mục 1.6.2.4, chương 1). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ lớn (từ 55 – 6 5% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước. Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước, đặc điểm hệ thống thoát nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh,.. nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được nêu trong bảng 3.14.

Bảng 3.14: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư

Chỉ tiêu Trong khoảng Trung bình

Tổng chất rắn (TS), mg/l - chất rắn hòa tan (TDS), mg/l - chất rắn lơ lững (SS), mg/l 350 – 1.200 250 – 850 100 – 350 720 500 220 BOD5, mg/l 110 - 400 Tổng Nitơ, mg/l - Nitơ hữu cơ, mg/l - Nitơ Amoni, mg/l - Nitơ Nitrit, mg/l - Nitơ Nitrat, mg/l 20 – 85 8 – 35 12 – 50 0 – 0,1 0,1 – 0,4 40 15 25 0,05 0,2 Clorua, ma/l 30 - 100 50 Độ kiềm, mgCaCO/l 50 – 200 100

---

Tổng chất béo, mg/l 50 – 150 100

Tổng Phốt pho, mg/l 8

Coliform 106 - 109 MPN/100ml

Nguồn: PGS.TS. Tần Đức Hạ - Xử lý nước thải đô thị, NXB KHKT 2006

Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, vì vậy nó là nguồn để các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong nước sinh hoạt số Coliform từ 106- 109 MPN/100ml, Fecal coliform từ 104- 107 MPN/100ml.

Như vậy, theo bảng trên thì nước thải sinh hoạt của dự án có khối lượng lớn, hàm lượng chất bẩn cao, nhiều vi khuẩn gây bệnh là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước. Do đó, chủ đầu tư phải xử lý đạt QCVN 14: 2008/BTNMT trước khi thải ra mương thoát tới nguồn tiếp nhận là cống thoát nước Đại lộ V.I. Lê Nin.

3.1.2.4.3 Tác động do chất thải rắn

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh lượng chất thải rắn khá lớn, theo Qui hoạch khu vực Dự án chủ yếu là khu dân cư sinh sống, khách sạn, siêu thị bán thiết bị dược - y tế và các công trình công cộng như khu thương mại, dịch vụ, cây xanh,… nên rác thải ở đây chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, các công trình công cộng và lá cây khô từ các khu vực cây xanh.

- Thành phần chất thải rắn của Dự án bao gồm:

+ Chất thải hữu cơ nguồn gốc thực phẩm: Bao gồm các thức ăn dư thừa, rau,… Chúng dễ phân hủy sinh học nên dễ gây phát sinh mùi hôi thối và nước rỉ rác.

+ Các chất thải hữu cơ khác: Giấy, plastic, bao bì nhựa, chai lọ bằng nhựa… + Kim loại: Các vỏ chai, lọ bằng sắt, đồng, kẽm…

- Khối lượng rác thải được tính toán như bảng 3.15 dưới đây:

Bảng 3.15: Khối lượng rác thải sinh ra hàng ngày khi dự án đi vào hoạt động

TT Hạng mục

Dài hạn (đến năm 2020) Tiêu

chuẩn Đơn vị tính Quy mô

Đơn vị tính

Khối

lượng Đơn vị

1 Sinh hoạt dân cư 1,3 kg/người.ngđ 2.904 Người 3,775 tấn/ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Công cộng, dịch vụ 15%Rsh 0.566 tấn/ngày

3 Rác thải bãi đường 8,0 kg/m2.năm 18.460,60 m2 0,40 tấn/ngày

Tổng cộng 4,741 tấn/ngày

Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng

Rác thải sinh hoạt với thành phần và khối lượng như trên có đặc tính chung là phân hủy nhanh, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tại địa phương, gây mùi hôi thối khó chịu.

Vì vậy, rác thải phải được thu gom, phân loại, xử lý ngay trong ngày. Đặc biệt túi ni lông, vật dụng bằng nhựa (Polyme) ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần

---

rác thải sinh hoạt nhưng khó phân hủy, tông tại trong môi trường tự nhiên lâu, nếu đốt sẽ sinh khí Đioxin độc hại nên phải được phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp.

Ngoài ra, còn phát sinh chất thải nguy hại gồm: Bóng đèn huỳnh quang, ắc quy,

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược- thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 46)