Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược- thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 30)

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

3.1.1.4.Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường

3.1.1.4.1. Tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng

Trong giai đoạn này dự án phải đền bù diện tích đất nông nghiệp, di chuyển mồ mả cho nhân dân, trong đó:

- Đền bù đất nông nghiệp: Chủ đầu tư đã giải quyết xong;

- Di chuyển mồ mả: Tất cả số ngôi mộ đã được đền bù xong, theo dự án đầu tư số mồ mả phải di dời là 302 ngôi (187 mộ đá, 115 mộ đất (đã cải táng)). Ở thời điểm lập báo cáo ĐTM chủ dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương và chủ của các ngôi mộ bốc, di chuyển được 20% tổng số ngôi mộ (tức khoảng trên 60 ngôi mộ). Trong 12 năm trở lại đây tại nghĩa địa nơi thực hiện dự án không có chôn mộ mới.

Do đó, tác động tới môi trường trong giai đoạn này chủ yếu là chất thải rắn. Thành phần chất thải rắn bao gồm gạch, đá, sành sứ, đất,...với khối lượng tương đối lớn và làm ảnh hưởng tới môi trường nếu không có biện pháp giảm thiểu.

3.1.1.4.2 Tác động đến môi trường không khí

a. Ô nhiễm do bụi

Tác nhân ô nhiễm chính trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng là bụi. Bụi phát sinh từ hoạt động bóc lớp bùn đất, vận chuyển đất san nền, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng dự án… sẽ gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại khu vực Dự án, các công trình, hộ dân xung quanh và dọc tuyến đường vận chuyển.

Khi vận chuyển do rung động và gió, bụi từ đất cát ở trên xe và đất cát trên đường sẽ cuốn theo gió làm phát sinh bụi. Tùy theo điều kiện chất lượng đường, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu mà bụi phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày trời nắng, phạm vi phát tán có thể lên đến 200m nếu gặp những ngày có gió lớn.

Khối lượng bụi được tính toán cụ thể như sau:

- Theo thiết kế cơ sở dự án tại bản vẽ DA-02- Hạng mục san nền, khối lượng bùn đất do vét lớp bề mặt là 31.450,8m3 = 31.450,8 x 1,3 = 40.886,04 tấn (khối lượng riêng của đất là 1,3 tấn/m3). Khối lượng bùn đất này sẽ được vận chuyển đổ thải tại khu vực vườn ươm xã Nghi Kim, cự ly vận chuyển đổ bùn đất là 5km. Dự kiến, dự án sẽ sử dụng loại xe tải trọng trung bình 8 tấn/xe để vận chuyển thì số lượt xe cần thiết để vận chuyển bùn đất đi đổ thải là: 40.886,04/ 8 = 5.110 lượt xe.

---

Quy ước, cứ 2 xe không tải bằng 1 xe có tải. Vậy tổng số lượt xe sử dụng để vận chuyển bùn đất đá đi đổ thải là: 5.110 + (5.110 / 2) = 7.665lượt xe. (I)

- Theo thiết kế cơ sở, Khối lượng đất cần để đắp nền là 113.492,2 m3 = 113.492,2x1,3= 147.539,86 tấn (khối lượng riêng của đất là 1,3 tấn/m3). Dự kiến, đất đắp nền dùng đất tại mỏ đất xã Nam Thái, huyện Nam Đàn. Mỏ đất này cách khu vực dự án khoảng 35 km, đường vận chuyển là đường nhựa.

- Số lượt xe cần vận chuyển cát san nền: 147.539,86/8 = 18.442 lượt xe (tải trọng trung bình 8 tấn/xe).

Quy ước, cứ 2 xe không tải bằng 1 xe có tải. Vậy tổng số lượt xe sử dụng để vận chuyển cát san nền là: 18.442 + (18.442 / 2) = 27.663 lượt xe. (II)

Như vậy, số lượt xe cần thiết để vận chuyển bùn đất đổ thải và đất san lấp mặt bằng là: (I) + (II) = 7.665+ 27.663 = 35.328 lượt xe. (III)

- Khối lượng nguyên vật liệu vận chuyển để thi công xây dựng dự án:

Theo hồ sơ dự toán (Công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại ATC, tháng 05/2010), thiết kế cơ sở (Công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại ATC, tháng 10/2010), khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho công trình ước tính như bảng sau:

