Phân tích hiệu suất sử dụng TSNH.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An (Trang 43 - 49)

II. Phân tích hiệu qủa HĐKD tại Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An 1 Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH

2. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt của Công ty 1 Phân tích hiệu xuất sử dụng tài sản dài hạn.

2.2. Phân tích hiệu suất sử dụng TSNH.

Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An là Công ty chuyên sử dụng và cung cấp các sản phẩm Inox, gỗ và kính cao cấp phục vụ cho trang trí nội thất và xây dựng dân dụng. Do đặc điểm kinh doanh như vậy nên TSNH tại Công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản. Vì vậy, việc sử dụng hợp lý TSNH có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển của Công ty.

Hiệu suất sử dụng TSNH được đánh giá qua các chỉ tiêu: số vòng quay TSNH, số ngày một vòng quay TSNH. Công ty không có các khoản đầu tư ngắn hạn nên TSNH trong trường hợp này được xác định dựa vào khoản mục “ Tài sản ngắn hạn” trong bảng cân đối kế toán của Công ty. Dựa vào các chỉ tiêu ta lập bảng phân tích TSNH như sau:

Bảng 2.7. Bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSNH

( Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng phân tích trên ta thấy, hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty năm 2007 có tăng hơn năm 2006 nhưng sang năm 2008 lại giảm đi, cụ thể: Nếu năm 2006, cứ một đồng TSNH bình quân đầu tư vào HĐSXKD tạo ra được 0,32 đồng DTT, đến năm 2007 con số này tăng lên 0,87 đồng, tăng 0,55 đồng so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 giảm xuống còn 0,67 đồng, giảm 0,2 đồng, tương ứng giảm 22,99% so với năm 2007. Số vòng quay TSNH năm 2007 tăng lên đã

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 +/- % +/- % DTT Đồng 2.420.141.012 9.423.151.160 11,565,432,544 +7.003.010.148 +289,36 +2.142.281.380 +22,734 TSNH b/q Đồng 7.536.391.701 10.807.436.588 17.221.707.128 +3.271.044.879 +43,4 +6.414.270.504 +59,35 HTSNH Vòng/kỳ 0,32 0,87 0,67 +0,55 +171,88 -0,2 -22,99 NTSNH Ngày/vòng 1121,05 413,79 537,31 -707,26 -63,06 +123,52 +29,85

707,26 ngày so với năm 2006. Sang năm 2008 một vòng quay TSNH lại tăng lên 531,31 ngày. Đây là dấu hiệu không tốt đối với Công ty trong HĐKD.

Để thấy được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu suất sử dụng TSNH như thế nào ta cần đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng thông qua chỉ tiêu:

Doanh thu thuần

TSNH bình quân

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu số vòng quay TSNH.

* Năm 2007 so với 2006:

- DTT tăng lên 7.003.010.148 đồng làm cho HTSNH tăng lên: 9.423.151.160 2.420.141.012

7.536.391.701 7.536.391.701

- TSNH tăng lên 3.271.044.879 đồng làm cho HTSNH giảm đi: 9.423.151.160 9.423.151.160

10.807.436.588 7.536.391.701

Tổng mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố DTT và TSNH đến chỉ tiêu HTSNH: (+ 0,93) + (- 0,38) = + 0,55 (vòng/kỳ)

Qua đó Công ty đã tiết kiệm một lượng TSNH: DTT1 x (NTSNH1 – NTSNH0)

360 9.423.151.160 x (413,79 – 1121,05)

360 * Năm 2008 so với 2007:

- DTT tăng lên 2.142.281.380 đồng làm cho HTSNH tăng lên:

11.565.432.544 _ 9.423.151.160 = + 0,198 (vòng/kỳ) HTSNH = _ = + 0,93 (vòng/kỳ) _ = - 0,38 (vòng/kỳ) ΔV = = - 18.512.827.471 đồng

10.807.436.588 10.807.436.588

- TSNH tăng lên 6.414 207.504 đồng làm cho HTSNH giảm đi: 11.565.432.544 11.565.432.544

17.221.707.128 10.807.436.588

Tổng mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố DTT và TSNH đến chỉ tiêu HTSNH: (+ 0,198) + (- 0,398) = - 0,2 (vòng/kỳ)

Qua đó Công ty đã lãng phí một lượng TSNH: 11.565.432.544 x (537,31 – 413,79)

360 Từ các tính toán trên ta thấy:

Năm 2007 so với năm 2006 do DTT tăng nhiều hơn nên tác động mạnh hơn đến HTSNH và làm cho HTSNH tăng 0,55 vòng/ kỳ. Do đó, đã tiết kiệm một lượng TSNH là 18.512.827.471 đồng.

