0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các biện pháp khuyến khích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẦN ĐỀ BÙNG NỔ DÂN SỐ Ở NƯỚC TA POT (Trang 47 -50 )

ở các nước có quy mô dân số nhỏ so với yêu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ có mức sống cao thường đưa ra những biện pháp khuyến khích phụ nữ trong thời kỳ sinh sản đẻ thêm con và thường tập trung ở các biện pháp như:

(1) Khuyến khích bằng tiền. (2) Khuyến khích bằng tinh thần.

(3) Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Khuyến khích sinh còn bao gồm cả hình thức quy định cấm tuyên truyền về các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, cấm cung cấp các dịch vụ tránh thai, cấm triệt sản, và nạo phá thai, ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hoặc thậm chí bị phạt tù tuỳ theo mức độ vi phạm. Ngoài ra một số nước còn đề lên thành Luật nhằm mục đích khuyến sinh như: Giảm độ tuổi kết hôn hoặc cho phép ly hôn vì lý do vô sinh. Chúng ta hãy nghiên cứu chính sách khuyến sinh tại một số nước theo các tiêu chí sau:

1. Khuyến khích bằng tiền:

Hình thức khuyến khích bằng tiền bao gồm các biện pháp sau:

1.1. Trợ cấp khi sinh: Khoản tiền trợ cấp này phụ thuộc vào số thứ tự của đứa con:

- Bungari: Đứa con thứ nhất được trợ cấp 100 Leva, đứa thứ hai được 250 Leva và đứa con thứ ba được hưởng 500leva trong khi đó trung bình ở nước này là 154 Leva. Nhưng từ đứa con thứ 4 trở lên thì chỉ được trợ cấp Leva. Như vậy chúng ta thấy, Bungari khuyến khích sinh 3 con.

- Có nước trợ cấp đồng loạt cho mỗi lần sinh như ở Đức, Balan, Tiệp, Nam tư.

- Rumani trợ cấp cho đứa con thứ 3 trở lên.

- Hungari, trợ cấp lại sức khoẻ cho người mẹ. Nếu người mẹ phải đi khán ít nhất 4 lần/tháng thì được trợ cấp 250Frăng. Nếu chỉ 1 lần thì được trợ cấp 1000Ftăng.

Đối tượng trợ cấp cũng khác nhau: Có nước chỉ là các bà mẹ làm việc có lương (nhưng không phụ thuộc vào mức lương). Các bà mẹ (hoặc chồng của họ) có nước là mọi bà mẹ.

1.2. Trợ cấp cho con

Hàng tháng trẻ em được Nhà nước trợ cấp, mức trợ cấp phụ thuộc: số con (thường ưu tiên con thứ ba, thứ tư trở lên. Đối với đứa con thứ nhất, mức trợ cấp cao hơn nếu là con của bố hoặc mẹ cô đơn hoặc bản thân đứa trẻ bị tàn tật).

- Khu vực: Giữa thành thị và nông thôn thì thành thị được trợ cấp nhiều hơn (Rumani)

- Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình (Balan) - Mức trợ cấp cao nhất khoảng 1/3 tháng lương của bố mẹ.

- Tuổi của trẻ em được trợ cấp dưới 16 tuổi, người đi học thì được hưởng trợ cấp đến 25 tuổi (Balan); người tàn tật thì được hưởng trợ cấp đến 27 tuổi.

1.3. Thời gian nghỉ đẻ được hưởng lương

- Phụ thuộc vào thứ tự lần sinh, cao nhất là khi sinh con thứ ba: 180 ngày (Bungari)

- Phụ thuộc vào số con sinh trong một lần sinh đôi sinh ba….hoặc sinh khó (Cộng hoà dân chủ Đức)

- Đa số các nước quy định được hưởng 100% lương; Riêng pháp quy định hưởng 90% lương và không vượt quá 120Frăng.

1.4. Trợ cấp bằng tín dụng: Các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi khi sinh con được cho vay với lãi suất ưu đãi tới 30.000 cu – ron để giải quyết các nhu cầu gia đình.

