0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luật pháp và giáo dục truyền thông KHHGĐ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẦN ĐỀ BÙNG NỔ DÂN SỐ Ở NƯỚC TA POT (Trang 26 -28 )

II. Kinh nghiệm sử dụng pháp luật trong chính sách dân số

1. Luật pháp và giáo dục truyền thông KHHGĐ

Một số nội dung thông tin về KHHGĐ được coi là nhạy cảm đối với nhiều nền văn hoá. Do vậy, truyền bá những thông tin này bị luật pháp hạn chế ở nhiều nước. Lý do chủ yếu là để bảo vệ đạo đức xã hội. Do sự khác biệt lớn về văn hoá giữa các nước, nên các qui định pháp lý liên quan đến hạn chế truyền bá thông tin tránh thai cũng rất khác nhau giữa các nước. Tuy vậy các qui định này đang có xu hướng nới rộng các nội dung cần truyền tải. Năm 1965 Cộng hoà Sát đã huỷ bỏ điều luật cấm tuyên truyền các BPTT có hiệu lực từ năm 1920. Điều luật này qui định những người tuyên truyền các thông tin tránh thai công khai có thể bị phạt hành chính phạt tù.

Phổ biến thông tin KHHGĐ là nội dung trung tâm của các chương trình KHHGĐ. Cung cấp thông tin đầy đủ về tránh thai một mặt thúc đẩy mức độ sử dụng biện pháp tránh thai, mặt khác góp phần đảm bảo tính tự nguyện của KHHGĐ trên cơ sở được thông tin đầy đủ. Tuy vậy, luật pháp dưới nhiều hình thức đang điều chỉnh những nỗ lực đưa thông tin KHHGĐ đến người cần biết. Các qui định có thể đưa ra trong luật hình sự, qui định của ngành y tế hoặc luật xuất bản văn hoá phẩm. Luật pháp cần phải điều chỉnh truyền thông KHHGĐ là vì:

Thứ nhất, các qui định hạn chế truyền bá thông tin tránh thai được đưa ra nhằm bảo vệ đạo đức xã hội. Việc trao đổi thông tin tránh thai công khai có thể bị coi là không phù hợp với chuẩn mực văn hoá hiện hành. Có những trường hợp chỉ cho phép trên một số kênh nhất định, ví dụ cho phép in trong sách báo chứ không cho phép truyền tin trên phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài phát hành hoặc máy tính. Qui định này khống chế thông tin đến một số đối tượng nhất định. Các qui định hạn chế ở Tây Ban Nha và Italia dựa trên cơ sở này. Năm 1977, Tổng biên tập một tờ báo có tiếng ở Mađrit phải đưa ra toà vì đã cho bài có vài chi tiết về tránh thai. Các qui định hạn chế ở hai nước này đã được sửa đổi năm 1978. Nhiều trường hợp quảng cáo thuốc dược nhà chức trách y tế qui định chỉ được tiến hành

trong giới chuyên môn. Các qui định loại này cản trở quảng cáo thuốc tránh thai và các PTTT khác rộng rãi trong công chúng. ở Anh, quảng cáo bao cao su trên xe buýt và tàu điện ngầm mãi đến năm 1978 mới được phép.

Thứ hai, thông tin tránh thai có thể bị xem là khiêu dâm, do vậy bị chi phối bởi các qui định về khiêu dâm trong Luật xuất bản. ở ý, năm 1971 toà án tối cao ra một điều luật cho phép các tài liệu tránh thai không bị xem xét theo các tiêu chuẩn kiểm duyệt tài liệu khiêu dâm. Trong khi đó tác giả một cuốn sách về biện pháp tránh thai ở Autralia đã bị kết án là lưu hành tài liệu khiêu dâm. Mặc dù người này được tuyên bố trắng án nhưng qua vụ đó những người làm việc liên quan đến lĩnh vực này phải dè chừng hơn.

ở Anh, mặc dù có luật cấm khiêu dâm nhưng không có qui định chính thức cấm quảng cáo PTTT. Thực tế quảng cáo được tiến hành rộng rãi từ báo chí, ti vi đến tủ kính các cửa hàng. Cơ quan quản lý dược phẩm đã đưa ra một “nguyên tắc hành nghề tự nguyện” để quản lý việc quảng cáo của các cơ sở sản xuất phương tiện KHHGĐ. Năm 1971 có một qui định cấm các nhà quảng cáo giữ bất kỳ sách báo, tạp chí hay tờ rơi có miêu tả hay minh hoạ các thao tác tình dục. Các tổ chức KHHGĐ đã kịch liệt phản đối qui dịnh này vì nó hạn chế tự do thông tin về tránh thai. Tuy vậy qui định này hầu như không có ảnh hưởng gì tới truyền bá thông tin tránh thai, sách báo và tờ rơi tránh thai vẫn được tự do phân phát rộng rãi.

Vấn đề giáo dục tình dục trong trường phổ thông cũng là một nội dung mà luật pháp của nhiều nước đề cập. Sở dĩ như vậy là vì:

(1) Đây là vấn đề quyền con người. Tuyên ngôn nhân quyền 1968 đã ghi rõ: “Tất cả các cặp vợ chồng và các cá nhân có quyền…được thông tin, giáo dục và cung cấp phương tiện để làm điều này (KHHGĐ)” .

(2) Để giảm mức sinh mà thanh thiếu niên trong trường phổ thông cũng có thể góp phần.

(3) Vì sức khoẻ của vị thành niên

Khi tuổi kết hôn thực tế được nâng cao (đặc biệt ở đô thị), quan niệm về tình dục trước hôn nhân thay đổi, theo hướng tự do hơn, thì hoạt động tình dục ở thanh, thiếu niên tăng lên và do đó khả năng mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ nạo phá thai cũng tăng lên, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thanh thiếu niên.

(4) Địa vị phụ nữ: Nếu mang thai trước khi hôn nhân, ngoài ý muốn, sinh đẻ sớm phụ nữ phải bỏ học, uy tín giảm sút, tình trạng nữ thanh, thiếu niên khó khăn hơn.

Chính vì vậy giáo dục tình dục là một chương trình giáo dục bắt buộc ở một số nước Bắc Âu nhưng lại bị cấm ở nhiều nước theo đạo Hồi hoặc Thiên chúa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẦN ĐỀ BÙNG NỔ DÂN SỐ Ở NƯỚC TA POT (Trang 26 -28 )

×