0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Việc tổ chức thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (Trang 36 -40 )

I. Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng

3. Việc tổ chức thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào Đà Nẵng

lượng vốn FDI được thực hiện còn rất thấp.

- Công nghệ của nhiều dự án FDI còn quá cũ, lạc hậu, thiếu đồng bộ trong khi đó giá nhập bị đẩy lên cao ít nhất là 20%.

Nguyên nhân của các hạn chế nói trên:

- Về khách quan Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng chua phải là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây trở ngại lớn đối với các dự án làm hàng xuất khẩu. Do vậy, dòng FDI sẽ chảy các vào nước ASEAN khác mạnh hơn.

Thêm vào đó khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm giảm dòng FDI vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng từ năm 1997 đến nay.

- Về chủ quan, cơ chế, luật pháp, chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài chưa hoàn thiện. Công tác tổ chức, thủ tục hành chính còn phiền hà, không khuyến khích các nhà đầu tư

3. Việc tổ chức thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào Đà Nẵng Nẵng

3.1 Công tác tổ chức để thu hút FDI 3.1.1 Các hình thức thu hút FDI

Hiện nay FDI vào Việt Nam được thức hiện qua các hình thức : sau đây:

- Doanh nghiệp liên doanh;

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; - Các phương thức phương thức đầu tư BOT, BTO. BT.

3.1.2 Phân bỗ các dự án FDI vào các KCN và KCX

Để phát triển công nghiệp có hiệu quả, các chính phủ đều khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các khu công nghiệp. Có thể chia khu công nghiệp thành 3 loại:

- Khu công nghiệp thông thường là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp và thực

hiện các dịch vụ, không có dân cư sinh sống do Chính Phủ hoạt Thủ Tướng Phủ quyết định thành lập.

- Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, do Chính Phủ hoạt Thủ Tướng chính phủ quyết định thành lập.

- Khu công nghiệp cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp có kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu – phát triển khoa học công nghệ - đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định do Chính Phủ hoạt chính Phủ Thủ thủ Tướng thành lập.

Hiện nay thành phố Đà Nẵng có 4 KCN trong đó có 1 khu chế xuất đã và đang hoạt động gồm: KCN Đà Nẵng, KCN Hoà Khánh, KCN Liên Chiểu và KCX An Đồn, với tổng diện tích đất khoảng 1.129 ha nằm ở các vị trí rất thuận lợi. Cơ sở hạ tầng các KCN đang được hoàn thiện nhằm đáp ứng các điều kiện cơ bản của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, thành phố đang tích cực xây dựng các KCN mới: KCN Hoà Cầm, khu dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng (Thọ Quang) và các cụm công nghiệp nhỏ ở các quận, huyện

Trong 4 khu công nghiệp nói trên, tính đến cuối năm 2002 các KCN trên đã đi vào hoạt động, đồng thời đã thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng vẫn còn rất hạn chế

Tình hình trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể khái quát thành các nguyên nhân sau đây:

- Kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp được xây dựng rất chậm và thiếu đồng bộ, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án nằm trong khu công nghiệp. Ví dụ, ngoài khu công nghiệp còn thiếu đường giao thông, cầu… làm hạn chế vận chuyển sản phẩm và vật tư ra và khu công nghiệp. Do vậy, nhiều dự án FDI không muốn vào khu công nghiệp. Nếu gò ép thì họ sẵn sàng từ bỏ dự án.

- Chi phí điện, nước dịch vụ kỹ thuật của khu công nghiệp quá cao. Hơn nữa lại có quá nhiều các loại lệ phí và phí. Điều này cũng tạo nên tâm lý không muốn đầu tư vào các khu công nghiệp.

Tóm lại, thu hút các dự án FDI vào các khu công nghiệp là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn nhằm phát triển nhanh nền công nghiệp thành phố, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại Đất Nước. Tuy nhiên, do các nguyên nhân nói trên mà các dự án FDI vào các khu công nghiệp còn ít, diện tích của nhiều khu công nghiệp còn bị bỏ trống. Điều này chứng tỏ rằng việc phát triển của các khu công nghiệp của ta chưa đủ sức thu hút các dự án, do đó làm giảm nhịp độ vốn đầu tư của FDI vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong thời gian gần đây.

Do vậy, việc thu hút FDI vào Đà Nẵng trong những năm tới, chúng ta không thể không cải tiến cơ chế hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất.

3.1.3. Thủ tục hành chính trong việc thu hút FDI

Thủ tục hành chính trong việc thu hút FDI gồm nhiều vấn dề. Trong phạm vi đfề tài này chúng tôi đề cập tới vấn đề cấp giấy phép và các thủ tục hành chính khác.

Điều đáng chú ý là thủ tục hành chính của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài mặc dù đã có nhiều cải tiến, song cho dù đến nay vẫn còn rất phức tạp, làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn tại Việt Nam. Điều này được thể hiện qua các vấn đề sau:

- Thủ tục cấp giấy phép đầu tư đã và đang là vấn đề trở ngại đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thời gian thẩm định một dự án thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí dài hơn. Có quá nhiều cơ quan có quyền buộc nhà đầu tư phải trình dự án để họ xem xét, nghiên cứu. Các nhà đầu tư nước ngoài phản ánh rằng: Để có giấy phép đầu tư họ phải qua trung bình là 12 cửa, có dự án phải qua 16 cửa. Thêm vào đố, việc chuẩn bị dự án bên Việt Nam thường làm sơ sài, khi đàm phán phải sửa đổi,bổ sung nhiều lần, gây mất thời gian các thủ tục về haỉo quan cũng còn gây không ít khó khăn cho hoạt đôịng của các nhà đầu tư. Tình trạng gửi hàng kiểm tra quá lâu, túy tiện tịch thu hàng hoá, gây khó khăn và những tiêu cực khác của các nhân viên hải quan đang là cản trở lớn của của việc thu hút FDI. Việc làm thủ tục hải quan ở các cửa khẩu tiến hành rất chậm, thường mất từ 10 – 15 ngày, thậm chí lâu, nhất là ở khâu kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa trước khi nhập khẩu. Điều này làm giảm chất lượng hàng nhập và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