1.5. Trợ cấp cho mẹ nuôi con nhỏ:

Hết thời hạn được nghỉ hưởng lương nuôi con sau khi sinh, nếu người mẹ chưa muốn đi làm để ở nhà nuôi con thì được hưởng trợ cấp. Khoản trợ cấp này phụ thuộc vào các yếu tố như:

- Tình trạng hôn nhân của người mẹ: có chồng hay không có chồng (áo) - Khoản trợ cấp như nhau là 80 leva nhưng khoản trợ cấp khác nhau phụ thuộc vào mỗi lần sinh: con đầu được 6 tháng, con thứ hai 7 tháng, con thứ ba là 8 tháng.

Khoản trợ cấp này được kéo dài đến khi con 3 tuổi.

1.6. Giảm thuế thu nhập:

Nhiều nước dùng thuế thu nhập để khuyến sinh bằng cách thu thuế theo từng người chứ không phải thu theo gia đình (áo, Tây Đức).

1.7. Các hình thức khuyến khích khác như:

Nhà nước còn trợ cấp cho nhà trẻ, mẫu giáo, phụ cấp cho các bữa ăn trong các trường phổ thông, xây dựng nhà trẻ, trợ giá dày dép, đồ dùng trẻ em…..

2. Khuyến khích tinh thần:

- ở Liên Xô cũ: Huy chương “Người mẹ” cho các bà mẹ có 5 con, hay hạng 4 cho bà mẹ có 6 con, hạng 3 cho bà mẹ có 7 con, hạng 2 cho bà mẹ có 8 con, hạng 1 cho bà mẹ có 9 con và tặng Huân chương Người mẹ anh hùng cho các bà mẹ có từ 10 con trở lên.

3. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ/trẻ em:

- Phụ nữ mang thai được cán bộ y tế khám miễn phí dù khám ở nhà hay ở bệnh viện (ở Hungari số lần khám trung bình cho mỗi bà mẹ mang thai là 7,4 lần).

- Hưởng nguyên lương khi nghỉ đẻ, nghỉ chăm sóc con khi đau ốm theo thứ tự và được trợ cấp thêm. Thời gian nghỉ việc phụ thuộc vào thứ tự số con.

- Khi vợ đẻ thì chồng được nghỉ 1 tháng để chăm sóc (Thuỵ Điển).

4. Chính sách khuyến sinh ở Singapore.

Chính sách ưu sinh của Singapore đã trở thành mối quan tâm đặc biệt cho các nhà nhân khẩu học khi mức sinh của nước này rất cao trong thậm kỷ 60 nhưng lại giảm xuống mức thấp hơn mức sinh thay thế trong thập kỷ 80. Chính vì vậy năm 1983 Singapore đã sửa đổi chính sách dân số từ việc hạn chế sinh thành khuyến khích sinh với mục đích là tăng cường khả năng trí tuệ của các thế hệ tương lai, điều này được thực hiện thông qua việc khuyến khích và trợ giúp đặc biệt cho các cặp vợ chồng có học vấn từ đại học trở lên để họ có thêm con.

- Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng sự chênh lệch mức sinh theo trình độ học vấn sẽ làm cho đất nước này suy yếu. Tương lai của đất nước sẽ bị đe doạ vì những hậu quả tiêu cực về gen vì những cặp cợ chồng ít học lại có nhiều con.

- Hình thức tuyên truyền: “Nếu bạn có học vấn, bạn có nghĩa vụ kết hôn và sinh đẻ” “Tài năng cho tương lai”, “80% là thông minh và 20% là giỏi”…Vấn đề ưu sinh nhằm vào các phụ nữ gốc Trung Quốc có trình độ học vấn cao học còn được hiểu là một lá chắn cho vấn đề dân tộc ở nước này.

- Chương trình hỗ trợ cho các bà mẹ tốt nghiệp đại học

- Chính phủ chủ động “làm mối” cho những người có trình độ học vấn kết hôn.

- Chương trình khuyến sinh từ năm 1987: Giảm thuế 20.000 USD chia ra trong 5 năm áp dụng cho các vợ chồng có 3 con, giảm 15% thuế thu nhập tối 10.000 USD cho các gia đình 3, hoặc 4 con, trợ cấp miễn viện phí khi sinh con thứ 3,4. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như: ưu tiên chọn trường và nhà ở, giảm thời gian chờ đợi để nhận dịch vụ nhà ở của Chính phủ từ 2 năm xuống 2 tháng, trợ cấp gửi thẻ, các phúc lợi cho nữ nhân viên Chính phủ nghỉ đẻ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẦN ĐỀ BÙNG NỔ DÂN SỐ Ở NƯỚC TA POT (Trang 47 -50 )

×