Năm 2008 so với năm 2007: Giá trị TSNH tăng nhiều hơn DTT nên tác động mạnh hơn đến HTSNH và đã làm cho HTSNH giảm 0,2 vòng/ kỳ. Trong năm 2008 Công ty đã lãng phí một số TSNH là 3.968.228.409 đồng.

Như vậy, HTSNH của Công ty năm 2007 có xu hướng tăng lên so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 chỉ tiêu nàylại giảm đi. Điều này cho thấy trong ba năm qua việc quản lý và sử dụng TSNH có chuyển biến phức tạp, đặc biệt trong khâu quản lý và sử dụng các chỉ tiêu HTK và các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty, ta đi sâu và xem xét việc phân bổ trong khâu dự trữ, khả năng thu hồi nợ của Công ty qua các chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu (HPT):

Bảng 2.8. Bảng phân tích hiệu suất sử dụng HTK và khoản phải thu.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007

_

= - 0,398 (vòng/kỳ)

DTT Đồng 2.420.141.012 9.423.151.160 11,565,432,544 + 7.003.010.148 +289,36 +2.142.281.380 +22,734 GVHB Đồng 1.875.212.275 7.793.155.775 8.543.676.545 +5.917.943.550 +315,59 +750.520.770 +9,63 PT b/q Đồng 1.171.198.793 4.509.569.067 7.087.132.931 +3.338.370.274 +285,04 +2.577.563.864 +57,16 HTK b/q Đồng 3.760.884.239 5.402.536.151 8.765.456.554 +1.641.678.912 +43,65 +3.362.893.403 +62,24 HPT Vòng/kỳ 2,07 2,09 1,63 +0,02 +0,97 -0,46 -22,01 NPT Ngày/vòng 174,23 172,28 220,6 -1,95 -1,12 +48,32 +28,05 HTK Vòng/kỳ 1,29 1,44 0,97 +0,15 +11,63 -0,47 -32,64 NTK Năm 278,94 249,57 369,35 -29,37 -10,53 +119,78 +47,99 ( Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng HTK và các khoản phải thu chiếm tỷ lệ rất lớn trong TSNH. Khoản phải thu năm 2006 chiếm 13,49%, năm 2007 chiếm 23,49%, đến năm 2008 chiếm 24,05% trong tổng TSNH; HTK năm 2006 chiếm tỷ lệ rất lớn 44,07%, sang năm 2007 giảm xuống còn 28,14% và năm 2008 chiếm 29,74% trong tổng TSNH. Số vòng quay của HTK và khoản phải thu Năm 2007 đều tăng so với năm 2006 nhưng tỷ lệ này rất nhỏ, cụ thể: HTK

tăng 0,15 vòng/ kỳ, còn HPT tăng 0,2 vòng/ kỳ; tương ứng làm cho số ngày một vòng quay của HTK và khoản phải thu giảm xuống: NPT giảm 1,95 ngày/ vòng, còn NTK giảm 29,37 ngày/ vòng. Đây là một dấu hiệu khả quan của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bước sang năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, bên cạnh đó phân xưởng sản xuất kính cao cấp của Công ty hoàn thành đi vào hoạt động thu hút nhiều đơn đặt hàng nên lượng nguyên vật liệu mua vào tăng lên, và trong thời gian này Công ty cũng đã hoàn thành xong một số đơn đặt hàng inox quy mô lớn nên làm cho tỷ trọng HTK tăng lên đáng kể, do đó làm cho HTK giảm xuống còn 0,9 vòng/ kỳ, tương ứng số ngày một vòng quay HTK tăng lên 119,78 ngày/ vòng so với năm 2007. Đồng thời trong năm 2008, HPT cũng giảm xuống còn 1,63 vòng/ kỳ, làm cho một vòng quay khoản phải thu tăng lên 220,6 ngày, nhiều hơn năm 2007 119,78 ngày. Nguyên nhân là do Công ty đã sử dụng chính sách tín dụng thương mại để kích

