Thị trường của các TNCs là thị trường nước ngoài, thị trường của mỗi quốc gia trên thế giới. Để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ rộng lớn này, TNCs phải đa dạng hóa sản phẩm, do đó mỗi nhóm sản phẩm của công ty phải theo hướng “ cá biệt hóa”. Nói một cách cụ thể hơn, họ sử dụng một nhãn hiệu truyền thống, hình ảnh truyền thống của mình làm cho hình ảnh sản phẩm của mình mang tính toàn cầu. Sau đó, tùy theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia, họ tiến hành đa dạng hóa, cá biệt hóa sản phẩm cho phù hợp. Đây chính là chiến lược “ Sản phẩm toàn cầu, thị hiếu địa phương” được hầu hết các công ty như Coca Cola, Unilever, P&G, HSBC… áp dụng.
2.1.2.2 Tiêu chuẩn hóa
TNCs xác định những nhu cầu, thị hiếu giống nhau của thị trường nước ngoài khác nhau trên phạm vi địa lý rộng để hướng vào những sản phẩm tiêu chuẩn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của số đông khách hàng trên nhiều thị trường.
2.1.2.3. Quốc tế hóa
Quốc tế hóa là đặc trưng nổi bật của TNCs. Đây là quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh của các TNCs ra các quốc gia trong khi vực và trên thế giới. Đặc trưng này còn gọi là đa quốc gia hóa hay khu vực hóa (như toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình dương hay trên toàn bộ châu Âu…)
2.1.2.4.Toàn cầu hóa
Với nguyên tắc: “ xem xét toàn bộ thị trường thế giới như một đơn vị kinh tế thống nhất” như Jacques Maisonrouge, chủ tịch hội đồng quản trị hãng IBM đã phát biểu19, hầu hết các chiến lược kinh doanh của các TNCs đều được thực