Những vướng mắc trên bắt đầu từ những quy định chồng chéo của nhiều cơ quan quản lý nhà nước và thiếu sự cụ thẻ, chi tiết của các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành đối với hoạt động xuất, nhập khẩu. Mặc dù đã có các luật thuế, nhưng thủ tục thực hiện luật thuế này vẫn còn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện ở các điẻm sau đây:

- Cùng một mặt hàng nhập khẩu, nhưng hải quan Việt Nam có thể áp dụng nhiều thuế suất khác nhau làm cho doanh nghiệp không biết trước được mức thuế phải nộp để tính vào giá thành sản xuất và ký hợp đồng làm sản phẩm. Đặc biệt, hệ thống phân loại thuế theo tiêu chuẩn SKD, CKD, IKD ( tiêu chuẩn riêng của Việt Nam ) gây khó khăn rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi nhập các linh kiện, phụ tùng máy móc, thiết bị.

- Thời hạn hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu là quá ngắn. Nhiều doanh nghiệp phàn nàn vè việc họ không được hoàn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu bị hư hỏng, hoặc nguyên liệu nhập khẩu về không phù hợp với nhu cầu sản xuất phải

huỷ bỏ cũng như các vật tư tiêu hao hoàn toàn trong sản xuất hàng xuất khẩu như hoá chất phủ bề mặt, chất tẩy khuôn …

Ngoài ra, hiện nay ta có quá nhiều các loại lệ phí và phí. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có 200 loại lệ phí và phí đang được thực hiện. Điều này gây cho nhà đầu tư cảm thấy phải đóng quá nhiều loại thuế. Thủ tục xuất – nhập khẩu quá phức tạp và mất nhiều thời gian do chủ đầu tư phải đóng “ chạy đi chạy lại ” nhiều cơ quan để xin ý kiến ( Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ , Môi trường, Bộ quản lý ngành …). Nhất là khi hàng nhập có sự thay đổi so với giải trình kinh tế - kỹ thuật ban đầu hoặc so với giấy phép nhập khẩu đã được cấp để phù hợp với điều kiện thị trường đã thay đổi thì sự “chạy đi chạy lại ” của chủ đầu tư càng nhiều lần hơn, mệt mỏi hơn, tốn kém hơn.

Hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài yêu cầu các liên doanh muốn vay vốn phải có bản lãnh của ngân hàng nhà nước đối với phần vốn của bên Việt Nam khi tham gia liên doanh. Ngày 17-06-1997, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 3031/KTTH giao cho Ngân hàng nhà nước bảo lãnh hoặc chỉ định ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh vai vốn nước ngoài đối với phần vốn bên Việt Nam tham gia liên doanh và cho liên doanh được quyền thế chấp tài sản có nguồn gốc từ vốn vay. Song thủ tục bảo lãnh vay vốn còn quá phiền hà và có nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tốn nhiều thời gian, phải qua nhiều cấp, nhiều ngành giải quyết, thậm chí có khi phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ mới giải quyết được. Hơn nữa, mỗi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép mở tài khoản vay tại ngân hàng nước ngoài. Điều này làm cho nhà đầu tư gặp khó khăn trong thanh toán và dễ gặp rủi ro. Đây cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư nước ngoài ngại liên doanh với các đối tác Việt Nam.

Thủ tục cấp đất còn quá phức tạp và kéo dài. Muốn thuê đất, phải thực hiện đo đất tới 3 lần. Còn để được cấp giấy quyền sử dụng đất phải qua 11 cơ quan với nhiều chữ ký của lãnh đạo các cơ quan. Thời hạn giao đất kéo dài vài ba năm, thậm chí có dự án đến 5 năm do việc đền bù giải toả chậm trễ.

Phần lớn các địa phương chưa có quy hoạch chi tiết sử dụng mặt bằng đất đai, nên không thể cấp ngay chứng chỉ quy hoạch cho các chủ đầu tư để tiến hành các công việc tổ chức xây dựng các công trình của dự án.

Việc phân công trách nhiệm và trình tự thẩm định thiết kế xây dựng chưa rõ ràng. Để hội đồng quy hoạch kiến trúc đô thị chấp thuận thiết kế kỹ thuật, chủ đầu tư phải đi lại từ 10-17 lần trong khoản thời gian vài ba tháng.

Việc áp dụng quy chế đấu thầu hiện hành còn làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án. Cụ thể, để thực hiện các bước đấu thầu và

được các cơ quan có liên quan chấp thuận, mỗi doanh nghiệp mất tới khoảng 6 tháng mới hoàn thành xong thủ tục đấu thầu.

Ở các địa phương, chúng ta vẫn chưa đảm bảo được kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN. Một số khu vực nhà nước cung cấp nước, nước sạch … nhưng thủ tục triển khai rất phức tạp, phiền hà, chủ đầu tư phải đi lại nhiều lần nhưng không được trả lời rõ ràng. Phần lớn các doanh nghiệp muốn có điện, nước đúng tiến độ theo yêu cầu thì phải ứng vốn trước để làm kết cấu hạ tầng. Điều này làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (Trang 36 -40 )

×