thích tiêu thụ làm cho tỷ trọng khoản phải thu tăng lên. Trong những năm tiếp theo, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì sẽ bất lợi cho Công ty vì các khoản nợ này có thể trở thành nợ quá hạn hay nợ khó đòi, khi đó khả năng thanh toán của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Thông qua bảng cân đối kế toán của Công ty ta thấy nợ phải trả tăng lên qua các năm, từ 8.172.598.857 đồng năm 2006 lên 14.605.909.274 đồng năm 2007 và 21.817.400.464 đồng năm 2008 trong tổng nguồn vốn. Trong năm 2007 Công ty đã tăng cường vay dài hạn để đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị cho phân xưởng sản xuất kính cao cấp; sang năm 2008 Công ty đã tăng vay ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu ngắn hạn tại đơn vị như: Trả lương cho công nhân viên, thanh toán các khoản nợ đến hạn, thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác…

Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ và thanh toán ta đi so sánh các khoản phải trả biến động qua các năm như sau:

Tỷ lệ các khoản phải thu Tổng số nợ phải thu so với các khoản phải trả Tổng số nợ phải trả + Năm 2006 : 1.171.198.793 8.172.598.857 + Năm 2007 : 4.509.569.067 14.605.9.9.274 + Năm 2008 : 7.087.132.931 21.817.400.464

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả tăng lên từ 14,33% năm 2006 lên 30,87% năm 2007 và đến năm 2008 là 32,48%, điều này cho thấy khoản vốn của Công ty bị chiếm dụng có chiều hướng tăng lên, nhưng tỷ lệ này điều nhỏ hơn 100% nên số vốn của Công ty đi chiếm dụng các đơn vị khác nhiều hơn so với bị khách hàng chiếm dụng.

x 100%

x 100% = 30,87% x 100% = 32,48%

=

Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét, đánh giá và phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán thì chưa được đầy đủ, do đó cần phải xác định tính chất, thời gian, nguyên nhân các khoản nợ phải thu, phải trả cũng như biện pháp mà Công ty đang áp dụng để thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ dựa trên cơ sở các tài liệu thực tế khác thì mới có thể đánh giá được một cách chính xác hơn.

* Đối với hàng tồn kho : Số vòng quay HTK của Công ty ba qua năm là rất thấp, cụ thể năm 2006 là 1,29 vòng/ kỳ, năm 2007 tăng lên 1,44 vòng/ kỳ, nhưng đến năm 2008 hạ xuống chỉ còn 0,97 vòng/ kỳ; tương ứng làm cho số ngày một vòng quay tư 278,94 ngày/ vòng năm 2006 xuống còn 249,57 ngày/vòng, sau đó lại tăng lên 369,35 ngày/ vòng năm 2008. Đây là một dấu hiệu báo động đối với Công ty. Nguyên nhân của việc tăng HTK làm cho hiệu suất sử dụng HTK giảm là do trong năm 2008 Công ty đã tăng dự trữ nguồn vật liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Đồng thời năm 2008 vừa qua nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng nên Công ty đã bị ảnh hưởng, các đơn đặt hàng từ phía khách hàng với Công ty cũng giảm đi đáng kể nên sản phẩm làm ra không thể bán được phải nằm lại trong kho. Do đó làm cho lượng hàng tồn kho tăng lên.

* Đối với khoản phải thu: HPT tương tự như HTK, cũng tăng lên ở năm 2007 sau đó hạ xuống năm 2008. Cụ thể, năm 2007 số vòng quay nợ phải thu đạt 2,09 vòng/ kỳ, tăng hơn năm 2006 0,02 vòng/ kỳ, tương ứng làm cho số ngày một vòng quay giảm 1,95 ngày/ vòng. Sang năm 2008, HPT chỉ còn 1,63 vòng/ kỳ và một vòng quay mất 220,6 ngày, tăng 48,322 ngày so với năm 2007. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do Công ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại. Tuy nhiên, Công ty cần có chính sách bán hàng linh hoạt hơn như cho khách hàng hưởng chiết khấu để kích thích khách hàng thanh toán sớm và đúng thời hạn, khi đó sẽ giảm bớt các khoản phải thu. Có như vậy mới đẩy

nhanh tốc độ lưu chuyển HTK và các khoản phải thu, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w