Bảng 3.3 - Dự toán khối lượng nguyên vật liệu

TT Tên vật tư Đơn vị Khối lượng

Trọng lượng riêng Trọng lượng (tấn) 1 Đá 0,5- 1,0mm m3 112,073 1,6000 179,3168 2 Đá 0,5- 1,6mm m3 143,358 1,6000 229,3728 3 Đá 0,5- 2,0mm m3 480,284 1,6000 768,4544 4 Đá dăm 0,5x1 m3 177,26 1,6000 283,616 5 Đá dăm 1x2 m3 1602,566 1,6000 2.564,1056 6 Đá dăm 2x4 m3 317,325 1,5000 475,9875 7 Đá dăm 4x6 m3 2358,72 1,5000 3.538,08 8 Cát mịn (làm đường) m3 931,722 1,2000 1.118,0664 9 Cát mịn ML 0,7- 1,4 m3 64,542 1,3100 84,55002 10 Cát mịn ML 1,5- 2,0 m3 928,15 1,3800 1.280,847 11 Cát vàng m3 1521,96 1,4500 2.206,842 12 Gạch chỉ 6,5x10,5x22cm viên 2.152.704 0,0023 4.951,2192 13 Gỗ đà nep m3 33,406 1,0000 33,406 14 Gỗ chống m3 1.119,862 1,0000 1.119,862 15 Gỗ ván m3 1.404,819 1,0000 1.404,819 16 Gỗ ván khuôn m3 1.120,796 1,0000 1.120,796 17 Thép các loại kg 21.386,401 0,0010 21,386401 18 Vôi cục kg 2.234,416 2,0000 4.468,832

19 Vữa bê tông m3 6.191,12 2,3500 14.549,132

20 Xi măng PC30 kg 1.033.710,584 1,5000 1.550.565,876

21 Tổng 1.590.964,567

---

Nguồn: Hồ sơ dự toán - Công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại ATC

Sử dụng xe ô tô có trọng tải 8 tấn, như vậy số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng dự án là 198.871 lượt xe. (IV)

Tổng số lượt xe vận chuyển bùn đất, đất san nền và nguyên vật liệu cho dự án trong 6 năm (72 tháng) là: (III) + (IV) = 35.328 + 198.871 = 234.199 lượt xe (tương đương 39.033 lượt xe/năm, với thời gian thi công 6 năm).

Tùy theo chất lượng đường sá, phương thức vận chuyển đất cát, bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió.

Tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển (Theo WHO, 1993) như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: L : Tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm); K : Kích thước hạt (0,2);

s : Lượng đất trên đường (8,9%); S : Tốc độ trung bình của xe (20 km/h); W : Trọng lượng có tải của xe (8 tấn); w : Số bánh xe (6 bánh);

P : Số ngày hoạt động trong năm, P = 288 ngày.

Từ công thức (*) thay số tính toán ta được L = 0,00058 kg/km/lượt xe/năm. Vậy, tải lượng ô nhiễm bụi do vận chuyển là 0,00058 kg/km/lượt xe/năm x 35 km x 39.033 lượt xe/năm = 792,37 kg bụi/năm = 2,75 kg/ngày trong suốt quá trình thi công xây dựng dự án.

Quá trình đào đắp, vận chuyển sẽ phát sinh bụi, thông thường giá trị hàm lượng bụi lơ lững đo được tại khu vực thi công dao động trong khoảng 0,9- 2,7 mg/m3 tức cao hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh 3- 9 lần (QCVN 05: 2009/BTNMT quy định nồng độ bụi: 0,3mg/m3). Tuy nhiên, ô nhiễm bụi sẽ giảm vì chất lượng đường giao thông quanh khu vực vận chuyển khá tốt và đơn vị thi công, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như tưới ẩm đường, vệ sinh mặt bằng, tạo độ ẩm cho nguyên vật liệu,…

b. Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông

Theo các kết quả tính toán ở trên, trong 72 tháng xây dựng hạ tầng kỹ thuật Dự án sẽ có khoảng 234.199 lượt xe bao gồm tham gia vận chuyển đất đá thải (bóc lớp hữu cơ), đất cát san nền và nguyên vật liệu xây dựng phục vụ thi công công trình.

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu DO có trọng tải 3,5- 10 tấn ở bảng 3.4, có thể ước tính được tổng lượng bụi và các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng như ở bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông

---

< 3,5 tấn 0,20 1,16S 0,70 1,00 0,15

3,5 - 10 tấn 0,90 4,29S 11,8 6,00 2,60

Nguồn: Handbook of emission, Non Industrial source, Netherlands

Bảng 3.5: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển bùn thải, đất đá và nguyên vật liệu xây dựng

STT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/1.000km) Tổng chiều dài (1.000 km) Tải lượng kg/72 tháng kg/ngày 01 Bụi 0,9 35 31,5 0,018 02 SO2 4,15S 35 145,25 0,084 03 NOX 11,4 35 399 0,231 04 CO 4,5 35 157,5 0,091 05 THC 0,8 35 28 0,016 06 VOC 2,3 35 80,5 0,046

Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường, 11/2010

Ghi chú:

- S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (0,5%);

- Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 chuyến xe được ước tính là 35 km. Bụi, tiếng ồn do phương tiện xe cộ gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư dân dọc các tuyến đường vận chuyển. Gia tăng mật độ xe cộ đi lại trên đường, có thể gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc và chất lượng đường sá.

Bụi cùng với các khí NO2, SO2, CO, THC và VOC từ các phương tiện giao thông sẽ làm ô nhiễm không khí xung quanh. Gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến chất lượng không khí từ đó tác động lên các yếu tố môi trường, con người và sinh vật.

Tuy nhiên, các nguồn gây ô nhiễm trên mang tính tạm thời, không liên tục, phân tán và tùy thuộc vào cường độ thi công, khối lượng xe cơ giới, lưu lượng người. Do đó, mức độ ảnh hưởng đến môi trường không lớn. Đồng thời, trong quá trình thực hiện Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu.

c. Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện vận tải và thi công

Trong giai đoạn thi công xây dựng ngoài các tác động đối với môi trường không khí kể trên, tiếng ồn cũng là yếu tố mang tính chất vật lý và ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các máy móc thi công, xe vận tải nặng, máy phát điện…

Tiếng ồn trong thi công nhìn chung không liên tục, phụ thuộc vào loại hình hoạt động và các máy móc, thiết bị sử dụng. Hiện nay, ở nhiều nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn tiếng ồn điển hình của các phương tiện, thiết bị thi công của "Ủy ban BVMT U.S – Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 31/12/1971" làm căn cứ để kiểm soát mức ồn nguồn. Chi tiết được thể hiện trong Bảng 3.6.

--- Bảng 3.6 - Mức ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công

ở khoảng cách 2m

TT Hoạt động thi công Mức ồn ở khoảng cách 2m

I. San nền và đầm chặt

1 Máy san 89 ÷ 93

2 Máy lu 73 ÷ 75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Rải đường

1 Máy rải 56 ÷ 88 2 Xe tải 83 ÷94 3 Máy đầm 74 ÷ 77 III. Bóc và vận chuyển bùn đất 1 Máy ủi 80 2 Xe tải 83 ÷ 94

IV. Thi công xây dựng

1 Xe chở xi măng và đất 83 ÷ 94

2 Xe tải 83 ÷ 94

Nguồn: Ủy ban BVMT U.S

Quá trình lan truyền âm thanh trong không khí phụ thuộc vào đặc trưng của sóng âm (tần số và bước sóng). Trong trường hợp nếu âm thanh được tạo ra từ một điểm thì một hệ thống sóng cầu sẽ lan truyền ra khu vực xung quanh với tốc độ 363m/s cho âm thanh đầu tiên sinh ra (U.S Department of Transprtation, 1992). Quá trình lan truyền sóng âm trong không khí, chiều cao của sóng (cường độ âm thanh) ở bất kỳ điểm nào cho trước sẽ giảm đi do tổn thất năng lượng trong quá trình lan truyền âm thanh từ nguồn điểm sẽ được biểu diễn bằng công thức sau:

Lp(X) = Lp(X0) + 20lg(X0/X) (**) Trong đó:

Lp(X0) : Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) X0 : 1m

Lp(X) : Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) X : Vị trí cần tính toán

Từ công thức (**), có thể tính toán mức độ gây ồn của các thiết bị thi công trên công trường tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 200m và 500m. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7 - Mức ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 200m và 500m

TT Hoạt động thi công

Mức ồn ở khoảng cách 2m Mức ồn ở khoảng cách 200m Mức ồn ở khoảng cách 500m I. San nền và đầm chặt 1 Máy san 89 ÷ 93 69 68

---

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Tổ hợp khách sạn, siêu thị dược- thiết bị y tế và nhà ở tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 30)